Ứng dụng khoa học công nghệ hướng tới xuất khẩu
Thời gian vừa qua, nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã không ngừng ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hướng tới thị trường xuất khẩu. Qua đó góp phần tiêu thụ nông sản, đảm bảo nguồn thu cho người lao động trên địa bàn tỉnh.
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2003, Nhà máy chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân - Công ty Cổ phần vật tư tổng hợp Thanh Hóa được đánh giá là một trong những Doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn có quy mô lớn tại Thanh Hóa. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm sức lao động của con người, Nhà máy đã đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại, công suất chế biến đạt 200 tấn sản phẩm/ngày, tương đương khoảng 900 tấn củ tươi. Quy trình sản xuất tinh bột sắn từ nguyên liệu sắn tươi đầu vào đến các khâu như: bóc vỏ, rửa sạch, băm, nghiền, tách bả, co bột, tách nước thành bột và đóng gói thành phẩm được vận hành theo dây chuyền khép kín. Đặc biệt, Nhà máy đã nhập thêm một số máy móc hiện đại của Đức và Thái Lan nhằm đưa ra thị trường sản phẩm tinh bột sắn có chất lượng tốt, hướng tới thị trường xuất khẩu.
Ông Lê Duy Tùng, Giám đốc Nhà máy chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Nhà máy đi vào hoạt động đã tròn 20 năm, có dây truyền công nghệ cao. Hiện tại, nhà máy nhập công nghệ là 70% từ Đức và 30% của Thái Lan. Chúng tôi sản xuất theo dây truyền khép kín. Năm 2024-2025, doanh nghiệp sẽ phấn đấu nâng công suất lên 200- 350 tấn/1 ngày, tương đương gần 1.200 ngàn tấn củ. Những sản phẩm nhà máy đưa ra đa số phục vụ cho sản xuất thuốc Tây, thực phẩm. Hiện 85% đã xuất đi Trung Quốc còn 15% tiêu thụ trong nước".
Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mỗi năm, Nhà máy chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân đã chế biến được từ 23- 25 ngàn tấn sắn và xuất khẩu được hơn 20 ngàn tấn tinh bột sắn, ước đạt trên 12 triệu USD. Qua đó, nhà máy không chỉ tiêu thụ hàng nghìn tấn sắn cho bà con ở Như Xuân và các huyện Mường Lát, Như Thanh mà còn giải quyết việc làm, tạo thu nhập ổn định cho nhiều lao động.
Anh Lê Văn Hoàng, Nhà máy chế biến nông – lâm sản xuất khẩu Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Trong 1 số năm gần đây, Ban lãnh đạo công ty luôn thay đổi công nghệ tiên tiến nhất nhất của ngành tinh bột sắn; đã đưa một số máy chủ chốt vào dây truyền nhắm giảm sức lao động, tăng năng suất trong ngày, trong năm. Vì thế, thu nhập của cán bộ, công nhân viên được tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Trung bình thu nhập bây giờ là 6 triệu đến 9 triệu 1 người/ tháng".
Được thành lập tháng 10/2022, Hợp tác xã tre Thăng Thọ chuyên sản xuất ống hút bằng tre, cốc tre, bình giữ nhiệt với vỏ bình bằng luồng... và các sản phẩm này đều được xuất khẩu đi các nước Mỹ, Canada... Hiện ống hút bằng tre của Hợp tác xã đã được công nhận sản phẩm OCOP 3 sao tỉnh Thanh Hóa. Nguyên liệu để sản xuất được Hợp tác xã mua tại các huyện miền núi của tỉnh, như Lang Chánh, Quan Hóa, Như Thanh, Bá Thước... Doanh thu của Hợp tác xã đạt hơn 300 triệu đồng/tháng, bảo đảm việc làm cho 15 lao động thường xuyên và 20 lao động thời vụ, thu nhập của người lao động đạt từ 5 triệu đồng đến 15 triệu đồng/người/tháng.
