Tỷ giá từ đầu năm đến nay tăng gấp 3 lần 3 năm qua
Chỉ trong 7 tháng từ đầu năm đến nay, tỷ giá USD/VND có tốc độ tăng gấp 3 lần so với đà tăng của 3 năm qua.
Trong 2 tháng đầu quý 3/2018, tỷ giá USD/VND được hâm nóng trở lại. Giá USD tăng vọt và liên tục lập các kỷ lục mới trên cả thị trường ngân hàng lẫn thị trường tự do.
Chốt ngày 4/8, tại Vietcombank, tỷ giá niêm yết ở mức 23.260 đồng/USD (mua vào) – 23.340 đồng/USD (bán ra), tăng 605 đồng/USD, tương ứng 2,66% so với cuối năm 2017. Đây là đà tăng rất mạnh.
![]() |
Tại các ngân hàng khác, đồng bạc xanh có diễn biến tượng tự. BIDV đang niêm yết tỷ giá ở mức 23.260 đồng/USD – 23.340 đồng/USD), tăng 605 đồng/USD, tương ứng 2,66% so với cuối năm 2017. Có thể thấy, biểu niêm yết USD của BIDV khá tương đồng so với Vietcombank.
VietinBank niêm yết giá USD cao hơn tại Vietcombank và BIDV một chút. Giá USD giao dịch ở mức 23.258 đồng/USD – 23.348 đồng/USD, tăng 608 đồng/USD, tương ứng 2,67% so với cuối năm 2017.
Eximbank thậm chí còn “neo” giá bán ra USD ở mức cao hơn. Tỷ giá USD/VND được chốt tuần ở mức 23.250 đồng/USD – 23.350 đồng/USD, tăng 610 đồng/USD, tương ứng 2,68%.
Giá mua vào và bán ra USD tại Techcombank cao tương tự tại Eximbank. Tỷ giá niêm yết ở mức 23.250 đồng/USD – 23.350 đồng/USD, tăng 595 đồng/USD, tương ứng 2,61% so với cuối năm 2017.
Có thể thấy, tại mỗi ngân hàng, đồng USD có tốc độ tăng khác nhau nhưng nói chung, trên thị trường ngân hàng, đồng bạc xanh đều có mức tăng trên 2,6% trong 8 tháng qua.
Còn trên thị trường tự do, tỷ giá USD thậm chí còn nóng hơn. Giá bán ra USD đã vượt mốc 23.500 đồng. Dù vậy, giao dịch trên thị trường vẫn không sôi động, không có diễn biến bất thường nào xảy ra.
Có rất nhiều nguyên nhân khiến tỷ giá tăng mạnh. Đầu tiên và quan trọng nhất chính là đồng USD tăng giá trên khắp thế giới do Cục Dự trữ liên bang Mỹ tăng lãi suất. Bên cạnh đó, nhu cầu ngoại tệ cho xuất khẩu và trả nợ vào các tháng cuối năm thường tăng nên gây áp lực đến tỷ giá.
Ngân hàng Nhà nước cho rằng, sự tăng giá của USD là phù hợp với thị trường trong nước và quốc tế.
Nếu chiếu theo tỷ giá tại Vietcombank, tỷ giá USD/VND có tốc độ tăng mạnh gấp 3 lần so với đà tăng của 3 năm qua.
Cụ thể, so với cuối năm 2015, đồng USD đã tăng 195 đồng/USD, tương ứng 0,87%. Nghĩa là trong 3 năm qua (2015, 2016 và 2017), tốc độ tăng của đồng bạc xanh trên thị trường Việt Nam chỉ là 0,87%.
Như vậy, chỉ trong 7 tháng qua, đồng USD có tốc độ tăng mạnh gấp 3 lần đà tăng trong suốt 3 năm qua. Và đây có thể chưa phải mức tăng cuối cùng. Trước đó, chia sẻ với phóng viên VTC News, TS Nguyễn Trí Hiếu, chuyên gia tài chính ngân hàng dự báo trong năm nay, USD có thể tăng 3%.
Dự báo của ông Hiếu hoàn toàn có thể xảy ra vì đồng USD đang tiến rất sát tới mức này. Nếu dự báo của ông Hiếu là đúng, tỷ giá sẽ đạt tới 23.345 đồng/USD – 23.415 đồng/USD.
Khi tỷ giá tăng mạnh, để ổn định thị trường, Ngân hàng Nhà nước đã giảm giá bán ra USD. Tuy nhiên, động thái này của Ngân hàng Nhà nước đã gây “chia rẽ” trong giới chuyên gia.
Một luồng ý kiến cho rằng, phá giá tiền đồng phải hết sức cẩn trọng bởi nếu không sẽ ảnh hưởng tới kinh tế. Điều đó đồng nghĩa với việc Ngân hàng Nhà nước phải “cầm cương” tỷ giá.
Một luồng ý kiến khác đưa ra quan điểm nên để tỷ giá biến động theo thị trường, không nên cứ can thiệp bằng cách bán dự trữ ngoại hối để hỗ trợ tỷ giá.
TS Nguyễn Trí Hiếu phân tích, nếu cứ dùng hết dự trữ ngoại hối, Ngân hàng Nhà nước có thể bình ổn được tỷ giá. Thế nhưng, động thái này ảnh hưởng rất lớn đến hoạt động nhập khẩu. Theo nguyên tắc, dự trữ ngoại hối phải luôn tương đương 3 tháng nhập khẩu.
K.Vân/VTCnews
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Tăng quyền, giảm can thiệp hành chính với doanh nghiệp Nhà nước
Từ ngày 1/8 năm nay, doanh nghiệp Nhà nước sẽ có quyền tự quyết định, từ chiến lược kinh doanh, quyết định đầu tư đến tiền lương, tiền thưởng cho người lao động. Đây là bước đột phá quan trọng của Luật Quản lý và Đầu tư vốn Nhà nước tại doanh nghiệp, qua đó tháo gỡ nhiều điểm nghẽn để doanh nghiệp Nhà nước bứt phá, lớn mạnh, trở thành nòng cốt của nền kinh tế Việt Nam.

