ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ứng dụng công nghệ trong nuôi cấy giống cây lâm nghiệp

Nhân giống cây lâm nghiệp bằng phương pháp nuôi cây mô tế bào là phương pháp có nhiều ưu điểm nổi trội so với các phương pháp truyền thống như giâm hom, gieo hạt. Thời gian qua, ngành nông nghiệp Thanh Hóa đã ứng dụng tiến bộ khoa học trong chọn lọc, lai tạo giống cây keo lai bằng phương pháp nuôi cấy mô để trồng rừng gỗ lớn, góp phần tăng năng suất, chất lượng rừng trồng.

07/09/2023 15:18

Nuôi cấy mô tế bào thực vật là tổng hợp những kỹ thuật được sử dụng để duy trì và nuôi cấy các tế bào, mô hoặc cơ quan thực vật trong điều kiện vô trùng trên môi trường nuôi cấy giàu dinh dưỡng với những thành phần đã xác định. Với công nghệ này sẽ tạo ra những giống cây trồng được trẻ hóa, khỏe, sạch bệnh.  Giống cây nuôi cấy mô được tạo ra với số lượng lớn, có độ đồng đều cao và giữ nguyên vẹn đặc tính sinh học của cây bố mẹ. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, phòng phân tích và thí nghiệm - Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức nghiên cứu, triển khai và ứng dụng quy trình nuôi cấy mô cây Keo lai.

Để có những cây giống đồng đều, đảm bảo chất lượng bằng phương pháp nuôi cấy mô thì khâu chọn cây mẹ để làm nguyên liệu nhân giống đặc biệt quan trọng. Chính vì vậy, đội ngũ kỹ thuật viên tại Viện nông nghiêp Thanh Hóa đã chọn những chồi Keo khỏe mạnh và không có sâu bệnh để làm giống nuôi cấy. Vật liệu nuôi cấy mô cây keo lai ban đầu là các chồi dài 10 - 15 cm được lấy từ cây mẹ 6 tháng đến 1 năm tuổi vào buổi sáng các ngày nắng, sau đó được rửa sạch bằng nước cất vô trùng và cồn 70% trong 30 giây. Mẫu nuôi cấy mô được nuôi trong điều kiện nhiệt độ phòng thí nghiệm từ 10- 25 độ C, ánh sáng được duy trì từ 10 - 12h, đảm bảo độ thoáng khí cho mẫu phát triển.  Giống cây keo lai nuôi cấy mô được nuôi dưỡng và tăng trưởng trong ống nghiệm cho đến lúc đủ tiêu chuẩn về chiều cao, rễ lá phát triển hoàn chỉnh sẽ được đưa ra ngoài vườn ươm tiến hành giâm hom ngoài thực địa. Do được áp dụng nghiêm ngặt quy trình sản xuất theo công nghệ nuôi cấy mô tế bào thực vật nên khi đưa ra trồng rừng, cây keo lai ít bị sâu bệnh, sinh trưởng và phát triển nhanh, tỷ lệ sống đạt 100%.  

Ứng dụng công nghệ trong nuôi cấy giống cây lâm nghiệp - Ảnh 2.

Ứng dụng công nghệ trong nuôi cấy giống cây lâm nghiệp - Ảnh 3.

Bà Hồ Thị Quyên, Kỹ thuật viên phòng Phân tích thí nghiệm- Viện nông nghiệp Thanh Hóa

Bà Hồ Thị Quyên, Kỹ thuật viên phòng Phân tích thí nghiệm- Viện nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Các kỹ thuật viên tuân thủ các quy trình trong phòng thí nghiệm, các thao tác tỷ mỷ, cẩn thận,cho ra các cây giống chất lượng".

Keo lai nuôi cấy mô khi trồng ngoài thực địa, cây sinh trưởng và phát triển nhanh, thân thường lên thẳng, ít phân cành, không chẻ thân, chịu được gió mạnh, ít đổ ngã. Với các đặc tính ưu việt này, giống keo lai nuôi cấy mô đang được Công ty cổ phần giống lâm nghiệp Thanh Hóa ươm trồng hàng năm khoảng 3 triệu cây, chiếm 50% thị phần cây giống ra thị trường.  

