UBND tỉnh nghe và cho ý kiến vào điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng và mở rộng thị xã Bỉm Sơn
(TTV) - Sáng 23/10, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Văn Tuấn đã chủ trì hội nghị nghe và cho ý kiến vào nhiệm vụ điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng và mở rộng thị xã Bỉm Sơn. Tham dự hội nghị có các ngành, đơn vị và địa phương có liên quan.

Hiện nay, Thị xã Bỉm Sơn có dân số thường trú là 57.600 người, diện tích 63,9km2, đơn vị hành chính gồm 6 phường và 2 xã. Để xây dựng Thị xã Bỉm Sơn trở thành thành phố, Bỉm Sơn phải có quy mô dân số từ 150.000 người trở lên, diện tích tự nhiên từ 150km2 trở lên, đơn vị hành chính trực thuộc từ 10 đơn vị trở lên, trong đó tỷ lệ số phường trên tổng số đơn vị hành chính cấp xã phải từ 65%.
Để đạt được các tiêu chí trên, đơn vị tư vấn đưa ra các phương án: phương án 1 là xây dựng Thành phố Bỉm Sơn gồm toàn bộ thị xã Bỉm Sơn và huyện Hà Trung. Phương án 2: thành phố Bỉm Sơn bao gồm toàn bộ thị xã Bỉm Sơn hiện nay và một phần huyện của các huyện: Hà Trung Thạch Thành và Nga Sơn. Phương án 3: thành phố Bỉm Sơn bao gồm toàn bộ thị xã Bỉm Sơn hiện nay và 2 xã của huyện Hà Trung.
Trên cơ sở báo cáo của đơn vị tư vấn, ý kiến của các ngành và các địa phương liên quan, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Ngô Văn Tuấn khẳng định: Việc điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng và mở rộng thị xã Bỉm Sơn là nhiệm vụ hết sức quan trọng, phải được thực hiện trên quan điểm vì lợi ích chung của tỉnh, đảm bảo nguyện vọng của nhân dân và sự phát triển của toàn khu vực.
Phó Chủ tịch UBND tỉnh nhấn mạnh: Thị xã Bỉm Sơn được xác định là một trong 4 động lực kinh tế của tỉnh có thế mạnh về sản xuất vật liệu xây dựng và các ngành công nghiệp khác, đồng thời là đầu mối giao thông quan trọng trong tỉnh và trong cả nước. Tuy nhiên, sự phát triển của đô thị này chưa tương xứng, do đó, quan trọng là phải nâng cao chất lượng đô thị đạt các tiêu chí của thành phố.
Đồng chí yêu cầu: Đơn vị tư vấn phải đánh giá được tiềm năng lợi thế và lịch sử của Bỉm Sơn, các khu vực dự kiến sáp nhập và các tác động về mặt kinh tế - xã hội cũng như các yếu tố lịch sử khi sáp nhập, mở rộng; phải rà soát lại các đồ án quy hoạch đã có để đánh giá sát thực và có tính dự báo. Từng phương án đưa ra phải phân tích rõ ưu điểm, nhược điểm, lịch sử hình thành và dự kiến tên gọi. Phải xác định được lộ trình thực hiện, đồng thời đánh giá lợi ích trước mắt, lợi ích lâu dài và dự kiến các điểm có thể nâng cấp đô thị thành phường.
Phó Chủ tịch UBDN tỉnh Ngô Văn Tuấn giao Sở Xây dựng chỉ đạo đơn vị tư vấn tiếp tục nghiên cứu, lấy ý kiến các huyện để đưa ra các phương án phù hợp, có tính khả thi cao, báo cáo UBND tỉnh để trình Ban Thường vụ Tỉnh uỷ xem xét lựa chọn./.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Đảm bảo các quy định khi xuất khẩu vào thị trường EU
Thị trường EU đòi hỏi ngày càng cao và khắt khe hơn đối với các mặt hàng xuất khẩu vào thị trường này. Đặc biệt là đối với các mặt hàng nông, thủy sản, sản phẩm công nghiệp. Đây cũng là sức ép đối với các doanh nghiệp xuất khẩu của Việt Nam.

