Tư tưởng “Thà ít mà tốt” với việc sáp nhập, tinh gọn bộ máy hệ thống chính trị
Trong quá trình xây dựng hệ thống chính quyền Xô viết, V.I.Lenin đã nhấn mạnh phương châm “Thà ít mà tốt”. Đó là một cống hiến lý luận sâu sắc của Người về xây dựng nhà nước, cũng là di huấn chính trị có ý nghĩa quốc tế đối với các Đảng Cộng sản đang lãnh đạo chính quyền hiện nay.
Thực tiễn sau 5 năm Cách mạng Tháng Mười thành công, Đảng Bolshevik Nga đứng đầu là Lenin, đã lãnh đạo đất nước Xô viết giành được nhiều thành tựu trên các lĩnh vực. Tuy nhiên, với thái độ thẳng thắn, dám nhìn thẳng vào những yếu kém, khuyết điểm của tổ chức, bộ máy chính quyền nhà nước, Lenin phải thốt lên rằng: “Tình hình bộ máy nhà nước của ta rất đáng buồn, nếu không muốn nói là rất tồi tệ, đến nỗi trước hết chúng ta phải suy nghĩ nghiêm chỉnh xem nên khắc phục những khuyết điểm của bộ máy ấy như thế nào”. Những trăn trở của Lênin đã thôi thúc Người viết tác phẩm “Thà ít mà tốt”, trong đó tập trung vào vấn đề cải tiến hệ thống chính trị nước Nga Xô viết để đáp ứng yêu cầu thực tiễn trong nước cũng như quốc tế đang đặt ra ở thời kỳ đó.
Theo Lenin, nguyên nhân của tình trạng yếu kém, khuyết điểm là: “Từ trước đến nay, chúng ta có quá ít thời gian để nghĩ đến và chú trọng đến chất lượng của bộ máy nhà nước của chúng ta”. Hơn nữa, tình trạng đó còn do quá trình cải tiến bộ máy không hiệu quả, “thậm chí còn vô ích, hay thậm chí còn có hại là khác”. Ngoài ra, các nước đế quốc sau thất bại trong nội chiến và can thiệp quân sự vào nước Nga lại tăng cường phá hoại những thành quả xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước Nga Xô viết.
Khi tiến hành cải cách, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Lenin yêu cầu phải tuân theo quy tắc “Thà ít mà tốt” để đạt được mục đích “xây dựng một nước cộng hòa thật sự xứng danh là nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Xô viết”. Người cũng dự liệu, việc thực hiện quy tắc này và vận dụng được nó vào tình hình thực tế của đất nước sẽ gặp vô vàn khó khăn, trở ngại, với “muôn nghìn ngõ ngách”. Do đó, đòi hỏi những người cộng sản phải dũng cảm nhìn vào sự thật, “phải tỏ ra kiên trì phi thường” để hướng đến “xây dựng được một nhà nước Xô viết phải gọn nhẹ, có hiệu lực”, “thực sự trong sạch và gương mẫu”.
Lenin đã chọn khâu đột phá trong cải cách, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước là Bộ Dân ủy thanh tra công nông, coi cơ quan này là “trung tâm của hệ thần kinh”, mà nếu tác động đến nó sẽ làm rung chuyển toàn thể bộ máy nhà nước. Thực hiện phương châm “Thà ít mà tốt”, Người yêu cầu: “... phải vĩnh viễn vứt bỏ ngay tất cả những tiêu chuẩn chung về số lượng nhân viên của các cơ quan thuộc bộ ấy. Chúng ta phải lựa chọn đặc biệt cẩn thận những cán bộ của Bộ Dân ủy thanh tra công nông, căn cứ vào một sự kiểm tra nghiêm ngặt nhất, chứ không khác được”.
Trong các yếu tố nội lực, Lenin đặc biệt coi trọng yếu tố quyết định đến đổi mới, tinh gọn bộ máy và nâng cao hiệu quả hoạt động của bộ máy nhà nước chính là con người. Lenin đưa ra những chỉ dẫn: Nên tập trung chọn vào bộ máy nhà nước những cán bộ có kinh nghiệm đặc biệt là về công tác quản lý; cử người có năng lực và tận tâm sang Đức hay Anh để tham khảo; tổ chức soạn sách giáo khoa về công tác tổ chức bộ máy nhà nước và nghiên cứu về vấn đề này.
Một trong những điều kiện, yêu cầu cơ bản trong đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước được Lenin nêu ra là ưu tiên các thành phần trong bộ máy nhà nước mới phải có trình độ tri thức. Người chỉ rõ: “Muốn đổi mới bộ máy nhà nước của chúng ta, phải cố hết sức tự đặt cho mình nhiệm vụ sau đây: Một là học tập, hai là học tập, ba là học tập mãi, và sau nữa, phải làm sao cho học thức ở nước ta không nằm trên giấy hoặc là một lời nói theo mốt nữa...”, tức là phải gắn tri thức, lý luận vào hoạt động thực tiễn công tác, quản lý.
Trong quá trình cải cách, sắp xếp tổ chức bộ máy nhà nước, Lenin cho rằng, cần nghiêm túc thực hiện công tác thanh tra, kiểm tra để phát hiện, sáng tạo ra cái mới, cái tốt hơn. Đồng thời, qua đó thanh lọc khỏi bộ máy nhà nước những kẻ quan liêu, tham nhũng, ăn hối lộ, gây lãng phí và những phần tử lạc lõng khác. Lenin nhấn mạnh: “Phải nghĩ đến chuyện kiểm tra lại những chủ trương mà chúng ta tuyên bố hàng giờ, quyết định hàng phút, rồi từng giây chứng minh tính chất không vững chắc, không kiên định và khó hiểu của những chủ trương đó”. Đó là tinh thần của những người cộng sản để tránh chủ quan, tự mãn với các quyết định, chủ trương của mình đã ban hành trong sắp xếp, tinh gọn bộ máy.
Từ bài học về sự kết hợp giữa Bộ Dân ủy ngoại giao với cơ quan đối ngoại của Đảng trên thực tế, Lenin đã đặt ra những câu hỏi: “Làm thế nào có thể kết hợp được một cơ quan Đảng với một cơ quan chính quyền Xô viết?”, rồi Người tự trả lời: “Tại sao lại không kết hợp hai loại cơ quan đó lại khi lợi ích của công việc đòi hỏi phải làm như thế?... Phải chăng sự kết hợp linh hoạt của yếu tố chính quyền với yếu tố Đảng lại không phải là một nguồn sức mạnh phi thường trong chính sách của chúng ta? Tôi tin rằng điều gì đã được chứng thực là đúng...”.