Để đảm bảo nguồn giống đạt chuẩn, nhà giâm hom và nhà lưới huấn luyện cây giống ngoài thực địa được công ty làm bằng  khung sắt chống gỉ, có hệ thống lưới che điều tiết ánh sáng, tưới phun sương tạo ẩm. Các hệ thống điều tiết khí hậu môi trường nuôi dưỡng cây giống được điều khiển bán tự động hoặc tự động hoàn toàn. Việc phòng trừ sâu bệnh được chú trọng ngay từ khi mới gieo ươm và trong suốt thời gian chăm sóc. Tại vườn ươm, tất cả các lô cây giống đều có biển tên rõ ràng, sổ nhật ký theo dõi từng lô, từng luống, tạo thuận lợi cho cơ quan chức năng quản lý, giám sát và cấp giấy chứng nhận nguồn gốc cây giống.

Ứng dụng công nghệ trong nuôi cấy giống cây lâm nghiệp - Ảnh 4.

Ông Lê Như Viện, Kỹ sư lâm nghiệp, Công ty cổ phần giống lâm nghiệp Thanh Hóa cho biết thêm: "Tuân thủ mọi biện pháp khi nhập cây giống về vườn ươm; nhập giống của các viện nghiên cứu đầu ngàng về giống lâm nghiệp, có kiểm nghiệm của cơ quan chuyên môn".

Ứng dụng công nghệ trong nuôi cấy giống cây lâm nghiệp - Ảnh 5.

Ông Trịnh Văn Đông, Kỹ thuật viên, Công ty cổ phần giống lâm nghiệp Thanh Hóa

Ông Trịnh Văn Đông, Kỹ thuật viên, Công ty cổ phần giống lâm nghiệp Thanh Hóa chia sẻ: "Quá trình chăm sóc, luyện cây giống ngoài thực địa cần thao tác cẩn thận, kỹ thuật viên sử dụng thành thạo các thiết bị công nghệ hiện đại để chăm sóc vườn ươm".

Mỗi năm, tỉnh Thanh Hoá phấn đấu trồng mới 10 nghìn ha rừng và trên 7 triệu cây phân tán. Các địa phương và Ban quản lý rừng trên địa bàn tỉnh cần khoảng 22 triệu cây giống để thực hiện trồng rừng theo kế hoạch. Theo đó, việc ứng dụng tiến bộ kỹ thuật trong nuôi cấy mô cây keo lai đã và đang tạo ra cây giống có chất lượng cao, số lượng lớn, đáp ứng yêu cầu cơ cấu lại ngành lâm nghiệp. Qua khảo sát trồng rừng bằng giống Keo lai cấy mô cho sản lượng gỗ đạt từ 200 - 250m3 gỗ/ha, trong khi năng suất của Keo lai giâm hom chỉ đạt từ 130 - 150m3/ha. Với chi phí đầu tư trồng là tương đương nhưng về hiệu quả kinh tế thì trồng rừng Keo lai cấy mô đạt từ 160 - 200 triệu đồng/ha, cao hơn 100 triệu đồng so với rừng Keo lai giâm hom.

Ứng dụng công nghệ trong nuôi cấy giống cây lâm nghiệp - Ảnh 6.

Cây Keo lai được xác định là một trong những cây trồng chủ lực  mũi nhọn được ưu tiên trong đề án tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Thanh Hóa, với mục tiêu chính là nâng cao hiệu quả kinh tế của rừng trồng theo hướng tạo nguồn nguyên liệu tập trung, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến gỗ xuất khẩu, gắn mô hình trồng rừng thâm canh gỗ lớn với chế biến và tiêu thụ sản phẩm.         

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ ngày 04/09/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Cục Viễn thông yêu cầu các nhà mạng thực hiện nghĩa vụ ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam

Cục Viễn thông yêu cầu các nhà mạng thực hiện nghĩa vụ ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam

08:09 , 26/05/2025

Cục Viễn thông - Bộ Khoa học và Công nghệ gửi văn bản đề nghị các doanh nghiệp viễn thông triển khai biện pháp ngăn chặn hoạt động của Telegram tại Việt Nam theo yêu cầu của cơ quan công an. Kết quả cũng như giải pháp thực hiện phải được báo cáo bằng văn bản về Cục trước ngày 2/6.

