Ứng dụng khoa học công nghệ trong chế biến ngao xuất khẩu
Thời gian qua, nhằm đa dạng hóa các sản phẩm thủy sản xuất khẩu, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa đã chú trọng đầu tư đổi mới trang thiết bị, ứng dụng công nghệ trong chế biến sản phẩm ngao xuất khẩu sang thị trường châu Âu, châu Mỹ, Châu Úc…
Trước đây, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa chủ yếu sản xuất các mặt hàng truyền thống là các loại tôm, cá phi lê… xuất khẩu sang thị trường Châu Âu, Mỹ, Nhật… Tuy nhiên, nhận thấy Thanh Hóa còn có nguồn nguyên liệu con ngao được bà con nuôi nhiều nhưng chưa xuất khẩu sang nước ngoài được. Vì vậy, Công ty đã xây dựng nhà máy chế biến ngao xuất khẩu tại Khu công nghiệp Lễ Môn, Thành phố Thanh Hóa với công nghệ tiên tiến, hiện đại. Nhà máy có công suất thiết kế chế biến 70 tấn ngao/ngày, với nhiều sản phẩm đa dạng từ ngao tươi sống, đồ hộp và đông lạnh. Nguyên liệu ngao sau khi tập kết về đến nhà máy sẽ được công nhân tổ chức tiếp nhận đưa vào bể ngâm hoàn toàn bằng nước muối tự nhiên, trong khoảng thời gian từ 4 - 6h. Với hệ thống cung cấp oxy, sục khí tự động, ngao bắt đầu nhả cát trong nội tạng. Nếu như trước đây, công đoạn tiếp nhận ngao nguyên liệu công ty phải sử dụng 50 công nhân, thì nay với việc áp dụng quy trình tự động hóa, khép kín chỉ sử dụng 10 nhân công, năng suất lao động tăng gấp 3 lần.
Chị Hà Thị Huệ, Tổ trưởng tổ tiếp nhận nguyên liệu, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa cho biết: "Trước đây nguyên liệu vào bể ngâm nhả, phải dùng tay thủ công chuyển vào bể, sử dụng đông nhân công thì nay có dòng dọc tự động vận chuyển ngao vào bể, vừa năng suất, vừa rút ngắn thời gian vận chuyển".
Nguyên liệu ngao sau khi đã được làm sạch cát sẽ được chuyển vào công đoạn luộc tự động bằng giàn máy đã được lập trình sẵn. Đối với quy trình này, công ty đã ứng dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại, hoàn toàn tự động hóa từ khâu tiếp nhận nguyên liệu đến khâu chế biến thành phẩm. Ngao thành phẩm sẽ được đóng trong túi nhựa PE trên dây truyền tự động hóa, ngăn chặn vi sinh vật gây bệnh xâm nhập vào sản phẩm. Trên bao bì sản phẩm sẽ được ghi đầy đủ tên thương mại, trọng lượng tịnh, ngày sản xuất, mã số lô hàng, mã vùng thu hoạch, mã số nhà máy, thời hạn sử dụng… để khách hàng dễ dàng kiểm tra thông tin. Trước khi được cấp đông dự trữ trong kho lạnh, 100% các sản phẩm ngao thành phẩm được giám sát toàn bộ quá trình đóng gói, bảo quản, thực hiện qua máy dò kim loại nhằm đảm bảo chất lượng sản phẩm trước khi xuất khẩu. Toàn bộ cán bộ, công nhân của nhà máy đã được tập huấn qua các lớp đào tạo đảm bảo quy định trong sản xuất, chế biến và vệ sinh an toàn thực phẩm.
Chị Chu Thị Thái, công nhân tổ thành phẩm, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa cho biết thêm: "Trước đây đóng gói bằng nhân công, không an toàn thực phẩm, nay có máy móc áp dụng vào thì công nhân ko phải tham gia vào các công đoạn, sp thành phẩm có độ chính xác cao".