Lãnh tụ V.I.Lenin. Ảnh: The Collector
Lenin cho rằng “có thể hợp nhất một cách độc đáo bộ máy kiểm tra của Đảng với bộ máy kiểm tra của chính quyền”. Người luận giải các căn cứ thực hiện sự hợp nhất giữa tổ chức bộ máy cơ quan nhà nước với cơ quan Đảng cùng cấp là bởi, “trên thực tế có sự kết hợp vô cùng có ích giữa Bộ Dân ủy ngoại giao với cơ quan ngoại giao của Đảng”; sự kết hợp của yếu tố chính quyền với yếu tố Đảng tạo ra một nguồn sức mạnh phi thường và “vì lợi ích của công việc đòi hỏi cần hợp nhất một cách độc đáo giữa bộ máy kiểm tra của Đảng với bộ máy kiểm tra của chính quyền”. Đó là điều bảo đảm duy nhất cho một hoạt động có kết quả.
Những tư tưởng, quan điểm “Thà ít mà tốt” của Lenin về đổi mới, cải cách, sắp xếp tổ chức tinh gọn bộ máy nhà nước Xô viết đến nay vẫn sống động bởi những giá trị lý luận sâu sắc và tính định hướng có ý nghĩa thực tiễn.
Từ sau Đại hội Đảng lần thứ VI (tháng 12-1986), Đảng ta đã ban hành tổ chức thực hiện nhiều nghị quyết về đổi mới, kiện toàn tổ chức, bộ máy của hệ thống chính trị gắn với tinh giản biên chế, cải cách tiền lương và thu được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị vẫn còn cồng kềnh, nhiều tầng nấc, nhiều đầu mối trung gian; chức năng, nhiệm vụ của một số tổ chức trên một số lĩnh vực còn chồng chéo; phân định trách nhiệm, phân cấp, phân quyền chưa đồng bộ, hợp lý; hiệu lực, hiệu quả vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu, nhiệm vụ...

