Ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực lao động, người có công
Nhằm nâng cao hiệu quả trong công tác quản lý, điều hành, thích ứng với quá trình chuyển đổi số, thời gian qua, ngành lao động - thương binh và xã hội tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong lĩnh vực lao động, người có công. Việc số hóa thông tin đã góp phần nâng cao hiệu quả trong công tác giải quyết việc làm, giảm tỷ lệ thất nghiệp trên địa bàn cũng như thực hiện hiệu quả các chính sách người có công.
Nếu như trước đây, sau khi tiếp nhận hồ sơ cần giải quyết chế độ chính sách cho người có công và các đối tượng bảo trợ xã hội, anh Lê Quang Hòa cán bộ chính sách xã Yên Hùng, huyện Yên Định phải trực tiếp đưa lên phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện để xử lí. Nhưng hiện nay, việc thực hiện các chính sách cho gia đình người có công đã thuận tiện hơn rất nhiều. Chỉ với một vài thao tác trên máy tính và thông qua phần mềm số hóa người có công, anh Hòa đã hoàn thành việc nhập dữ liệu, tìm kiếm hồ sơ cho công dân.

Anh Lê Quang Hòa, Cán bộ chính sách của UBND xã Yên Hùng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa
Anh Lê Quang Hòa, Cán bộ chính sách của UBND xã Yên Hùng, huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Số hóa hồ sơ thuận tiện rất nhiều cho người dân, chỉ cần ở nhà người dân gửi nội dung yêu cầu cho chúng tôi và sau khi gưi hồ sơ đi qua phần mềm chúng tôi sẽ hẹn ngày trả kết quả cho người dân".
Thực hiện đề án 06, đối với lĩnh vực người có công huyện Yên Định đã triển khai đồng bộ thủ tục hành chính gồm: cấp đổi bằng tổ quốc ghi công, cấp giấy giới thiệu thăm viếng mộ liệt sĩ, thực hiện thủ tục chi trả hỗ trợ thăm viếng mộ liệt sĩ, Hỗ trợ mai táng phí, trợ cấp mai táng, gọi tắt là thủ tục liên thông khai sinh – khai tử. Theo đó, người dân chỉ cần khai báo dữ liệu 1 lần duy nhất về thủ tục đăng ký trên Cổng dịch vụ công trực tuyến, các cơ quan chức năng sẽ chủ động tiếp nhận, xử lý hồ sơ, trả kết quả các thủ tục liên quan khác một cách đồng bộ, thống nhất. Hiện 100% các xã, thị trấn trên địa bàn huyện đã thực hiện hỗ trợ tri trả mai táng phí cho người có công một cách nhanh nhất, huyện cũng đã làm sạch và nhập dữ liệu hồ sơ cho 3881 người có công, đạt 100%.

Tại huyện Thiệu Hóa, nhận thấy rõ sự quan trọng của ứng dụng công nghệ thông tin trong số hóa hồ sơ người có công, Phòng Lao động-thương binh và xã hội huyện đã chủ động tham mưu và chỉ đạo các xã trên địa bàn huyện thực hiện số hóa hồ sơ người có công đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng. Việc số hóa hồ sơ giúp cho việc lưu trữ hồ sơ, quản lý hồ sơ gốc được lâu dài. Cùng với đó, huyện tích cực thực hiện việc chi trả chi trả các khoản trợ cấp qua tài khoản cho đối tượng hưởng chính sách an sinh xã hội đã đăng ký tài khoản ngân hàng.

Ông Lê Duy Quang, Phó phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Lê Duy Quang, Phó phòng Lao động, Thương binh và Xã hội huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Phòng đã tham mưu cho huyện và triển khai đến các xã, hiện nay tất cả các xã đã triển khai thực hiện. Việc số hóa hồ sơ thông tin người có công được cập nhật chính xác".
Sở Lao động - Thương binh và Xã hội tỉnh Thanh Hóa hiện đang quản lý, lưu trữ gần 400.000 hồ sơ thuộc 11 đối tượng người có công. Đến thời điểm này, Thanh Hóa có 330.000 hồ sơ của người có công được số hóa. Việc số hóa hồ sơ người có công có ý nghĩa quan trọng tránh thất lạc, hư hỏng hồ sơ, thuận lợi trong việc tra cứu, truy lục hồ sơ, đơn giản hóa thủ tục hành chính. Phần mềm số hóa hoạt động ổn ứng nhu cầu cập nhật hồ sơ, tra cứu thông tin, giấy tờ phục vụ giải quyết chính sách, chế độ kịp thời, chính xác. Sở Lao động, Thương binh và xã hội cũng hướng dẫn, chỉ đạo UBND các huyện, thị xã, thành phố đẩy mạnh thực hiện việc chi trả thông qua tài khoản cho đối tượng hưởng chính sách đã đăng ký tài khoản ngân hàng, ví điện tử, tài khoản Mobile money. Tuy nhiên, trong quá trình thực hiện việc chi trả các khoản trợ cấp qua tài khoản cho đối tượng người có công cũng gặp một số khó khăn.

