Tỷ lệ hải sản khai thác giám sát qua cảng cá ở Thanh Hoá đạt thấp
Theo thống kê trung bình hàng năm, sản lượng khai thác của tỉnh Thanh Hoá đạt trên 130 nghìn tấn. Tuy nhiên, tỷ lệ hải sản giám sát qua cảng đạt rất thấp.
Tỉnh Thanh Hóa hiện có trên 6.000 tàu cá, trong đó, tàu chiều dài từ 15 m trở lên (thuộc diện tham gia đánh bắt vùng khơi) là gần 1.100 chiếc. Theo quy định, 100% sản lượng được khai thác từ tàu đánh bắt vùng khơi phải được giám sát truy suất nguồn gốc tại cảng thông qua báo cáo nhật ký từng chuyến khai thác. Đây cùng là một trong những yêu cầu bắt buộc để EC tháo gỡ "thẻ vàng" đối với thủy sản Việt Nam. Tuy nhiên, vì nhiều lý do nên việc giám sát sản lượng tại các cảng cá còn thấp. Theo thống kê của Chi cục thủy sản Thanh Hóa, trong 3 tháng đầu năm 2024, tổng sản lượng khai thác biển của tỉnh đạt trên 25.500 tấn. Trong đó, sản lượng được giám sát qua 3 cảng cá chỉ định gồm: cảng Hòa Lộc huyện Hậu Lộc; cảng cá Lạch Hới, thành phố Sầm Sơn và cảng cá Lạch Bạng, thị xã Nghi Sơn chỉ đạt trên 1.400 tấn.
Ông Lê Văn Sáng, Phó Chi cục trưởng Chi cục Thủy sản Thanh Hóa cho biết: "Các ban quản lý cảng cá đã hướng dẫn, tổ chức hướng dẫn cho ngư dân trong việc ghi chép cũng như là báo cáo sản lượng qua cảng một cách nhanh chóng, kịp thời và chính xác. Cùng với đó, sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đang đấu mối với Cục Thủy sản để tổ chức tập huấn cho các chủ tàu về ứng dụng phần mềm, sản phẩm ghi chép nhật ký bằng sổ điện tử để ngư dân có thể áp dụng rộng rãi".
Trong đợt kiểm tra về chống khai thác IUU lần thứ 5 dự kiến vào tháng 6 tới đây, đoàn thanh tra của EC sẽ tập trung vào vào việc khắc phục những khuyến nghị trước đó, như: công tác kiểm soát, xử lý tàu cá vi phạm vùng biển nước ngoài, kiểm soát tàu cá ra vào cảng và hoạt động trên biển, việc giám sát, truy xuất nguồn gốc thủy sản từ khai thác thông qua việc chi chép, thu nộp nhật ký khai thác tại các cảng cá,... Do vậy, việc minh bạch hóa thông tin từ công tác quản lý tàu cá ra, vào cảng đến bốc dỡ hàng hóa, giám sát sản lượng tại cảng sẽ đảm bảo việc triển khai thực hiện Luật Thủy sản và các khuyến nghị của EC đạt kết quả cao nhất.
Xã Hoằng Phụ dẫn đầu huyện Hoằng Hoá về xây dựng sản phẩm OCOP
Những năm qua, cùng với việc tập trung khai thác thế mạnh kinh tế biển, phát triển các ngành nghề khai thác, chế biến hải sản và dịch vụ hậu cần nghề cá, xã Hoằng Phụ huyện Hoằng Hóa cũng chú trọng đến việc phát triển sản phẩm OCOP, qua đó góp phần xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm và hiệu quả kinh tế.
Gia tăng vi phạm trên thị trường thương mại điện tử
Gần Tết, tình trạng kinh doanh hàng giả, hàng nhái công khai trên nền tảng thương mại điện tử có xu hướng gia tăng, ảnh hưởng đến nền sản xuất và người tiêu dùng.
