ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính ở Việt Nam tiếp tục giảm

Theo kết quả khảo sát của Liên minh Phần mềm toàn cầu BSA vừa được công bố sáng nay (12/6), tỷ lệ sử dụng phần mềm máy tính không có bản quyền tại Việt Nam hiện là 74%. So với nghiên cứu trước của BSA đã được công bố năm 2016, tỷ lệ này đã giảm được 4%.

12/06/2018 14:39

Như vậy, từ năm 2009 đến nay, kết quả nghiên cứu của BSA đã cho thấy tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính ở Việt Nam đã giảm liên tục từ mức 85% năm 2009 xuống 83% năm 2010, đến mức 81% vào các năm 2011 và 2013; đến mức 78% năm 2015 và 74% vào năm 2017 theo kết quả khảo sát mới được công bố.

Tỷ lệ sử dụng phần mềm trái phép vẫn ở mức báo động

Sáng 12/6 Liên minh phần mềm BSA đã chính thức công bố “Điều tra Phần mềm Toàn cầu 2018: Quản lý phần mềm - Đòi hỏi bắt buộc về an ninh và Cơ hội kinh doanh toàn cầu”. Điều tra này được BSA hợp tác cùng hãng nghiên cứu IDC thực hiện nhằm xác định số lượng và giá trị của phần mềm không bản quyền được cài đặt trên máy tính cá nhân tại hơn 110 nền kinh tế và khu vực, thu thập gần 23.000 phiếu trả lời của người tiêu dùng, người lao động và các CIO trong các lĩnh vực.

Tham dự lễ công bố tại Việt Nam có sự tham gia của đại diện Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch; Bộ Thông tin và Truyền thông.

Kết quả khảo sát của BSA vừa công bố cho hay, tình trạng sử dụng phần mềm trái phép tuy có giảm nhẹ, nhưng vẫn còn phổ biến. Dù trên toàn cầu, tỷ lệ cài đặt phần mềm trái phép đã giảm 2% trong 2 năm qua, nhưng tỷ lệ sử dụng phần mềm trái phép vẫn ở mức báo động, chiếm 37% lượng phần mềm được cài đặt trên máy tính cá nhân. Giá trị thương mại tổng thể của phần mềm trái phép cũng đã giảm, nhưng đa số các quốc gia trong cuộc khảo sát đều có tỷ lệ phần mềm trái phép từ 50% trở lên.

Bà Sheryl Lee, Cố vấn khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Liên mình phần mềm BSA thông tin tại buổi công bố.
Bà Sheryl Lee, Cố vấn khu vực Châu Á- Thái Bình Dương, Liên mình phần mềm BSA thông tin tại buổi công bố.

Theo đánh giá của BSA, tỷ lệ cao này không chỉ làm trì trệ nền kinh tế địa phương do sự tụt hậu trong thời đại công nghệ phát triển mạnh mẽ, mà còn cản trở sự tăng trưởng lợi nhuận của công ty và gây ra những rủi ro về bảo mật chưa từng thấy. Các giám đốc CNTT (CIO) dần nhận thấy việc sử dụng phần mềm trái phép ngày càng tốn kém và gây nhiều rủi do.

Hiện tại, nguy cơ các tổ chức gặp phải phần mềm độc hại khi tiếp nhận hoặc cài đặt một gói phần mềm trái phép hay mua một chiếc máy tính cài sẵn phần mềm trái phép là một phần ba. Trung bình, mỗi cuộc tấn công bởi phần mềm độc hại có thể thiếu tốn của công ty 2,4 triệu USD và mất tới 50 ngày để khắc phục.

“Trong trường hợp việc nhiễm phần mềm độc hại khiến công ty phải ngừng hoạt động hoặc mất dữ liệu kinh doanh, có thể thương hiệu và danh tiếng của công ty cũng sẽ bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Chi phí cho việc xử lý phần mềm độc hại có liên quan đến phần mềm trái phép cũng đang tăng lên.

