ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Từ vụ ĐH Đông Đô lộ ra những sơ hở về cấp phôi bằng của Bộ GD - ĐT

Từ vụ ĐH Đông Đô ngang nhiên đào tạo văn bằng 2 dù chưa được phép, chuyên gia giáo dục cho rằng còn nhiều kẽ hở trong việc cấp phôi bằng và thanh tra.

19/08/2019 06:34

Liên quan đến việc ĐH Đông Đô đào tạo “chui” văn bằng 2, ngày 17/8 Bộ GD-ĐT cho biết, Bộ chưa nhận được bất kỳ văn bản đề nghị nào liên quan đến việc cho phép đào tạo văn bằng 2 của trường. Do vậy, Bộ chưa có văn bản cho phép trường này được đào tạo văn bằng 2.

Dù chưa được phép đào tạo văn bằng 2 ngành Ngôn ngữ Anh của Bộ GD-ĐT, nhưng trường ĐH Đông Đô vẫn ngang nhiên thông báo tuyển sinh một cách công khai. Thậm chí, năm 2017, trường còn ngang nhiên thông báo tuyển sinh 17 ngành đào tạo văn bằng 2 gồm Công nghệ kỹ thuật Môi trường; Công nghệ Sinh học; Công nghệ thông tin; Kỹ thuật điện tử truyền thông; kỹ thuật xây dựng; Kiến trúc; Công nghệ kỹ thuật ô tô; Quản trị kinh doanh; Tài chính Ngân hàng; Quan hệ quốc tế; Luật kinh tế; Việt Nam học; Ngôn ngữ Anh; Ngôn ngữ Trung; Thông tin học; Kế toán; Quản lý nhà nước.

tu vu dh dong do lo ra nhung so ho ve cap phoi bang cua bo gd - dt hinh 1
TS Hoàng Ngọc Vinh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT. (Ảnh: KT)

TS Hoàng Ngọc Vinh, Nguyên Vụ trưởng Vụ Giáo dục chuyên nghiệp, Bộ GD-ĐT đã có trao đổi với VOV.VN về vấn đề này.

PV: Thưa ông, hàng năm Bộ GD-ĐT vẫn có những đợt kiểm tra, thanh tra, thậm chí Bộ trực tiếp cấp phôi bằng, nhưng lại không hề hay biết trường ĐH Đông Đô đang đào tạo chui. Ông nghĩ như thế nào về vấn đề này?

TS Hoàng Ngọc Vinh: Việc trường đào tạo sai quy định nhưng lại không được phát hiện là trách nhiệm của cơ quan quản lý nhà nước, cho thấy thiếu sự phối hợp giữa các bộ phận. Việc quản lý lỏng lẻo nên bộ phận tuyển sinh của Vụ Giáo dục đại học không nắm được.

Việc cấp phôi bằng hiện nay vẫn có những kẽ hở. Nếu như trước kia, nếu các trường muốn cấp phôi bằng tốt nghiệp đại học thì phải có chuyên viên của Vụ Giáo dục đại học xác nhận, lãnh đạo Vụ ký rồi mới xuống văn phòng Bộ mua phôi. Nhưng sau này, lại gạt hết vai trò của Vụ Giáo dục Đại học ra, chỉ để Văn phòng Bộ làm những việc này, ai làm sai phải chịu trách nhiệm. Nếu các bộ phận không ăn nhập với nhau sẽ rất dễ xảy ra sai sót. Như vậy các trường chỉ cần đến Văn phòng Bộ mua phôi bằng là được.

Còn về việc đào tạo ngành nào, chỉ tiêu ra sao thì bộ phận Văn phòng Bộ hoàn toàn không nắm được, họ không biết về giáo dục đại học, muốn hiểu sâu thì phải là chuyên viên của Vụ theo dõi. Ngày tôi còn làm Vụ trưởng, có những trường chưa được mở ngành mới nhưng vẫn làm bậy, Sở cũng tiếp tay làm bậy, khi Bộ phát hiện được xử lý luôn. Trước khi làm công tác tuyển sinh, phải rà soát lại một lượt các trường xem có ngành nào mở mà chưa được phép không, có đúng quy định hay không.

