Ứng dụng công nghệ giúp người tham gia bảo hiểm y tế hưởng lợi
Từ ngày 1/6/2021, người dân trên toàn quốc được sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID - Bảo hiểm xã hội số khi đi khám, chữa bệnh thay thế cho việc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế giấy. Việc triển khai này đã được các cơ sở khám, chữa bệnh và người dân tham gia bảo hiểm đón nhận và đánh giá cao...
Có thể thấy, bên cạnh hưởng những quyền và lợi ích thiết thực của chính sách bảo hiểm y tế, với việc đẩy mạnh "chuyển đổi số" của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam, người tham gia bảo hiểm y tế được trải nghiệm và ngày càng được tiếp cận, sử dụng những tiện ích đơn giản, thuận lợi nhất về thủ tục hành chính liên quan đến lĩnh vực bảo hiểm y tế, thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin...
Tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế
Thống kê của Bảo hiểm xã hội Việt Nam cho thấy, tính đến ngày 19/7/2022, cả nước đã có khoảng 26.322.237 tài khoản giao dịch điện tử cá nhân được đăng ký, phê duyệt (dùng để đăng nhập sử dụng ứng dụng VssID), trong đó có 713.018 người với 1.299.323 lượt sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế.
Theo đánh giá, việc khám, chữa bệnh thông qua hình thức sử dụng hình ảnh thẻ bảo hiểm y tế trên ứng dụng VssID đã mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh, cơ sở khám, chữa bệnh, nhất là giảm thời gian kê khai thông tin và đối chiếu dữ liệu khi khám, chữa bệnh, hạn chế việc phải làm thủ tục cấp lại thẻ bảo hiểm y tế giấy, giúp người tham gia không lo mất, hỏng thẻ giấy như trước đây…
Phó Giám đốc Trung tâm Công nghệ thông tin (Bảo hiểm xã hội Việt Nam) Nguyễn Hoàng Phương cho biết: Ðể đơn giản hóa hơn nữa thủ tục khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế, tạo điều kiện thuận lợi cho người dân không phải mang nhiều loại giấy tờ khi đi khám, chữa bệnh, thời gian qua, Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã phối hợp Bộ Công an (trực tiếp là Cục C06 - Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội) triển khai thực hiện việc xác thực thông tin công dân, triển khai sử dụng căn cước công dân, ứng dụng định danh điện tử quốc gia (VNEID) thay thế thẻ bảo hiểm y tế giấy để khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế theo Quyết định số 06/QÐ-TTg ngày 6/1/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Ðề án phát triển ứng dụng dữ liệu quốc gia về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến năm 2030.
Hiện nay, về cơ bản người dân đã có thể sử dụng căn cước công dân để đi khám, chữa bệnh. Sau gần năm tháng triển khai thí điểm việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp, tính đến ngày 19/7/2022, toàn quốc đã có 6.856 cơ sở khám, chữa bệnh thực hiện tra cứu thông tin thẻ bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân với 335.647 lượt tra cứu thành công phục vụ việc khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế bằng căn cước công dân gắn chíp...
Hưởng lợi nhờ có Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế
Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế được Bảo hiểm xã hội Việt Nam đưa vào vận hành chính thức kể từ năm 2017, đến nay đã mang lại nhiều hiệu quả đối với người tham gia bảo hiểm y tế, cơ sở y tế, cơ quan bảo hiểm xã hội và các cơ quan quản lý. Trong đó, giúp người tham gia bảo hiểm y tế giảm đáng kể thời gian chờ khám, chữa bệnh, các thông tin về thẻ bảo hiểm y tế được tra cứu trực tuyến và cập nhật trực tiếp vào phần mềm quản lý khám, chữa bệnh của cơ sở y tế; các trường hợp gia hạn thẻ, đủ điều kiện miễn cùng chi trả được cập nhật ngay giúp người bệnh được bảo đảm đầy đủ quyền lợi khám, chữa bệnh ngay cả khi họ đang điều trị tại bệnh viện; người bệnh tự tra cứu được thông tin về chi phí điều trị, các dịch vụ đã sử dụng, minh bạch quyền lợi hưởng bảo hiểm y tế đồng thời tăng cường vai trò tham gia kiểm soát sử dụng quỹ khám, chữa bệnh của người tham gia bảo hiểm y tế...
Ðáng chú ý, cùng với việc công khai thanh toán chi phí khám, chữa bệnh, Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế đã giúp cho việc quản lý và sử dụng Quỹ Bảo hiểm y tế minh bạch, hiệu quả; đồng thời góp phần bảo đảm quyền lợi hợp pháp, hợp lý của người tham gia bảo hiểm y tế khi đi khám, chữa bệnh.
Hiện nay, Hệ thống thông tin giám định bảo hiểm y tế đã kết nối liên thông dữ liệu khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế với tất cả các cơ sở y tế từ tuyến xã đến Trung ương trên phạm vi toàn quốc. Toàn bộ dữ liệu đề nghị thanh toán khám, chữa bệnh bảo hiểm y tế của cơ sở khám, chữa bệnh gửi lên Hệ thống đều được mã hóa, quản lý chặt chẽ, bảo đảm an toàn, bí mật thông tin theo quy định. Dữ liệu đề nghị thanh toán được tự động giám định bằng bộ quy tắc dựa trên các quy định, quy trình kỹ thuật chuyên môn của Bộ Y tế. Hồ sơ vi phạm bị từ chối tự động hoặc đánh dấu để giám định trực tiếp trên hồ sơ bệnh án. Qua đó, giúp cơ quan bảo hiểm xã hội nhanh chóng, kịp thời phát hiện các chi phí khám, chữa bệnh cơ sở y tế đề nghị thanh toán không đúng quy định hoặc không phù hợp cần tập trung giám định.
