Ứng dụng công nghệ Flycam trong quản lý, vận hành lưới điện
Thực hiện quá trình chuyển đổi số, thời gian qua, Điện lực Thanh Hóa đã áp dụng nhiều công nghệ mới để phục vụ công tác quản lý, vận hành lưới điện. Trong đó, việc đưa vào sử dụng công nghệ máy bay không người lái có gắn camera – hay còn gọi là flycam để theo dõi, kiểm tra lưới điện đã góp phần nâng cao chất lượng hoạt động, tăng năng suất lao động. Ghi nhận tại Chi nhánh Điện lực Hoằng Hóa.
Hiện nay, Điện lực Hoằng Hóa đang quản lý, vận hành hệ thống lưới điện, gồm: đường dây trung thế với tổng chiều dài hơn 370 km và hơn 550 km đường dây hạ áp; phục vụ cấp điện cho hơn 50.000 khách hàng. Việc kiểm tra và bảo trì đường dây là một công việc quan trọng nhưng cũng rất nguy hiểm và tốn kém do nhiều chân cột, đường dây nằm ở vị trí phức tạp. Tuy nhiên, với việc sử dụng công nghệ Flycam - một loại thiết bị bay không người lái có khả năng chụp hình và quay phim từ trên cao - đã giúp công nhân quản lý, vận hành đường dây có thể quan sát được hành lang tuyến từ trên cao, kiểm tra hành lang ở những cung đoạn đường dây có địa hình khó tiếp cận như đi qua sông hồ, đồi núi hay khu vực đô thị. Nhờ đó mà hạn chế được việc cán bộ kỹ thuật, công nhân phải mất nhiều thời gian, công sức tiếp cận trực tiếp tại vị trí hoặc phải leo cao để thực hiện kiểm tra.
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Phòng Kinh doanh Tổng hợp, Điện lực Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Người công nhân quản lý vận hành phải đi đến từng vị trí cột để kiểm tra định kỳ ngày, định kỳ đêm nên hết sức vất vả. Từ khi có thiết bị flycam, chúng tôi nâng cao hiệu quả công việc. Khi kiểm tra đường dây, chúng tôi phát hiện được nguy cơ sự cố rất nhanh và kịp thời".
Việc sử dụng thiết bị flycam để quản lý hệ thống lưới điện được Điện lực Hoằng Hóa áp dụng từ năm 2020 đến nay. Hàng tháng, đơn vị sẽ bố trí từ 1-2 phiên bay flycam, mỗi phiên bay sẽ kiểm tra tổng thể được cột, xà, sứ, dây dẫn, mối nối, các nhánh vào đầu trạm biến áp.
Với việc trang bị các thiết bị cảm biến, flycam đã giúp thu thập thông tin về tình trạng của đường dây, để đơn vị có hình ảnh thực tế về các khiếm khuyết. Qua đó, so sánh với dữ liệu có sẵn để phân tích, nhận dạng tình trạng vận hành của thiết bị để có kế hoạch sửa chữa kịp thời, đảm bảo vận hành an toàn lưới điện. Giải pháp này đã giúp Điện lực Hoằng Hóa giảm thiểu nhiều sự cố do khiếm khuyết trên đường dây.
Ông Phạm Ngọc Hải, Phó Giám đốc Kỹ thuật, Điện lực Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Thời gian tới, việc ứng dụng flycam và tiến tới tích hợp trí tuệ nhân tạo AI - thiết lập đường bay tự động để nhận diện tồn tại lưới điện cần được Điện lực Hoằng Hóa nói riêng, ngành điện Thanh Hóa nói chung tiếp tục sử dụng thường xuyên và rộng rãi hơn nữa. Qua đó hỗ trợ đắc lực trong nhận diện tự động các nguy cơ sự cố lưới điện, giúp nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý vận hành.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.