Nông sản có nhiều cơ hội vào thị trường Halal
Thị trường các quốc gia Hồi giáo (Halal) hiện đang là thị trường tiềm năng của các ngành hàng xuất khẩu, đặc biệt là các ngành hàng thực phẩm và nông nghiệp. Với số lượng 2,2 tỷ người tiêu dùng từ thị trường này, các ngành hàng nông sản Việt Nam đang có nhiều cơ hội đẩy mạnh xuất khẩu.
Vướng mắc trong giải phóng mặt bằng dự án giao thông trọng điểm tại Nga Sơn
Tháng 6/2020, HĐND tỉnh ban hành Nghị quyết 262 về việc quyết định chủ trương đầu tư dự án Đường giao thông từ Khu công nghiệp Bỉm Sơn đến đường bộ ven biển đoạn Nga Sơn - Hoằng Hóa. Dự án này được HĐND tỉnh điều chỉnh chủ trương đầu tư tại Nghị quyết 74/2021. Đến ngày 15/10/2024, HĐND tỉnh tiếp tục ban hành Nghị quyết 572 về việc điều chỉnh tổng mức đầu tư và thời hạn hoàn thành dự án. Tuy nhiên, do vướng mắc trong công tác giải phóng mặt bằng, nên có thể dự án này không hoàn thành theo tiến độ đã đề ra.
Thọ Xuân đẩy mạnh phát triển sản phẩm OCOP
Xác định Chương trình mỗi xã một sản phẩm (OCOP) là giải pháp quan trọng để gia tăng giá trị sản xuất, phát triển kinh tế địa phương, thời gian qua huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung lãnh đạo, chỉ đạo nhiều biện pháp nhằm thúc đẩy phát triển sản phẩm OCOP. Đến nay, toàn huyện có 42 sản phẩm OCOP.
Các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bỉm Sơn nỗ lực tăng trưởng sản xuất kinh doanh
Với ưu thế về vị trí địa lý thuận lợi và hạ tầng được đầu tư đồng bộ, Khu công nghiệp Bỉm Sơn đang là điểm đến thu hút được sự quan tâm của các doanh nghiệp, nhà đầu tư trong và ngoài nước. Phát huy những lợi thế của Khu công nghiệp, cùng với sự đồng hành hỗ trợ của chính quyền địa phương, các doanh nghiệp trong Khu công nghiệp Bỉm Sơn đang nỗ lực thúc đẩy tăng trưởng sản xuất kinh doanh, đảm bảo việc làm, thu nhập cho người lao động và đóng góp quan trọng cho sự phát triển kinh tế của địa phương.
Tăng lãi suất ngân hàng thời điểm cuối năm
Tháng 11/2024 chứng kiến sự điều chỉnh tăng mạnh lãi suất tiền gửi tiết kiệm tại nhiều ngân hàng sau thời gian giữ ổn định hồi tháng 9 và tháng 10.
Kinh tế Thanh Hoá đạt mức tăng trưởng khá
Theo số liệu đánh giá sơ bộ lần 1 của Tổng cục Thống kê, tốc độ tăng trưởng tổng sản phẩm (GRDP) năm 2024 của tỉnh Thanh Hoá ước đạt 11,72%, vượt kế hoạch đề ra 11%, đứng thứ 3 cả nước.
WB đề xuất 5 nhóm chính sách phát triển kinh tế Việt Nam
Mới đây, Ngân hàng Thế giới (WB) đã đề xuất 5 nhóm chính sách với trọng tâm cải cách kinh tế và phát triển bền vững để Việt Nam đạt mục tiêu trở thành quốc gia thu nhập cao vào năm 2045.
Sức hút từ thị trường bất động sản tại Nghi Sơn
Cùng với đà tăng trưởng của nền kinh tế, thị trường bất động sản tại tỉnh Thanh Hoá đang ghi nhận sự tăng trưởng tích cực. Đặc biệt, tại thị xã Nghi Sơn – địa phương đang dẫn đầu toàn tỉnh về số lượng các dự án trọng điểm quốc gia, thị trường bất động sản đang diễn ra khá sôi động.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.