Thông qua các chức năng của hệ thống, nhiều trường hợp thanh toán sai quy định đã được phát hiện nhanh chóng như: thanh toán tiền giường bệnh sai quy định; thanh toán dịch vụ nằm trong quy trình kỹ thuật; thanh toán trùng lặp; sai phân loại phẫu thuật; thanh toán thuốc chỉ định không đúng hướng dẫn sử dụng và điều kiện thanh toán; chia nhỏ đợt điều trị, kéo dài ngày điều trị nội trú; chỉ định vào điều trị nội trú quá mức cần thiết; khám, chữa bệnh nhiều lần, cấp trùng thuốc; thống kê thanh toán bảo hiểm y tế không đúng đối với các trường hợp mắc Covid-19…
Có thể thấy, thông qua việc cải cách thủ tục hành chính, đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số của ngành Bảo hiểm xã hội Việt Nam đã mang lại nhiều tiện ích, tạo thuận lợi, tiết kiệm thời gian, chi phí khi tham gia, thụ hưởng các chế độ, chính sách bảo hiểm y tế cho người tham gia. Từ đó khuyến khích người dân tích cực tham gia bảo hiểm y tế, góp phần hoàn thành mục tiêu bảo hiểm y tế toàn dân.
Công an huyện Quảng Xương điều tra, khám phá nhanh, bắt giữ 4 đối tượng trộm cắp tài sản
Chỉ sau 4h nhận được tin báo tố giác tội phạm, chiều 19/12/2024, Công an huyện Quảng Xương đã điều tra, làm rõ và bắt giữ 4 đối tượng trộm cắp tài sản, gồm: Nguyễn Văn Toán, sinh năm 1972; Nguyễn Văn Thạch, sinh năm 1978; Ngô Quốc Chung, sinh năm 1969 và Trịnh Sỹ Hoan, sinh năm 1980 đều ở xã Quảng Yên, huyện Quảng Xương.
Công an huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa tạm giữ các đối tượng có hành vi cưỡng đoạt tài sản
Qua công tác nắm tình hình, Công an huyện Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa phát hiện trên địa bàn có một số đối tượng tự xưng là nhà báo có hành vi Cưỡng đoạt tài sản.
Nga Sơn đẩy mạnh quy hoạch phát triển đô thị
Nhiệm kỳ 2020 - 2025, Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện Nga Sơn đề ra mục tiêu nâng tỷ lệ đô thị hóa lên hơn 15%. Để thực hiện mục tiêu này, Nga Sơn đã đẩy mạnh công tác quy hoạch phát triển đô thị, đầu tư cơ sở hạ tầng.
Chữ ký số là một thành phần của hạ tầng số Việt Nam
Tại "Chiến lược hạ tầng số đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030", Chính phủ xác định chữ ký số và chứng thực chữ ký số là một yếu tố thuộc hạ tầng tiện ích số và công nghệ số. Mục tiêu đặt ra trong chiến lược là tỷ lệ dân số trưởng thành có chữ ký số hoặc chữ ký điện tử đạt trên 50% vào năm 2024 và hơn 70% vào năm 2030.
Hơn 38 triệu tài khoản ngân hàng cài đặt sinh trắc học
Theo Ngân hàng Nhà nước, sau 3 tháng triển khai cập nhất dữ liệu sinh trắc học, tổng số dữ liệu sinh trắc học đã được thu thập đạt khoảng 38 triệu tài khoản. Số vụ lừa đảo trực tuyến giảm hơn 50%.
Hướng tới 70% người dân trưởng thành Việt Nam sử dụng dịch vụ công trực tuyến vào năm 2030
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt Đề án "Tuyên truyền, phổ biến, nâng cao chất lượng về cung cấp và sử dụng hiệu quả dịch vụ công trực tuyến đến năm 2025, định hướng đến năm 2030".
Ứng phó với làn sóng thương mại điện tử xuyên biên giới
Hàng Việt đang đứng trước nhiều khó khăn và thách thức khi bị làn sóng thương mại điện tử giá rẻ cạnh tranh khốc liệt, đòi hỏi doanh nghiệp Việt cần phải nâng cao nội lực để ứng phó.
Ngành Thuế cả nước thu ngân sách Nhà nước vượt 1,7 triệu tỷ đồng
Năm 2024, tổng thu ngân sách Nhà nước do toàn ngành Thuế quản lý ước đạt trên 1 triệu 700 nghìn tỷ đồng, bằng 116% dự toán, tăng 13,7% so với năm 2023.
Năm 2025, Việt Nam có thể đạt tăng trưởng GDP hơn 8%
Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) – Bộ Kế hoạch và Đầu tư cho biết: tăng trưởng GDP của Việt Nam trong năm 2024 dự báo đạt 7,25% và năm 2025 dự kiến đạt trên 8%.
Bản tin Sức khỏe 23/12/2024
Bản tin Sức khỏe 23/12/2024 có những nội dung chính sau: - Congo xác nhận bệnh lạ khiến nhiều người chết là sốt rét - Thời tiết giá rét ảnh hưởng đến sức khỏe người cao tuổi - Thanh Hoá nỗ lực thực hiện Bộ tiêu chí quốc gia về y tế xã đến năm 2030.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.