Lãi suất cho vay ngắn hạn của các ngân hàng thấp hơn quy định
Ngân hàng Nhà nước cho biết, lãi suất huy động cũng như cho vay của các ngân hàng đã giảm hơn so với thời gian trước đây. Đặc biệt là lãi suất cho vay ngắn hạn đã giảm xuống thấp hơn so với quy định của Ngân hàng Nhà nước.

Thanh Hóa hỗ trợ tích tụ 5.000 ha đất sản xuất lúa quy mô lớn
Thực hiện Nghị quyết số 192 ngày 16/10/2019 của Hội đồng nhân dân tỉnh Thanh Hóa về chính sách khuyến khích tích tụ, tập trung đất đai để phát triển sản xuất nông nghiệp quy mô lớn, ứng dụng công nghệ cao trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã hỗ trợ 25 tỷ đồng thuê đất để tích tụ, tập trung đất đai sản xuất lúa quy mô lớn, theo chuỗi giá trị, áp dụng quy trình VietGap với tổng diện tích hỗ trợ 5.000 ha.

Chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap
Nhiều hộ chăn nuôi gà trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã mạnh dạn đầu tư, áp dụng kỹ thuật mới, hiện đại vào chăn nuôi gà theo tiêu chuẩn VietGap, nhằm thúc đẩy quy trình sản xuất sạch và bền vững. Nhờ đó,giảm dịch bệnh, tiết kiệm chi phí đầu tư và cho lợi nhuận cao hơn.

Ứng dụng công nghệ cao thông minh trong sản xuất lúa chất lượng cao
Chiều ngày 23/4, tại huyện Yên Định, Trung tâm Khuyến nông tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Trung tâm Dịch vụ Nông nghiệp huyện Yên Định tổ chức Diễn đàn Khuyến nông @ Nông nghiệp với chủ đề "Ứng dụng công nghệ cao thông minh trong sản xuất lúa chất lượng cao theo hướng hữu cơ bền vững, gắn với tăng trưởng xanh, kinh tế tuần hoàn".

Thanh Hóa tập trung các giải pháp thúc đẩy tăng trưởng GRDP
Quý 1 năm nay, Thanh Hóa đạt tốc độ tăng trưởng GRDP ở mức 7,57%. Mức tăng trưởng này thấp hơn so với mục tiêu 9,79% trở lên trong kịch bản tăng trưởng quý 1. Tuy nhiên, trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, thách thức, đây vẫn được xem là mức tăng trưởng tích cực.

Đẩy nhanh tiến độ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp
Đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp là cơ sở quan trọng để thu hút đầu tư thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội tại các địa phương. Do đó, tỉnh Thanh Hoá đang đôn đốc các chủ đầu tư hạ tầng cụm công nghiệp ưu tiên nguồn lực, tập trung đầy nhanh tiến độ thi công dự án. Đồng thời, chỉ đạo các sở ngành, địa phương rà soát, tháo gỡ khó khăn vướng mắc, đồng hành cùng nhà đầu tư trong quá trình thực hiện.

Các ngân hàng khuyến khích gửi tiền kỳ hạn dài ở các ngân hàng
Tiền gửi có kỳ hạn là một hình thức đầu tư sinh lời an toàn giúp khách hàng tích lũy tài chính dần dần để thực hiện những mục tiêu lớn trong cuộc sống. Hiện các ngân hàng đang áp dụng các mức lãi suất huy động khác nhau khi khách hàng gửi tiền các kỳ hạn dài từ 24 đến 36 tháng.

Ngân sách thặng dư 300 nghìn tỷ đồng trong quý 1/2025
Bộ Tài chính cho biết lũy kế 3 tháng đầu năm, thu ngân sách nhà nước đạt trên 721 nghìn tỷ đồng, bằng 36,7% dự toán; tổng chi ước đạt 428 nghìn tỷ đồng, bằng 16,8% dự toán. Nhờ đó, ngân sách thặng dư gần 300 nghìn tỷ đồng.

Dự báo giá xuất khẩu gạo Việt sớm khởi sắc trở lại
Các chuyên gia nhận định, gạo xuất khẩu của Việt Nam ở phân khúc chất lượng cao và có thương hiệu, nên giá xuất khẩu dự báo sẽ sớm khởi sắc trở lại.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.