Ông Trịnh Đình Toàn, Giám đốc Hợp tác xã tre Thăng Thọ, huyện Nông Cống cho biết: "Hiện nay mặt hàng của chúng tôi bán ở trong và ngoài nước. Ngoài nước chủ yếu ở Canada và Úc,... Trong khi lưu hành ở Việt Nam và nước ngoài chúng tôi có những bản tét đảm bảo an toàn cho con người. Trong năm 2024 Hợp tác xã tre Thăng Thọ nhận được nhiều đơn hàng. Qua đó Hợp tác xã nhập nhiều máy móc thiết bị hiện đại về làm cho kịp tiến độ, tạo việc làm ổn định nhiều nhân công".
Tại doanh nghiệp Đông Trùng Hạ Thảo Đăng Khoa, Tiểu khu Long Khang, thị trấn Nga Sơn, những năm trước đây sản phẩm của công ty chủ yếu tiêu thụ ở thị trường trong tỉnh. Để mở rộng khách hàng trong nước và hướng tới xuất khẩu, đơn vị đã tập trung nâng cao chất lượng sản phẩm, đầu tư trang thiết bị máy móc để sản xuất, chế biến theo công nghệ tiên tiến, dán nhãn truy xuất nguồn gốc. Đến nay, doanh nghiệp đã đưa ra thị trường 8 dòng sản phẩm, trong đó có 6 các sản phẩm đã được chứng nhận OCOP 3 sao. Nhờ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin, các sản phẩm của doanh nghiệp đã có mặt tại nhiều tỉnh thành trong cả nước. Tuy nhiên, để sản phẩm của doanh nghiệp vươn ra thị trường thế giới thì công nghệ truy xuất nguồn gốc mà cơ sở đang sử dụng hiện nay vẫn chưa đáp ứng được yêu cầu khắt khe của những thị trường khó tính nước ngoài.
Ông Nguyễn Anh Tuấn, chủ cơ sở sản xuất Đông trùng hạ thảo Đăng Khoa, huyện Nga Sơn cho biết thêm: "Với mong muốn xuất khẩu các sản phẩm đông trùng hạ thảo thương hiệu Đăng Khoa ra thị trường quốc tế, muốn xuất khẩu được thì phải truy xuất nguồn gốc theo quốc tế quy định. Đề nghị UBND tỉnh tạo điều kiện giúp đỡ các doanh nghiệp được tiếp cận với công nghệ TXNG để cho doanh nghiệp phát triển các sản phẩm sang thị trường khó tính".
Theo thông tin từ Sở Công Thương Thanh Hóa, tình hình xuất khẩu trong 2 tháng đầu năm tiếp tục có dấu hiệu phục hồi tích cực. Tổng giá trị xuất khẩu tháng 2/2024 ước đạt 471,3 triệu USD, bằng 78,6% so với tháng trước và tăng 59,3% so với cùng kỳ; trong đó: xuất khẩu chính ngạch ước đạt trên 467triệu USD; xuất khẩu tiểu ngạch và các doanh nghiệp có trụ sở ngoài tỉnh ước đạt trên 3,8 triệu USD. Lũy kế giá trị xuất khẩu 2 tháng đầu năm 2024 đạt trên 1.071triệu USD, bằng 17,9% kế hoạch, tăng 72,8% so với cùng kỳ năm 2023. Đây là tín hiệu vui, khi tỉnh Thanh Hóa có hơn 150 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu hàng hóa đến thị trường của 55 quốc gia trên thế giới. Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất, các doanh nghiệp không chỉ giảm chi phí, nâng cao chất lượng sản phẩm, tạo niềm tin và uy tín thương hiệu trên thị trường trong nước và quốc tế.
Huy động cộng đồng Internet Việt Nam chung tay để giảm thiểu lạm dụng tên miền
Trong bối cảnh các vụ lừa đảo, vi phạm pháp luật trên Internet ngày càng gia tăng, gây ảnh hưởng lớn đến người dân và doanh nghiệp, mới đây, Bộ Thông tin và Truyền thông đã phê duyệt "Kế hoạch tăng cường công tác quản lý, giảm thiểu lạm dụng tên miền để vi phạm pháp luật".
