Ứng dụng công nghệ cao trong nuôi tôm thẻ chân trắng
(TTV) - Thời gian qua, nhiều địa phương trên địa bàn Thanh Hóa đã tập trung chuyển đổi từ nuôi tôm quảng canh cải tiến sang nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao, nuôi trên các ao có mái che. Hình thức nuôi tôm này này khắc phục được những hạn chế về môi trường, khí hậu, thời tiết và có thể thâm canh tăng vụ nên đạt giá trị kinh tế cao.
Cuối năm 2021, anh Nguyễn Ngọc Đoàn, ở Phường Trúc Lâm, thị xã Nghi Sơn đã nhận thuê 12,8 ha để đầu tư nuôi tôm thẻ chân trắng ứng dụng công nghệ cao. Bước đầu, anh xây dựng 22 ao nuôi có mái che với tổng diện tích 1,25 ha. Hình thức nuôi này đảm bảo được an toàn dịch bệnh,1 năm nuôi được 2,5 vụsản lượng đạt 50 tấn/1 ha/ vụ.
Theo các hộ nuôi trồng thủy sản, trung bình, đầu tư một ao nổi có mái che diện tích 500 m2, chi phí từ 300 triệu đến 500 triệu đồng tùy vật liệu sử dụng. Nếu cải tạo từ ao ngoài trời sang nuôi trong nhà màng, nhà lưới chi phí thấp hơn do tận dụng nền ao có sẵn, bớt được công san lấp. Nuôi tôm thâm canh công nghệ cao thường sử dụng hệ thống ao lắng chiếm 2/3diện tích nên nguồn nước cung cấp đảm bảo an toàn, kiểm soát dịch bệnh tốt.
Hệ thống mái che giúp điều hòa được nhiệt độ, đặc biệt giữ được nhiệt độ phù hợp với con tôm trong mùa đông. Hiện nuôi tôm trong nhà màng, nhà lưới ở Thanh Hóa, năng suất trung bình đạt 30-50 tấn/1 ha/1 vụ; giá trị thu nhậphàng chục tỷ đồng 1 ha, một năm. Tại các vùng nuôi tôm thuộc các huyện như Hậu Lộc, Nga Sơn, Quảng Xương, Hoằng Hóa, Nghi Sơn, đều có những hộ mở rộng đầu tư phát triển nuôi tôm thâm canh công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới.
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, hiện nay, diện tích nuôi tôm thẻ chân trắng thâm canh, ứng dụng công nghệ cao toàn tỉnh đạt 585ha với 658 hộ nuôi. Trong đó, có gần 100 ha được nuôi trong nhà có mái che. Đây là lựa chọn phù hợp, khắc phục được các yếu tố bất lợi về khí hậu, môi trường nước. Cùng với thực hiện các chính sách đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao, việc đầu tư đồng bộ hạ tầng vùng nuôi, đường điện là những điều kiện quan trọng để mô hình này được nhân rộng./.
Theo Bản tin THNM 29/7/2022
Thanh Hóa: Doanh thu bán lẻ hàng hoá năm 2024 đạt gần 198 nghìn tỷ đồng
Theo Sở Công thương Thanh Hoá, năm 2024, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh ước đạt gần 198 nghìn tỷ đồng, bằng 105,1% kế hoạch và tăng 14,3% so với cùng kỳ.
Vốn đầu tư từ Đức vào Việt Nam đạt 3,6 tỷ USD
Theo khảo sát của Phòng Công nghiệp và Thương mại Đức tại Việt Nam, luỹ kế đến nay đã có 530 dự án của các doanh nghiệp Đức đầu tư vào Việt Nam với tổng vốn đầu tư 3,6 tỷ USD.
Thị xã Nghi Sơn phấn đấu tốc độ tăng giá trị sản xuất năm 2025 đạt 19% trở lên
Ngày 19/12, Hội đồng nhân dân (HĐND) thị xã Nghi Sơn khóa XX, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức Kỳ họp thứ 17, đánh giá tình hình, kết quả thực hiện nhiệm vụ năm 2024, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm năm 2025 và một số nội dung quan trọng khác.
Thanh Hoá vượt mục tiêu xuất khẩu lao động năm 2024
Năm 2024, tỉnh Thanh Hóa đưa trên 13.800 lao động đi làm việc ở nước ngoài, vượt mục tiêu xuất khẩu lao động của cả năm. Kết quả này là do khai thác tốt thị trường truyền thống, mở rộng thị trường mới cùng hàng loạt chính sách hỗ trợ từ phía các đơn vị, địa phương trong tỉnh.
Xuất khẩu cá tra 11 tháng 2024 đạt 1,8 tỷ USD và đang trên đường về đích
Kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 11/2024 đạt 179 triệu USD, lũy kế đến hết tháng 11/2024 đạt 1,8 tỷ USD, tăng 10% so với cùng kỳ năm ngoái.
Tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025
Châu Á là thị trường xuất khẩu hàng nông lâm thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong 11 tháng đầu năm 2024 với thị phần 48,2%. Hai khu vực tiếp theo là châu Mỹ và châu Âu lần lượt là 23,7% và 11,3%... Theo các chuyên gia, tiềm năng xuất khẩu nông lâm thủy sản năm 2025 sang các khu vực là rất lớn.
Ngành thuế cả nước thu ngân sách nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Lần đầu tiên ngành thuế vượt 1,7 triệu tỷ đồng thu ngân sách năm. Thông tin được Tổng cục Thuế công bố tại Hội nghị trực tiếp kết hợp trực tuyến tổng kết công tác thuế năm 2024 và triển khai nhiệm vụ công tác thuế năm 2025; công bố Cổng Thông tin điện tử dành cho hộ, cá nhân kinh doanh đăng ký, kê khai, nộp thuế từ thương mại điện tử, kinh doanh trên nền tảng số, vừa diễn ra vào sáng ngày 19/12.
Yên Định có thêm 10 sản phẩm OCOP 3 sao
Để xây dựng thương hiệu, nâng cao giá trị sản phẩm theo chương trình mỗi xã một sản phẩm OCOP, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa đã tập trung nguồn lực, hỗ trợ chủ thể, hộ kinh doanh, hợp tác xã chú trọng đầu tư cải tiến quy trình sản xuất, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm.
Phục tráng, thâm canh 28.290 ha luồng
Đến đầu tháng 12 năm 2024, các huyện vùng thâm canh luồng đã hoàn thành kế hoạch thâm canh, phục tráng luồng năm 2024.
Cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá
Từ đầu năm đến tháng 12 năm 2024, Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa đã cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện an toàn thực phẩm cho 793 cơ sở, tàu cá. Trong đó có 134 cơ sở sản xuất, kinh doanh thực phẩm nông lâm thủy sản và 659 tàu cá có chiều dài từ 15m trở lên.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.