Không để gián đoạn giải ngân đầu tư công sau sáp nhập
Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công được xem là giải pháp quan trọng để đảm bảo mục tiêu tăng trưởng kinh tế năm nay từ 8% trở lên. Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ đã chỉ đạo quyết liệt các bộ ngành, địa phương thực hiện các giải pháp giải ngân vốn đầu tư công đạt 100%, không để gián đoạn khi triển khai chính quyền địa phương 2 cấp.

Thanh Hóa thúc đẩy tăng trưởng GRDP
Bức tranh kinh tế của tỉnh Thanh Hóa trong 6 tháng đầu năm 2025 nổi bật với đà tăng trưởng ổn định, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm trên địa bàn (GRDP) ước đạt 7,88%. Trong bối cảnh kinh tế vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức, mức tăng trưởng này được đánh giá là tích cực, tạo đà quan trọng để tỉnh quyết liệt tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng trong những tháng tiếp theo.

Tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2% từ ngày 1/1/2026
Hội đồng Tiền lương Quốc gia đã thống nhất đề xuất trình Chính phủ mức tăng lương tối thiểu vùng thêm 7,2%, bắt đầu áp dụng từ ngày 1/1/2026.

420 ha nuôi trồng thuỷ sản được cấp chứng nhận đạt tiêu chuẩn hữu cơ
Thông tin từ Chi cục Biển đảo và Thuỷ sản Thanh Hóa, 6 tháng đầu năm Chi cục đã phối hợp với Cục Thủy sản và Kiểm ngư, đơn vị có liên quan cấp chứng nhận nuôi trồng thủy sản đạt tiêu chuẩn hữu cơ cho gần 420 ha nuôi tôm trên địa bàn.

Giá trị hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu đạt hơn 49,1 triệu USD
Theo Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa, 6 tháng năm 2025, hàng hoá thuỷ sản xuất khẩu của tỉnh ước đạt hơn 49,1 triệu USD.

Bố trí hơn 76.000 tỷ đồng tăng lương cho cán bộ, công chức, viên chức
Ủy ban Thường vụ Quốc hội quyết nghị bố trí 76.769 tỷ đồng để thực hiện cải cách chính sách tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức, lực lượng vũ trang và người lao động trong doanh nghiệp.

Nâng cao giá trị sản xuất nông nghiệp
6 tháng năm 2025, sản xuất nông nghiệp của Thanh Hóa phát triển ổn định. Giá trị sản xuất các lĩnh vực nông, lâm, ngư nghiệp đều tăng đã góp phần đưa tốc độ tăng trưởng của toàn ngành đạt 3,8%.

Người đưa nước mắm truyền thống vươn ra thế giới
Sinh ra và lớn lên tại làng nghề làm nước mắm Khúc Phụ, với kinh nghiệm truyền thống kết hợp với tư duy kinh tế hiện đại, anh Lê Anh, Giám đốc Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia đã thành công trong việc xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm nước mắm Lê Gia, đưa sản phẩm ngày càng vươn xa trên thị trường trong nước và quốc tế.

Thúc đẩy chuyển đổi số trong hoạt động của doanh nghiệp vừa và nhỏ
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 20.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa, chiếm khoảng 90% tổng số doanh nghiệp của tỉnh. Vận hành trong nền kinh tế số ngày càng phát triển, các doanh nghiệp vừa và nhỏ đang dần nhận thức rõ hơn về vai trò, tác dụng của chuyển đổi số, từ đó tăng cường ứng dụng công nghệ số để tối ưu hóa quy trình sản xuất kinh doanh, nâng cao hiệu suất lao động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.