Giờ đây, một công ty có thể phải tốn hơn 10.000 USD cho mỗi máy tính bị nhiễm phần mềm độc hại, và tính tổng cộng thì các công ty trên toàn thế giới phải tốn gần 359 tỷ USD một năm. Hiện tại, lý do hàng đầu mà các CIO viện dẫn cho việc đảm bảo phần mềm trên mạng lưới của họ được cấp phép đầy đủ là để tránh các mối đe dọa về bảo mật từ phần mềm độc hại”, BSA thông tin.

Bà Victoria Espinel - Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc BSA khuyến nghị: “Các tổ chức trên toàn thế giới chưa tranh thủ được những lợi ích kinh tế và an ninh mà các phần mềm được quản lý tốt đem lại. Doanh nghiệp cần có các chương trình quản lý tài sản phần mềm (SAM) để đánh giá các phần mềm hiện có trên mạng, từ đó sẽ giảm được rủi ro từ các cuộc tấn công mạng nguy hiểm cũng như góp phần nâng cao thu nhập”.

Việt Nam giảm 4% sau hai năm nỗ lực

Khảo sát còn cho thấy, từ năm 2015 đến năm 2017, tỷ lệ phần mềm trái phép trên toàn thế giới giảm 2%, từ 39% xuống còn 37%, và giá trị thương mại của phần mềm không có giấy phép giảm 8% xét đồng tiền không đổi, xuống còn 46,3 tỷ USD trên toàn cầu.

Với 57% phần mềm không có giấy phép, khu vực châu Á – Thái Bình Dương có tỷ lệ chung cao nhất trên thế giới mặc dù đã giảm 4% so với năm 2015; Khu vực Trung và Đông Âu xếp ngang hàng với khu vực Châu Á – Thái Bình Dương với tỷ lệ phần mềm trái phép cao nhất, tính tổng thể, là 57% - chỉ giảm 1% so với năm 2015.

Ở Trung Đông và Châu Phi, tỷ lệ chung giảm 1% xuống còn 56%, mặc dù tỷ lệ tại hai thị trường trong khu vực này tăng một phần trăm và 4 thị trường khác không thay đổi.

Trong khu vực Mỹ Latinh, 52% phần mềm không được cấp phép, giảm 3% kể từ cuộc khảo sát năm 2015. Tây Âu có tỷ lệ vi phạm 26%, giảm 2%. Và Bắc Mỹ là khu vực có tỷ lệ vi phạm thấp nhất thế giới, ở mức 16%, giảm 1% so với kết quả khảo sát công bố năm 2016.

Đáng chú ý, theo kết quả khảo sát mới được công bố, tỷ lệ phần mềm không bản quyền được cài đặt trong máy tính cá nhân của Việt Nam là 74%. So với nghiên cứu trước của BSA đã được công bố năm 2016, tỷ lệ này đã giảm được 4%. Theo đại diện BSA tỷ lệ giảm này là rất ấn tượng, cho thấy nỗ lực không nhỏ của các cơ quan, tổ chức tại Việt Nam trong 2 năm qua.

BSA cho rằng, tỉ lệ nêu trên chịu ảnh hưởng một phần bởi các xu hướng lớn đang diễn ra ở Việt Nam. Lượng tiêu thụ máy vi tính PC tuy giảm mạnh nhưng lượng cài đặt phần mềm tiêu dùng lại tăng, do kết quả của lượng tiêu thụ năm trước. Vì thế, việc tỉ lệ phần mềm không phép giảm chủ yếu là kết quả của việc Việt Nam tiếp tục mở cửa thị trường, thực thi luật, tuyên truyền chứ không phải một yếu tố nội tại của thị trường. Số lượng cơ sở bán lẻ máy PC quy mô nhỏ đã giảm trong khi các nguồn cung cấp phần mềm đáng tin cậy hơn tăng. Các lo ngại về vấn đề an ninh do sử dụng phần mềm không bản quyền khiến một số người tiêu dùng, doanh nghiệp tìm đến phần mềm hợp pháp, chí ít là các phần mềm an ninh.