FPT lọt vào Top 40 châu Á

FPT lọt vào Top 40 châu Á

08:05 , 26/05/2025

Gartner - Công ty nghiên cứu và tư vấn về Công nghệ thông tin hàng đầu thế giới vừa công bố báo cáo thị phần dịch vụ Công nghệ thông tin toàn cầu, FPT lần đầu lọt Top 40 doanh nghiệp dịch vụ Công nghệ thông tin châu Á và Top 140 doanh nghiệp dịch vụ công nghệ thông tin trên quy mô toàn cầu.

Đoàn thanh niên thành phố Thanh Hoá xung kích trong phong trào “bình dân học vụ số”

Đoàn thanh niên thành phố Thanh Hoá xung kích trong phong trào “bình dân học vụ số”

08:02 , 26/05/2025

Với sự chủ động, sáng tạo, thời gian qua, đoàn thanh niên thành phố Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong phong trào bình dân học vụ số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn thành phố ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Thanh niên thành phố Thanh Hoá xung kích trong phong trào bình dân học vụ số

Thanh niên thành phố Thanh Hoá xung kích trong phong trào bình dân học vụ số

16:36 , 25/05/2025

Với sự chủ động, sáng tạo, đoàn thanh niên thành phố Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong phong trào bình dân học vụ số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn thành phố ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.

Trẻ em làm quen với công nghệ số - Nền tảng cho công dân số tương lai

Trẻ em làm quen với công nghệ số - Nền tảng cho công dân số tương lai

08:17 , 25/05/2025

Trong xu thế chung của toàn xã hội, việc trẻ em tiếp cận sớm với công nghệ là tất yếu. Điều này không chỉ giúp các em học tập hiệu quả hơn, mà còn góp phần hình thành kỹ năng sống cần thiết trong tương lai. Vì thế, tại nhiều trường học và trung tâm giáo dục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, việc giáo dục công nghệ số cho trẻ đang được quan tâm và triển khai một cách linh hoạt, phù hợp với từng độ tuổi.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng Nông thôn mới

Ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng Nông thôn mới

19:03 , 24/05/2025

Trong hành trình xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Thanh Hóa xác định khoa học công nghệ là yếu tố then chốt để tạo nên sự đột phá. Từ chuyển đổi số sâu rộng trong quản lý đến ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, khoa học công nghệ đang thực sự trở thành người bạn đồng hành, giúp bà con nông dân Thanh Hóa vươn lên, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.

Chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp

Chuyển đổi năng lượng xanh trong doanh nghiệp

19:01 , 24/05/2025

Trong bối cảnh toàn cầu đang đứng trước áp lực ngày càng lớn từ biến đổi khí hậu, cạn kiệt tài nguyên và xu thế tiêu dùng xanh lên ngôi, chuyển đổi năng lượng theo hướng xanh - sạch - bền vững không còn là xu hướng, mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc đối với mỗi địa phương, mỗi doanh nghiệp. Tại Thanh Hóa, quá trình này đang diễn ra mạnh mẽ không chỉ trong lĩnh vực công nghiệp, mà còn lan tỏa sang nông nghiệp và dịch vụ, tạo nên một hệ sinh thái kinh tế xanh đầy triển vọng.

Nhóm giảng viên ứng dụng AI sáng chế robot chiến trường

Nhóm giảng viên ứng dụng AI sáng chế robot chiến trường

18:59 , 24/05/2025

Nhận thấy vai trò ngày càng quan trọng của các thiết bị tự hành trong chiến tranh hiện đại, một nhóm giảng viên Học viện Kỹ thuật quân sự đã phát triển mẫu robot chiến trường có khả năng tự động bám, bắt và di chuyển linh hoạt trên mọi địa hình, từ dưới nước, trên cạn đến leo dốc 45 độ.

Đánh giá mô hình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa

Đánh giá mô hình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa

21:21 , 23/05/2025

Sáng 23/5, tại huyện Thọ Xuân, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa phối hợp với Công ty Faeger Việt Nam tổ chức Hội thảo đánh giá kết quả bước đầu và triển khai chương trình sản xuất lúa giảm phát thải khí nhà kính tại Thanh Hóa.

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force

Việt Nam dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force

08:06 , 23/05/2025

Theo báo cáo của Kaspersky, Việt Nam hiện đang dẫn đầu Đông Nam Á về số vụ tấn công dò tìm mật khẩu Brute Force, với gần 20 triệu cuộc tấn công trong năm 2024.