Tỷ giá ngoại tệ ngày 13/7: USD đứng giá, Bảng Anh tăng mạnh
Tỷ giá ngoại tệ ngày 13/7 diễn biến theo xu hướng đồng USD trên thị trường quốc tế đứng giá so với rổ tiền tệ nhưng giảm so với một số đồng tiền, trong đó có đồng bảng Anh.
Đầu phiên giao dịch 12/7 trên thị trường Mỹ (đêm 12/7 giờ Việt Nam), chỉ số US Dollar Index (DXY), đo lường biến động của đồng bạc xanh với rổ 6 đồng tiền chủ chốt (EUR, JPY, GBP, CAD, SEK, CHF) đứng ở mức 92,27 điểm.
Đồng USD trên thị trường quốc tế đứng giá so với rổ tiền tệ nhưng giảm so với một số đồng tiền, trong đó có đồng bảng Anh.
Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde cho biết cuộc họp Hội đồng Thống đốc vào ngày 22/7 tới sẽ bao gồm việc sửa đổi những định hướng chính sách của ECB.
Bà Lagarde hy vọng chương trình mua tài sản hiện tại sẽ kéo dài cho đến "ít nhất" tháng 3 năm 2022, một phần do căng thẳng do chủng Covid mới làm giảm tốc độ tăng trưởng kinh tế ở khu vực đồng Euro. Lợi tức trên trái phiếu kho bạc kỳ hạn 10 năm của Mỹ hiện đang đạt 1,336%.
![]() |
Tỷ giá ngoại tệ hôm nay: USD chững lại. |
Thị trường hiện siêu nhạy cảm với bất kỳ cuộc thảo luận nào về việc cắt giảm gói kích thích. Giới đầu tư theo dõi chặt dữ liệu lạm phát của Mỹ dự kiến được công bố vào ngày mai và cũng chú ý sát sao trước phiên điều trần của Chủ tịch Cục Dự trữ Liên bang Jerome Powell vào thứ Tư và thứ Năm.
Trên thị trường trong nước, vào cuối phiên giao dịch 12/7, tỷ giá USD/VND ở một số ngân hàng phổ biến ở quanh mức: 22.920 đồng/USD và 23.120 đồng/USD.
Tới cuối phiên 12/7, Vietcombank niêm yết tỷ giá ở mức: 22.920 đồng/USD và 23.120 đồng/USD. Vietinbank: 22.920 đồng/USD và 23.120 đồng/USD. ACB: 22.940 đồng/USD và 23.100 đồng/USD.
Chốt phiên giao dịch 12/7, tỷ giá Euro đứng ở mức: 26.737 đồng (mua) và 27.853 (bán). Tỷ giá Bảng Anh: 31.466 đồng (mua) và 32.452 đồng (bán). Tỷ giá Yên Nhật ở mức 204,7 đồng (mua vào) và 213,3 đồng (bán ra). Nhân dân tệ được mua vào ở mức: 3.519 ồng và bán ra ở mức 3.630 đồng.
Theo VietnamNet
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tăng quyền, giảm can thiệp hành chính với doanh nghiệp Nhà nước
Từ ngày 1/8 năm nay, doanh nghiệp Nhà nước sẽ có quyền tự quyết định, từ chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư đến tiền lương, tiền thưởng cho người lao động. Đây là bước đột phá quan trọng của Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, qua đó tháo gỡ nhiều điểm nghẽn để doanh nghiệp Nhà nước bứt phá, lớn mạnh, trở thành nòng cốt của nền kinh tế Việt Nam.

Không để gián đoạn giải ngân đầu tư công sau sáp nhập
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công được xem là giải pháp quan trọng để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay từ 8% trở lên. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành, địa phương thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%, không để gián đoạn khi triển khai chính quyền địa phương 2 cấp.

Thanh Hóa thúc đẩy tăng trưởng GRDP
Bức tranh kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm 2025 nổi bật với đà tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,88%. Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, mức tăng trưởng này được đánh giá là tích cực, tạo đà quan trọng để tỉnh quyết liệt tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng tiếp theo.

Tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2% từ ngày 1/1/2026
Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất đề xuất trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2%, bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026.

420 ha nuôi trồng thuỷ sản được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ
Thông tin từ Chi cục Biển đảo và Thuỷ sản Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm Chi cục đã phối hợp với Cục Thủy sản và Kiểm ngư, đơn vị có liên quan cấp chứng nhận nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ cho gần 420 ha nuôi tôm trên địa bàn.

Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.