Bà Hoàng Thị Ái, Trưởng phòng quản lý chất lượng, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa chia sẻ: "Tầm quan trọng của hệ thống giám sát vi sinh trong công ty. Nhờ có hệ thống này mà công ty đã tuân thủ đầy đủ các quy định về an toàn thực phẩm cho các mặt hàng xuất khẩu quốc tế".
Mỗi năm, Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa xuất khẩu sang thị trường quốc tế sản lượng trên 1,5 triệu tấn ngao thành phẩm. Để đảm bảo nguồn nguyên liệu ngao sạch cung cấp cho nhà máy, nhiều năm qua Công ty đã ký hợp đồng liên kết sản xuất, thu mua ngao theo chuỗi giá trị từ các vùng nguyên liệu trong tỉnh và các tỉnh: Ninh Bình, Thái Bình, Nam Định… đã được kiểm tra môi trường nước bảo đảm an toàn, sạch bệnh. Tại các vùng nuôi ngao nguyên liệu của Công ty đều đã được chứng nhận ASC. Đây là tiêu chuẩn quốc tế về nuôi trồng thủy sản bền vững được thiết lập bởi Quỹ quốc tế Bảo vệ thiên nhiên và Tổ chức Sáng kiến thương mại bền vững với 8 bộ tiêu chuẩn cho 12 loài thủy sản nuôi, trong đó có ngao. Sản phẩm đạt ASC được người tiêu dùng tại các thị trường châu Âu, châu Mỹ, Châu Úc đánh giá cao.
Bằng việc đầu tư và chọn lựa giải pháp công nghệ phù hợp với mục tiêu phát triển, hướng tới các thị trường xuất khẩu khó tính như: Nhật, Mỹ, EU... Công ty Cổ phần xuất nhập khẩu thủy sản Thanh Hóa đang từng bước khẳng định lợi thế cạnh tranh bằng những giải pháp công nghệ kỹ thuật cải tiến, hiện đại trong sản xuất, góp phần nâng cao năng lực cạnh tranh của sản phẩm trên thị trường.
Huyện Hậu Lộc phấn đấu hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số cấp huyện
Thời gian qua, huyện Hậu Lộc đã đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, đổi mới nội dung, hình thức, từng bước giúp người dân nâng cao khả năng tiếp cận, khai thác, sử dụng tiện ích từ chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thương mại điện tử dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ
Từ một ngành non trẻ, chỉ trong một thời gian ngắn, thương mại điện tử đã trở thành “trợ thủ” đắc lực dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ. Đây không chỉ là phương thức hiệu quả để phân phối hàng hóa, dịch vụ, thương mại điện tử đang ngày càng minh chứng cho khả năng lan tỏa thương hiệu, chinh phục thị trường, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu.
Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số
Thời gian qua, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế số trong một số ngành, lĩnh vực còn chậm.
Thông báo: Kế hoạch tổ chức Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc triển khai Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7. Cụ thể:
Meta AI chính thức cho người dùng Việt Nam trải nghiệm miễn phí
Mô hình trí thông minh nhân tạo Meta AI được phát triển bởi Meta (công ty mẹ của Facebook) đã mở cửa cho người dùng Việt Nam, cho phép truy cập miễn phí và trải nghiệm đầy đủ các tính năng.
Sản xuất và ứng dụng hiệu quả máy sấy thăng hoa trong bảo quản nông sản
Nhận thấy nông sản của người dân sau thu hoạch gặp khó khăn vì các phương pháp bảo quản, phơi, sấy truyền thống không đảm bảo chất lượng, anh Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH thiết bị Bạch Mã, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tìm hiểu về công nghệ, đồng thời tìm kiếm đơn vị cung cấp thiết bị để chế tạo, sản xuất thành công máy sấy thăng hoa có công suất lớn với nhiều ưu điểm vượt trội. Công nghệ mới này đã giúp bảo quản, nâng cao được giá trị nông sản sau thu hoạch cho người dân và doanh nghiệp.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nghề trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mới nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại thu nhập cao cho người dân.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh
Với việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” ngày càng lan tỏa đến các thị trường khách trong nước và quốc tế.
Đề xuất chính sách phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Tại dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau màu
Nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất rau mầu. Các mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn xuất hiện ngày càng nhiều góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.