PV: Như vậy, phải chăng không chỉ quá trình cấp phôi bằng, mà ngay cả quá trình thanh tra hiện nay cũng đang có vấn đề, khi năm nào Bộ GD-ĐT cũng có những đợt thanh tra đầu năm học nhưng lại không phát hiện ra sai sót của các trường?

TS Hoàng Ngọc Vinh: Thanh tra hiện nay vô nghĩa lắm. Không thể thanh tra được hết các trường, rất khó, trừ khi tố cáo và có bằng chứng. Ví dụ như vấn đề các trường tuyển vượt chỉ tiêu, chỉ tiêu ra là 2.000, nhưng lại tuyển hẳn 2.500, khi thanh tra, kiểm tra danh sách lớp học, kế hoạch dạy,... cũng không thể phát hiện được, những cái này đều của trường “tự trồng” được, muốn làm giả không có gì khó.

Tôi vẫn nói với Bộ trưởng Nhạ rằng phải dùng công nghệ thông tin để giám sát, thanh tra không thể phát hiện được hết những sai phạm của các trường. Thậm chí cần tích hợp Công nghệ thông tin để quản lý dữ liệu thông tin sinh viên từ khi vào trường, đến khi tốt nghiệp, ra trường làm ở đâu, lương bao nhiêu, tiện cho việc thống kê việc làm của Bộ. Còn như hiện nay, cả nước có hàng trăm trường đại học, thì không thể thanh tra hết. Do đó, mới có chuyện vẫn thường xuyên kiểm tra, nhưng lại không thể phát hiện trừ khi có tố cáo. Đó là còn chưa kể đến việc thanh tra phụ thuộc vào cả sự liêm chính của cán bộ thanh, kiểm tra. Có người làm nghiêm thì kết quả lại khác, có người xuê xoa lại khác.

PV: Trường hợp của ĐH Đông Đô đã bị phát hiện đào tạo văn bằng 2 sai quy định, vậy theo ông, cần làm gì để đảm bảo quyền lợi cho những người học?

TS Hoàng Ngọc Vinh: Có nhiều sinh viên khi học không hề biết trường lừa bịp, không thể biết có được cấp phép đào tạo hay không. Nên những sinh viên nào học hành nghiêm chỉnh, đầy đủ, thì vẫn phải công nhận kết quả đó cho họ. Còn những đối tượng chỉ muốn dùng tiền mua bằng, ghi danh nhưng không học, thì cần rà soát kiểm tra để thu hồi bằng.

PV: Xin cảm ơn ông!/.


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nỗ lực chuyển đổi số

Các trường học trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa nỗ lực chuyển đổi số

14:52 , 24/09/2024

Tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 2.000 cơ sở giáo dục, hơn 870.000 học sinh, hơn 5 vạn cán bộ, giáo viên. Xác định chuyển đổi số là xu thế tất yếu, năm học 2024-2025, các trường học trên địa bàn tỉnh đang tích cực ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số nhằm đổi mới phương pháp dạy học, quản lý cũng như nâng cao chất lượng các hoạt động giáo dục và đào tạo.

Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024

Khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024

23:08 , 23/09/2024

Ngày 23/9, Bộ Chỉ huy Quân sự tỉnh đã tổ chức khai mạc lớp bồi dưỡng kiến thức dân tộc năm 2024 cho 127 thôn đội trưởng trên địa bàn huyện Như Xuân.