Hiện nay, Đảng ta đang tiến hành cuộc cách mạng nhằm đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh, gọn, mạnh, hoạt động hiệu năng, hiệu lực, hiệu quả. Đây là yêu cầu tất yếu, là chủ trương đúng đắn của Đảng ta trong giai đoạn hiện nay. Để thực hiện thắng lợi những quyết sách lịch sử của Đảng, cần sự tham gia của toàn Đảng, toàn dân và cả hệ thống chính trị. Vì vậy, mỗi cán bộ, đảng viên và nhân dân phải quán triệt sâu sắc, thực hiện nghiêm túc để góp phần xây dựng bộ máy của hệ thống chính trị thật sự trong sạch, vững mạnh, đưa đất nước ta phát triển phù hợp với sự thay đổi của thời đại, bước vào kỷ nguyên mới với vị thế và tầm vóc mới trên trường quốc tế.

Thành phố Thanh Hóa trao giải cuộc thi chính luận Bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng
Chiều ngày 13/6, Ban Chỉ đạo 35 Thành ủy thành phố đã Thanh Hóa tổ chức hội nghị tổng kết và trao giải cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn thành phố năm 2025. Sau gần 6 tháng triển khai, đã có 1.800 bài tham gia dự thi.

Thành phố Thanh Hóa tổ chức Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng năm 2025
Cuộc thi chính luận bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa năm 2025 được tổ chức nhằm tiếp tục khẳng định vai trò quan trọng của công tác bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, đấu tranh phản bác quan điểm sai trái, thù địch trong tình hình mới. Nhận thức rõ ý nghĩa và tầm quan trọng của cuộc thi, thành phố Thanh Hóa đã xây dựng kế hoạch, triển khai Cuộc thi chính luận về bảo vệ nền tảng tư tưởng năm 2025 cấp thành phố một cách bài bản, nghiêm túc, qua đó lựa chọn những tác phẩm xuất sắc nhất gửi tham gia cuộc thi cấp tỉnh.

Tăng tốc hoàn thành mục tiêu xây dựng nhà ở cho hộ nghèo
Cuộc vận động động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh trong 2 năm 2024 – 2025 đang bước vào giai đoạn nước rút. Để hoàn thành mục tiêu đến ngày 31/10/2025 cơ bản hoàn thành xóa nhà tạm, nhà dột nát trên địa bàn tỉnh, tỉnh Thanh Hóa đang tiếp tục tập trung huy động sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị, lực lượng vũ trang cùng các doanh nghiệp và người dân địa phương tham gia giúp đỡ về ngày công, tinh thần, vật chất để giúp các hộ nghèo có nơi an cư, lạc nghiệp.

Trường Chính trị Tỉnh vận dụng tư tưởng Hồ Chí Minh trong công tác đào tạo bồi dưỡng cán bộ
"Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã sớm nhận thấy vị trí, vai trò, tầm quan trọng của cán bộ trong sự nghiệp cách mạng. Người khẳng định: "Cán bộ là cái gốc của mọi công việc. Vì vậy, huấn luyện cán bộ là công việc gốc của Đảng". Đối với công tác cán bộ, Người đã để lại cho chúng ta những chỉ dẫn sâu xắc, chu đáo về từng mặt, từ mục đích, động cơ học tập đến nội dung, phương pháp huấn luyện, đào tạo; từ việc mở lớp đến việc dạy và học. Người nói rõ, học để làm việc, làm người rồi mới để làm cán bộ. Trước tiên, học để đáp ứng công việc, công việc thì ngày càng mới, càng khó, cho nên việc học là suốt đời…."