Triển vọng tích cực về cơ hội việc làm ngành công nghệ số tại Thanh Hóa
Xu hướng chuyển đổi số trên tất cả các lĩnh vực đã khiến cho nhu cầu nhân lực ngành công nghệ số tại Thanh Hóa đang ngày càng tăng cao, tạo ra nhiều cơ hội việc làm cho người lao động.
Hơn 125.000 website giả mạo cơ quan, tổ chức
Chỉ trong tháng 9 vừa qua, Trung tâm Giám sát an toàn không gian mạng quốc gia (NCSC) đã ghi nhận gần 125.400 địa chỉ website giả mạo cơ quan, tổ chức, tăng hơn 100 địa chỉ so với tháng 8 trước đó.
Việt Nam là điểm đến tiềm năng trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu
Trong bối cảnh ngành bán dẫn thế giới không ngừng phát triển, Việt Nam đang nổi lên như một điểm đến tiềm năng, hứa hẹn mang đến những cơ hội tăng trưởng vượt bậc cho ngành công nghiệp này.
9 tháng năm 2024, thương mại điện tử Việt Nam tăng trưởng tích cực
9 tháng đầu năm 2024, thị trường thương mại điện tử Việt Nam tiếp tục duy trì đà tăng trưởng tích cực so với cùng kỳ 2023
Chuyển đổi hoạt động của cơ quan nhà nước lên môi trường điện tử
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 137 ngày 23/10/2024 nhằm hướng dẫn cơ quan nhà nước chuyển đổi một số hoạt động lên môi trường điện tử toàn trình.
Ứng dụng chuyển đổi số trong quảng bá thương hiệu
Theo thống kê của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Thanh Hóa, tính đến tháng 10/2024, toàn tỉnh có hơn 1 nghìn hộ gia đình, 13 doanh nghiệp và 2 làng nghề sản xuất nước mắm truyền thống. Các chủ thể sản xuất đã tích cực đầu tư đổi mới dây chuyền công nghệ, đổi mới nhãn mác bao bì, đồng thời chủ động tiếp cận và ứng dụng chuyển đổi số vào quá trình sản xuất kinh doanh.
Huyện Thọ Xuân xây dựng nhãn hiệu tập thể
Việc đăng ký nhãn hiệu luôn được xem là “giấy khai sinh” cho các sản phẩm nông sản, bảo đảm các điều kiện truy xuất nguồn gốc, có sức cạnh tranh trên thị trường. Do đó, thời gian qua chương trình phát triển thương hiệu, nhãn hiệu tập thể cho các sản phẩm nông nghiệp đã từng bước được huyện Thọ Xuân quan tâm tạo dựng.
Phát động chiến dịch tuyên truyền kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến trên không gian mạng
Để giảm thiểu các nguy cơ bị lừa đảo trên không gian mạng, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đã phát động chiến dịch tuyên truyền “Kỹ năng nhận diện và phòng chống lừa đảo trực tuyến bảo vệ người dân trên không gian mạng năm 2024”. Chiến dịch vừa được Bộ Thông tin và Truyền thông triển khai trên toàn quốc. Chiến dịch tuyên truyền được triển khai từ ngày 10/10 - 20/11/2024.
Phát triển nông nghiệp chủ lực ứng dụng công nghệ cao, quy mô lớn
Nhằm thúc đẩy phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh Thanh Hóa đã ban hành Nghị quyết số 13 ngày 11/1/2019 về tích tụ, tập trung đất đai để phát triển nông nghiệp quy mô lớn, công nghệ cao đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Theo đó, ngành Nông nghiệp đã và đang cùng với các địa phương tích cực thu hút đầu tư, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất nông nghiệp, gắn với phát triển sản phẩm nông nghiệp chủ lực của tỉnh, tạo ra khối lượng sản phẩm lớn, chất lượng cao đáp ứng nhu cầu thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.