Ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều dưỡng
Xác định vai trò, tầm quan trọng của điều dưỡng viên chính là lực lượng tiếp xúc trực tiếp và thường xuyên với bệnh nhân, nên các bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá hiện nay đang tập trung ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều dưỡng. Điều này góp phần cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng chăm sóc sức khỏe người bệnh ngày một tốt hơn.
Trước đây, khi hồ sơ, bệnh án giấy được sử dụng phổ biến, chị Dương Thị Yến, điều dưỡng của Bệnh viện Đa khoa Hải Tiến phải ghi chép rất nhiều giấy tờ; hồ sơ cũng dễ thất lạc hoặc hư hỏng theo thời gian. Từ khi ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý hồ sơ và dữ liệu bệnh nhân đã giúp chị Yến theo dõi hồ sơ bệnh án một cách dễ dàng hơn.
Chị Dương Thị Yến, Điều dưỡng Bệnh viện Đa khoa Hải Tiến, cho biết: "Việc ứng dụng công nghệ thông tin trong công tác điều dưỡng giúp chúng em có thời gian chăm sóc bệnh nhân, hồ sơ lưu giữ đầy đủ, an toàn hơn".
Từ năm 2023, Bệnh viện Đa khoa Hải Tiến bắt đầu áp dụng công nghệ thông tin trong thực hiện các quy trình khám chữa bệnh. Trong đó, bệnh viện đã tập trung triển khai bệnh án điện tử, giúp số hóa toàn bộ quy trình khám chữa bệnh; triển khai app My Medic, cho phép đặt lịch khám chữa bệnh và dịch vụ khám tại nhà, tư vấn khám chữa bệnh online và tra cứu kết quả khám chữa bệnh, khám sức khỏe. Hệ thống Zalo gửi tin nhắn chăm sóc khách hàng và ghi nhận phản hồi trực tiếp từ khách và Hệ thống CRM tự động nhắc lịch hẹn, lịch tái khám của bệnh nhân từ đó giúp cho việc chăm sóc bệnh nhân đầy đủ…
Anh Đỗ Xuân Tình, Giám đốc công nghệ Công ty Meditech, cho biết: "Thời gian đầu triển khai gặp khó khăn, vì liên quan đến trình độ công nghệ thông tin và thay đổi luồng làm việc nhưng khi hệ thống hoạt động một thời gian thì cơ bản các luồng làm việc trơn tru, giảm thiểu nhiều thủ tục hành chính".
Nếu như trước đây, việc ứng dụng công nghệ thông tin chủ yếu vào mục đích quản trị bệnh viện, thì hiện nay, công nghệ thông tin đã hiện diện ở nhiều khâu, nhất là quá trình khám lâm sàng. Nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh đã chú trọng đầu tư, xây dựng hệ thống quản lý công tác điều dưỡng, chăm sóc bệnh nhân bằng phần mềm công nghệ thông tin, thực hiện số hóa các dữ liệu quản lý bệnh nhân. Đồng thời, đẩy mạnh đào tạo, chuyển giao công nghệ cho đội ngũ điều dưỡng, giúp nâng cao trình độ công nghệ, hướng đến sự hài lòng của người bệnh.
Anh Lê Văn Vượng, Điều dưỡng trưởng Khoa hồi sức tích cực sơ sinh, Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, cho biết: "Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp khoa có thông tin bệnh nhân chính xác, cập nhật các y lệnh nhanh chóng giúp điều dưỡng có nhiều thời gian chăm sóc bệnh nhân, việc báo cáo nhanh gọn, việc phối hợp với các khoa cũng thuận tiện hơn".
Trong thời đại ngày nay, việc ứng dụng công nghệ thông tin vào chăm sóc sức khỏe đóng vai trò quan trọng và sẽ trở thành xu thế tất yếu trong tương lai. Với sự hỗ trợ của công nghệ, công tác chăm sóc sức khoẻ cho Nhân dân của các điều dưỡng viên sẽ tốt hơn, chính xác hơn và giảm thiểu nhiều rủi ro hơn.