Thực hiện chủ trương chuyển sổi số của tỉnh, Sở Lao động-thương binh và xã hội Thanh Hóa đã chủ động tham mưu, phối hợp các đơn vị thực hiện số hóa hồ sơ đảm bảo đúng tiến độ, chất lượng. Đồng thời, sở ban hành các kế hoạch về việc ứng dụng công nghệ thông tin, phát triển chính quyền số và bảo đảm an toàn thông tin mạng, giai đoạn 2021-2025. Theo đó, Sở tích cực xây dựng, hoàn thiện cơ sở dữ liệu chuyên ngành hệ thống phần mềm tra cứu hồ sơ trực tuyến người có công; trợ cấp ưu đãi người có công, cơ sở dữ liệu cung, cầu lao động;... Được triển khai từ tháng 5 năm 2023, Phần mềm cập nhật dữ liệu việc tìm người – người tìm việc đã trở thành một trong những công cụ hữu ích, phục vụ có hiệu quả cho việc kết nối cung cầu lao động tại Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa. Phần mềm này tích hợp nhu cầu tuyển dụng của doanh nghiệp, các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh; đồng thời, cập nhật số lượng người lao động đang có nhu cầu tìm kiếm việc làm trong và ngoài tỉnh. Thông qua việc cập nhật các dữ liệu, phần mềm sẽ phân tích tình hình cung cầu lao động, đồng thời, đưa ra dự báo xu hướng việc làm của người lao động.
Cùng với phần mềm cập nhật cơ sở dữ liệu việc tìm người – người tìm việc, Trung tâm Dịch vụ việc làm Thanh Hóa còn đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin trong tư vấn, giới thiệu việc làm. Từ đầu năm 2023, fanpage cung cấp thông tin về thị trường việc làm Trung tâm được nâng cấp, đổi mới giao diện với số lượng truy cập đạt từ 500 - 700 lượt/ngày đã giúp nhà tuyển dụng và người lao động dễ tiếp cận, dễ tìm kiếm việc làm phù hợp với trình độ và năng lực bản thân. Không chỉ đăng tải các thông tin về việc làm trong nước, trang fanpage còn có nhiều thông tin hữu ích về thị trường việc làm ngoài nước tại nhiều quốc gia trên thế giới. Quá trình đẩy mạnh chuyển đổi số đã giúp Trung tâm dịch vụ việc làm Thanh Hóa nâng cao năng lực quản lý, điều hành, nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ, cải thiện chất lượng dịch vụ công, giảm thời gian, chi phí cho người dân và doanh nghiệp. Trong 9 tháng năm 2023, Trung tâm đã cung cấp thông tin thị trường lao động và các chính sách liên quan cho trên 119.000 lượt người, tăng 23,2% so với cùng kỳ năm 2022.

Việc ứng dụng công nghệ thông tin nhằm đẩy mạnh chuyển đổi số trong lĩnh vực lao động, người có công đã từng bước thay đổi hình thức làm việc từ hành chính, giấy tờ sang điều hành, xử lý công việc trên môi trường mạng; giúp hoạt động của cơ quan, đơn vị ngày càng hoàn thiện hơn. Thời gian tới, Sở Lao động, Thương binh và xã hội Thanh Hóa tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động ứng dụng công nghệ thông tin, số hóa trong lĩnh vực lao động, việc làm, người có công, nhất là liên kết với các tỉnh khác để liên kết hồ sơ người có công nhằm khai thác, sử dụng hồ sơ. Phối hợp với Bộ LĐTB&XH hoàn chỉnh việc số hóa trong thời gian tới để thống nhất trong toàn quốc.

Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025
Theo dữ liệu mới nhất từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), tốc độ tải xuống trung bình của mạng băng rộng di động trên cả nước trong tháng 4/2025 đạt 77,19 Mbps, trong khi tốc độ tải lên trung bình là 27,37 Mbps. Đáng chú ý, chất lượng mạng di động trong tháng qua ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.

31 đội tranh tài tại chung kết Sáng kiến Khoa học 2025
Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 do VnExpress tổ chức đã bước vào vòng chung kết sau hơn 3 tháng triển khai. Trong số 199 hồ sơ vòng sơ loại, có 31 bài thi được chọn vào vòng chung kết dựa trên đánh giá của hội đồng giám khảo và bình chọn của độc giả.

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức
Tập đoàn FPT vừa hoàn tất thương vụ mua công ty tư vấn công nghệ thông tin uy tín trong ngành năng lượng của Đức.

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số
Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” đã được một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa triển khai tích cực. Mục tiêu là hỗ trợ người dân các kỹ năng số để vận dụng trong đời sống.

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G
Tính đến hết quý I/2025, các nhà mạng Việt Nam đã lắp đặt 10.600 trạm BTS 5G và dự kiến tăng 5 lần trong năm nay.

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động
Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa
Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ
CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.