Mặc dù giảm 4% xuống còn 74% tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm nhưng so với các nước ở Đông Nam Á thì Việt Nam vẫn có mức độ vi phạm ở mức cao. (Indonesia 83%, Thái Lan 66%, Philippines 64%, Brunei 64%, Malaysia 51%, Singapore 27%).

So với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì mặc dù giảm 4% nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều điều phải làm trước những vi phạm về bản quyền phần mềm máy tính.
So với các nước trong khu vực Đông Nam Á thì mặc dù giảm 4% nhưng Việt Nam vẫn còn nhiều điều phải làm trước những vi phạm về bản quyền phần mềm máy tính.

Theo ông Phạm Cao Thái – Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch, con số 74% sẽ là mốc quan trọng đánh dấu quá trình Việt Nam thực thi tốt Luật Sở hữu trí tuệ và đặc biệt là chống vi phạm bản quyền về phần mềm máy tính.

ông Phạm Cao Thái – Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.
ông Phạm Cao Thái – Chánh thanh tra Bộ Văn hóa Thể thao và Du lịch.

Nếu nói về số học đơn thuần thì sau hai năm Việt Nam chỉ giảm được 4% nhưng đây là cả một quá trình, có sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan quản lý nhà nước phấn đấu trong việc giảm tỷ lệ vi phạm bản quyền phần mềm máy tính.

“Từ những con số này chúng ta sẽ tiếp tục phân tích để trong thời gian tới còn phải giảm thêm nữa, đây là mục tiêu cũng như là cam kết của Việt Nam trong việc hội nhập kinh tế thế giới và thực hiện tốt Luật Sở hữu Trí tuệ” – ông Phạm Cao Thái nói.

Nguyễn Hùng/ Dân trí


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số cơ sở sản xuất cho Apple

Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về số cơ sở sản xuất cho Apple

09:49 , 29/04/2024

Theo danh sách chuỗi cung ứng toàn cầu vừa được Apple công bố, trong năm tài chính 2023, công ty đã bổ sung nhiều đối tác. Theo đó, số đối tác Apple đặt nhà máy hoặc văn phòng tại Việt Nam tăng từ 27 lên 35 trong giai đoạn 2022-2023, đứng đầu khu vực Đông Nam Á và thứ tư thế giới.

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

Viettel tặng miễn phí điện thoại 4G cho khách hàng 2G

10:38 , 28/04/2024

Nhằm hỗ trợ người dân sớm chuyển đổi lên 4G trước thời điểm dừng công nghệ 2G để nhường tần số cho các công nghệ mới, Tập đoàn viễn thông quân đội Viettel đang triển khai nhiều phương án hỗ trợ khách hàng có nhu cầu nâng cấp dịch vụ.

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế

Phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế

10:27 , 28/04/2024

Thời gian qua, công tác chuyển đổi số đã được Chính phủ, các bộ ngành và các địa phương quan tâm thực hiện, trong đó ưu tiên tập trung phát triển công nghiệp công nghệ thông tin, số hóa các ngành kinh tế, quản trị số, dữ liệu số.

Hậu Lộc đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sở

Hậu Lộc đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sở

16:30 , 27/04/2024

Với phương châm lấy người dân làm trung tâm trong chuyển đổi số, thời gian qua, huyện Hậu Lộc đã thực hiện đồng bộ các giải pháp đẩy mạnh chuyển đổi số từ cơ sở, đưa các ứng dụng số đến gần hơn với người dân.