Thạch Thành khai thác tiềm năng, phát triển du lịch
Nhằm phát huy lợi thế về tài nguyên thiên nhiên và nhân văn phong phú, trong những năm qua, Đảng bộ huyện Thạch Thành, tỉnh Thanh Hoá đã tăng cường công tác lãnh đạo, triển khai nhiều chương trình, kế hoạch, đề án phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội, chuyển dịch cơ cấu kinh tế, từng bước tăng tỷ trọng ngành du lịch - dịch vụ trong cơ cấu phát triển kinh tế của địa phương.

Đảng bộ Kiểm toán nhà nước - Vươn mình cùng đất nước
Kiến nghị xử lý tài chính 281.808 tỷ đồng; kiến nghị rà soát để hủy bỏ hoặc thay thế sửa đổi, bổ sung 1.048 văn bản không hoặc chưa phù hợp nhằm bịt lỗ hổng tránh thất thoát lãng phí; tỷ lệ thực hiện kiến nghị kiểm toán bình quân trong cả nhiệm kỳ là 81%, cao hơn so với bình quân của nhiệm kỳ trước; đề xuất thay đổi nhiều cơ chế chính sách quản lý thông qua công tác kiểm toán, đặc biệt là qua các cuộc kiểm toán chuyên đề. Một nhiệm kỳ với nhiều tác động ảnh hưởng không nhỏ đến việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ, song Đảng ủy kiểm toán nhà nước đã tập trung lãnh đạo toàn ngành đoàn kết thống nhất hoàn thành xuất sắc toàn diện Nghị quyết đại hội Đảng bộ nhiệm kỳ 2020 - 2025, tiếp tục khẳng định niềm tin, vị trí, vai trò là công cụ hữu hiệu của Đảng và Nhà nước trong kiểm tra kiểm soát việc quản lý sử dụng tài chính công, tài sản công và phòng chống tham nhũng lãng phí tiêu cực.

Vai trò nòng cốt của Bí thư Chi bộ trong xây dựng Đảng ở cơ sở
Trong hệ thống chính trị ở cơ sở, Chi bộ Đảng là nơi trực tiếp lãnh đạo và tổ chức thực hiện các nghị quyết, chủ trương, chính sách của Đảng. Trong đó, Bí thư Chi bộ chính là hạt nhân nòng cốt trong công cuộc xây dựng Đảng vững mạnh từ cơ sở. Thanh Hóa hiện có hơn 4.300 Bí thư Chi bộ ở khu dân cư. Là cầu nối gắn kết ý Đảng – lòng dân ở cơ sở, hầu hết các Bí thư Chi bộ đều tâm huyết, trách nhiệm, gương mẫu, đi đầu, thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ tại địa phương.

Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh Thanh Hoá học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh
Tháng 02 năm 2025, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh được thành lập theo Quyết định của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Thanh Hoá, trên cơ sở kết thúc hoạt động của Đảng bộ Khối Cơ quan và Doanh nghiệp tỉnh, gồm 22 tổ chức cơ sở Đảng trực thuộc với 904 đảng viên. Kế thừa truyền thống và những kết quả đã đạt được, Đảng bộ các cơ quan Đảng tỉnh đã triển khai thực hiện Chỉ thị số 05 của Bộ Chính trị “Về đẩy mạnh học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh” bằng những chương trình, kế hoạch hành động cụ thể, xuyên suốt các nhiệm kỳ, từng năm công tác và đạt được nhiều kết quả quan trọng.

Thực hành tiết kiệm
Trân trọng giới thiệu bài viết "Thực hành tiết kiệm" của Tổng Bí thư Tô Lâm.

Trao giải sáng tác, quảng bá tác phẩm về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh"
Chiều 30/5, Ban Tuyên giáo và Dân dận Tỉnh uỷ tổ chức tổng kết và trao Giải thưởng Sáng tác, quảng bá tác phẩm văn học, nghệ thuật, báo chí về chủ đề "Học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh" đợt II (2023 - 2025). Đồng chí Đào Xuân Yên, Uỷ viên Ban Thường vụ, Trưởng Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh uỷ, Trưởng Ban Chỉ đạo Giải thưởng cấp tỉnh dự và chủ trì hội nghị.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.