Ứng dụng học bạ số trong ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa
Bắt đầu từ năm học 2023 - 2024, ngành giáo dục tỉnh Thanh Hóa đã tích cực triển khai các bước nhằm thí điểm và tiến tới triển khai rộng rãi học bạ số góp phần tạo sự minh bạch trong quản lý kết quả học tập, rèn luyện của học sinh… Học bạ số được cho là giải pháp quan trọng để thúc đẩy mạnh mẽ nhiệm vụ cải cách hành chính, chuyển đổi số trong lĩnh vực giáo dục.
Trước đây, khi chưa triển khai học bạ số, sau khi kết thúc mỗi kỳ học, cô giáo Lê Thị Yến, giáo viên lớp 1, trường tiểu học Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa phải ghi chép và ký tay vào mỗi sổ học bạ của từng học sinh. Thế nhưng, kể từ năm học 2023 - 2024, nhà trường đã triển khai học bạ số ở khối lớp 1, giáo viên không phải ghi chép, tính toán kết quả và ký tay, thay vào đó có thể nhanh chóng điều chỉnh thông tin nếu có sai sót và thực hiện ký số.

Cô giáo Lê Thị Yến, Trường Tiểu học Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước đây khi dùng jọc bạ giấy, giáo viên phải mất rất nhiều thời gian cho việc viết nhận xét cho học sinh, độ chính xác không cao. Bây giờ, khi sử dụng học bạ điện tử, giáo viên tiết kiệm được nhiều thời gian, độ chính xác rất cao so với, đảm bảo tính an toàn trong việc lưu trữ học bạ, hồ sơ của học sinh".
Đến nay, trường Tiểu học Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa đã triển khai học bạ số ở 100% các khối lớp. Thời gian đầu triển khai học bạ số, cán bộ, giáo viên của nhà trường gặp một số khó khăn trong việc ứng dụng các phần mềm công nghệ. Tuy nhiên, nhà trường đã chủ động khắc phục khó khăn, vướng mắc, đến nay, 100% giáo viên, cán bộ quản lý nhà trường đã sử dụng thành thạo học bạ số.


Thầy giáo Nguyễn Trí Sơn, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Thầy giáo Nguyễn Trí Sơn, Hiệu trưởng trường Tiểu học Thiệu Viên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Năm đầu tiên thực hoeẹn học bạ số gặp khá nhiều khó khăn. Sau khi thực hiện được, giáo viên rất động tình, tiết kiệm được thời gian. Về công tác quản lý, nhà trường sử dụng các phần mềm quản lý hồ sơ, sổ sách giúp nhà trường đỡ cho công tác lưu trữ".
Đến nay, toàn tỉnh Thanh Hóa có trên 400 trường học sử dụng học bạ số. Đối với các trường học, phần mềm học bạ số giúp tiết kiệm thời gian và chi phí so với việc quản lý học bạ giấy thủ công do không phải in ấn. Giáo viên cũng được giảm bớt áp lực từ việc ghi chép. Bên cạnh đó, phụ huynh cũng có thể dễ dàng tra cứu kết quả học tập của con em mình.

Ông Đoàn Đăng Khoa, Trưởng phòng giáo dục huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Đoàn Đăng Khoa, Trưởng phòng giáo dục huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Chúng tôi đã triển khai học bạ số ở tất cả các cấp học trên địa bàn huyện… Học bạ số tích hợp trên phần mềm vnedu, rất thuận lợi".
Cô giáo Nguyễn Thị Thanh, Hiệu trưởng trường THCS Hoằng Quý, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Nhà trường phối hợp với nhà mạng tập huấn, hướng dẫn cho cán bộ giáo viên nhà trường về sử dụng học bạ số. Đến nay, việc sử dụng học bạ số rất thuận lợi cho giáo việc, đặc biệt là nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trường".

Hiện nay, Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa đã và đang phối hợp chặt chẽ với các đơn vị cung cấp giải pháp học bạ số trong việc rà soát, triển khai đồng bộ các giải pháp thực hiện thí điểm học bạ số. Bên cạnh đó, các cơ sở giáo dục đang chủ động liên hệ các nhà mạng cung cấp dịch vụ chữ ký số nhằm trang bị chữ ký số cho cá nhân, phục vụ công tác chuyên môn để các trường triển khai phần mềm đúng tiến độ.


Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ
CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Sáng ngày 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045”.

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị định quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.

Ứng dụng Vietinbank iPay Mobile - Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2025
Đón đầu làn sóng chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các Ngân hàng, VietinBank đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển ngân hàng số với Ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Đây được đánh giá là một ứng dụng ngân hàng số đột phá về dịch vụ lẫn thiết kế, đứng đầu về tốc độ và an toàn bảo mật, mang đến cho người dùng những trải nghiệm trọn vẹn khi giao dịch trên thiết bị di động. Và năm nay là lần thứ 8 liên tiếp VietinBank iPay Mobile - Hệ sinh thái ngân hàng số vạn năng được nhận giải thưởng Sao Khuê 2025.

Đến năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp sẽ làm trực tuyến
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát triển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao
Trong những năm gần đây, Công ty TNHH một thành viên Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa đã và đang trở thành điểm sáng trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa công nghệ cao ở xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung. Việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa đã góp phần cải thiện tầm vóc, chất lượng đàn bò và sản phẩm đầu ra. Đây được xem là hướng đi phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sữa và bảo vệ môi trường.

Việt Nam sắp có Trung tâm Dữ liệu siêu lớn
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel vừa chính thức khởi công Trung tâm Dữ liệu và Nghiên cứu phát triển công nghệ cao tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trung tâm dữ liệu có quy mô siêu lớn, thuộc Top 10 khu vực Đông Nam Á.

Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án sản xuất chip bán dẫn, AI
Chính phủ vừa đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất theo Luật Đất đai. Đáng chú ý là đề xuất miễn tiền thuê đất đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng điểm, sản phẩm phần mềm, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Các đơn vị viện, trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ số cũng được đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.