Bá Thước: Điểm trường hư hỏng, nhà văn hoá trở thành lớp học

Bá Thước: Điểm trường hư hỏng, nhà văn hoá trở thành lớp học

11:34 , 21/09/2024

Mưa lũ thời gian qua đã khiến 2 điểm lẻ của trường Tiểu học Thành Lâm, huyện Bá Thước bị hư hỏng, mất an toàn cho học sinh và giáo viên. Ngay khi nắm được tình hình, phòng Giáo dục và Đào tạo huyện Bá Thước đã chỉ đạo nhà trường chuyển học sinh đến học tạm tại nhà văn hoá thôn, đồng thời đề xuất các cấp, ngành liên quan có phương án khắc phục tình trạng này.

Linh hoạt hình thức dạy học với các trường bị ảnh hưởng bão lũ

Linh hoạt hình thức dạy học với các trường bị ảnh hưởng bão lũ

08:42 , 21/09/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có Công văn gửi các Sở Giáo dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy học đối với các trường thiệt hại do bão lũ.

Bế mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX năm 2024

Bế mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX năm 2024

20:30 , 19/09/2024

Sáng ngày 19/9, tại trường Cao đẳng Y Dược Hợp Lực, Sở Lao động - Thương binh và Xã hội đã bế mạc Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX, năm 2024.

Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng tại Lang Chánh

Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng tại Lang Chánh

10:00 , 19/09/2024

Sáng ngày 18/9, Đoàn công tác của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đến kiểm tra công tác thi đua, khen thưởng; giáo dục dân tộc; giáo dục thể chất, y tế học đường tại huyện Lang Chánh.

Ghi nhận từ hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX

Ghi nhận từ hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX

08:12 , 19/09/2024

Hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp tỉnh Thanh Hóa lần thứ IX, năm 2024 diễn ra từ ngày 16/9 đến ngày 19/9 với sự tham gia của 67 giảng viên đến từ các trường Cao đẳng, Trung cấp, Trung tâm Giáo dục nghề nghiệp - Giáo dục thường xuyên. Với sự tổ chức bài bản, nghiêm túc, hội giảng thực sự là “sân chơi” chuyên nghiệp để các nhà giáo giáo dục nghề nghiệp trong toàn tỉnh giao lưu, trao đổi kinh nghiệm về chuyên môn, nghiệp vụ; qua đó, góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo giáo dục nghề nghiệp.

Ưu tiên miễn, giảm học phí cho sinh viên vùng bão lũ

Ưu tiên miễn, giảm học phí cho sinh viên vùng bão lũ

08:00 , 19/09/2024

Bộ Giáo dục và Đào tạo vừa có công văn đề nghị các trường đại học miễn, giảm học phí với sinh viên chịu ảnh hưởng của cơn bão số 3.

Học sinh thành phố Thanh Hoá gửi yêu thương tới đồng bào vùng lũ

Học sinh thành phố Thanh Hoá gửi yêu thương tới đồng bào vùng lũ

10:38 , 18/09/2024

Sau bão số 3, giáo viên và học sinh nhiều trường học tại thành phố Thanh Hoá đã quyên góp tiền, sách vở... cùng các nhu yếu phẩm để ủng hộ đồng bào bị bão lũ. Qua sự ủng hộ, dù ít hay nhiều, các em học sinh khắc sâu thêm bài học về tinh thần tương thân tương ái, trách nhiệm đối với cộng đồng.

Trường TH&THCS Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc thiếu giáo viên, nhiều môn chưa được dạy học

Trường TH&THCS Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc thiếu giáo viên, nhiều môn chưa được dạy học

08:00 , 18/09/2024

Mặc dù khai giảng đã được hơn 2 tuần, nhưng một số môn học tại trường TH&THCS Lộc Thịnh, huyện Ngọc Lặc vẫn chưa sắp xếp được thời khoá biểu do thiếu giáo viên trầm trọng. Ngay khi bước vào năm học mới, Ban Giám hiệu nhà trường đã báo cáo UBND huyện Ngọc Lặc về tình trạng này, nhưng đến thời điểm này, nhà trường vẫn chưa đủ giáo viên để đảm bảo các hoạt động chuyên môn tối thiểu.