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội

Sở hữu trí tuệ - Động lực phát triển kinh tế xã hội

15:03 , 27/04/2024

Sở hữu trí tuệ đang ngày càng đóng vai trò quan trọng để thúc đẩy hoạt động đổi mới sáng tạo, bảo đảm môi trường đầu tư, duy trì lợi thế cạnh tranh nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, giá trị nông sản hàng hóa, sản phẩm đặc trưng của địa phương và bảo vệ quyền lợi của doanh nghiệp. Những năm gần đây, tỉnh Thanh Hóa đang tích cực hỗ trợ các địa phương, cơ sở, doanh nghiệp sản xuất đăng ký bảo hộ nhãn hiệu cho hàng trăm sản phẩm công nghiệp nông thôn để nhận diện thương hiệu cũng như khẳng định vị thế trên thị trường. Nhờ đó, nhiều sản phẩm của tỉnh đã có sức cạnh tranh, được tiêu thụ rộng rãi trên thị trường cả nước và một số sản phẩm đã tham gia xuất khẩu.

Hiệu quả giải quyết án với ứng dụng phần mềm "Trợ lý ảo" ngành Toà án

Hiệu quả giải quyết án với ứng dụng phần mềm "Trợ lý ảo" ngành Toà án

07:00 , 26/04/2024

Thời gian qua, ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hoá đã có những cải cách mang tính đột phá trong việc ứng dụng công nghệ, đặc biệt là phần mềm 'Trợ lý ảo" vào hoạt động của ngành. Với nhiều ưu điểm vượt trội, phần mềm này đã giúp cán bộ Toà án có thêm công cụ hỗ trợ đắc lực trong công việc, góp phần nâng cao hiệu quả, chất lượng xét xử, giải quyết các vụ án, vụ việc.

Một nhà khoa học Việt Nam nhận giải thưởng "Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế"

Một nhà khoa học Việt Nam nhận giải thưởng "Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế"

10:30 , 25/04/2024

Tối 23/4, tại Diễn đàn Khoa học và kinh tế toàn cầu 2024, tổ chức tại Dubai, Anh hùng Lao động Hoàng Đức Thảo, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam đã nhận giải thưởng “Nhà sáng chế xuất sắc quốc tế - Nhà khoa học tài năng toàn cầu” và danh hiệu Viện sĩ Danh dự.

Viettel Thanh Hóa phát triển internet băng rộng đáp ứng chuyển đổi số

Viettel Thanh Hóa phát triển internet băng rộng đáp ứng chuyển đổi số

16:07 , 22/04/2024

Nhằm đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số của tỉnh, Viettel Thanh Hóa đã đầu tư hạ tầng số hiện đại chất lượng cao. Trong đó hạ tầng internet băng rộng được Viettel Thanh Hóa ưu tiên hàng đầu.

Nhận hồ sơ tham gia Giải thưởng Chuyển đổi Số Việt Nam năm 2024 trực tuyến đến ngày 30/6/2024

Nhận hồ sơ tham gia Giải thưởng Chuyển đổi Số Việt Nam năm 2024 trực tuyến đến ngày 30/6/2024

08:32 , 22/04/2024

Ban tổ chức Chương trình bình chọn Giải thưởng Chuyển đổi Số Việt Nam lần thứ Bảy - năm 2024 (gọi tắt là VDA 2024) sẽ nhận hồ sơ trực tuyến đến ngày 30/6/2024 tại website chương trình ở địa chỉ: www.vda.com.vn. Sau đó, Hội đồng bình chọn sơ tuyển và Hội đồng bình chọn chung khảo sẽ chọn ra những đơn vị, sản phẩm xứng đáng nhất vinh danh trong Lễ trao giải dự kiến được tổ chức vào đầu tháng 10 năm 2024.

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

Ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp

15:51 , 20/04/2024

Hiện nay nhiều hộ gia đình và Hợp tác xã (HTX) trên địa bàn tỉnh đã đầu tư ứng dụng công nghệ số trong sản xuất nông nghiệp. Việc ứng dụng các thiết bị thông minh đã từng bước tạo ra sản phẩm nông nghiệp chất lượng, thân thiện với môi trường, tăng giá trị thu nhập trên diện tích canh tác.