Triển khai chiến dịch tiêm vaccine sởi tại 18 tỉnh, thành phố
Bộ Y tế vừa có kế hoạch triển khai chiến dịch tiêm chủng vaccine sởi năm 2024 tại 18 tỉnh, thành phố với 135 huyện ở 3 miền Bắc - Trung - Nam.
Gia tăng bệnh nhi nhập viện sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9
Ghi nhận tại Bệnh viện Nhi Thanh Hóa, số lượng bệnh nhi đến khám, điều trị sau kỳ nghỉ lễ Quốc khánh tăng mạnh.
Chủ động phòng đột quỵ có nguyên nhân từ thận
Suy thận có thể được chữa khỏi khi phát hiện và điều trị sớm, ngược lại bệnh sẽ diễn tiến sang giai đoạn kế tiếp gây ra nhiều biến chứng, trong đó có thể gây đột quỵ.
Ra mắt vaccine phế cầu Pneumovax
Từ ngày 28/8, vaccine mới phòng 23 chủng phế cầu nguy hiểm, kịp thời bảo vệ sức khỏe cho trẻ em và người lớn trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp, đã được triển khai tiêm chủng tại gần 200 Trung tâm tiêm chủng VNVC trên toàn quốc. Hiện VNVC là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam có vaccine này phục vụ cho người dân nhờ đặt hàng sớm với hãng dược phẩm của MỸ - MSD.
Tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam đang ở mức báo động
Tình trạng kháng thuốc tại Việt Nam đang ở mức báo động, đặc biệt là với các bệnh lao, sốt rét và nhiễm trùng từ bệnh viện. Đây là thông tin tại Hội nghị bàn tròn cấp cao về kháng thuốc, do các tổ chức của Liên Hợp Quốc tại Việt Nam vừa tổ chức.
Đề nghị sử dụng vitamin A trong điều trị hỗ trợ bệnh sởi ở trẻ em
Bộ Y tế vừa ban hành công văn gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc sử dụng vitamin A trong điều trị bệnh sởi ở trẻ em.
Số người bị tai nạn giao thông nhập viện giảm mạnh
Trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ Quốc khánh 2/9, số người nhập viện do tai nạn giao thông, tai nạn thương tích không tăng so với ngày thường và giảm mạnh so với cùng kỳ năm 2023. Đó là đánh giá của nhiều bệnh viện trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa sau 3 ngày phục vụ bệnh nhân dịp nghỉ lễ.
Đề xuất tăng thời hạn giấy khám sức khỏe lái xe lên 12 tháng
Bộ Y tế đang dự thảo Thông tư thay thế Thông tư liên tịch số 24/2015 quy định về tiêu chuẩn sức khỏe, việc khám sức khỏe đối với người lái xe, người điều khiển xe máy chuyên dùng; việc khám sức khỏe định kỳ đối với người lái xe ô tô. Theo đó, Bộ đề xuất nâng thời hạn sử dụng của giấy khám sức khỏe đối với người lái xe lên 12 tháng, thay vì 6 tháng như quy định hiện hành. Nếu được thông qua, dự kiến Thông tư này có hiệu lực kể từ ngày 1/1/2025.
Đề xuất hỗ trợ hàng tháng nhân viên y tế thôn, bản
Bộ Y tế đang dự thảo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ quy định về việc hỗ trợ hàng tháng đối với nhân viên y tế thôn, bản, cô đỡ thôn bản.
Thực hiện tháng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc đợt 2 năm 2024
Ủy ban Nhân dân tỉnh Thanh Hóa vừa ban hành Kế hoạch thực hiện "Tháng tổng vệ sinh, khử trùng, tiêu độc môi trường phòng, chống dịch bệnh gia súc, gia cầm" trên địa bàn tỉnh đợt 2 năm 2024,
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.