Ứng dụng khoa học công nghệ trong công tác quản lý và bảo vệ rừng
Thị xã Nghi Sơn có 16.500 ha rừng và đất lâm nghiệp. Rừng thị xã Nghi Sơn được xác định là vùng trọng điểm dễ xảy ra cháy trong mùa nắng nóng. Trong đó, có hơn 3.220 ha rừng có nguy cơ cháy cao. Đặc biệt diện tích rừng thông thảm thực bì dày, lượng nước trong lá thông ít, thân cây lại có dầu kết hợp với ràng ràng, sim mua, lau lách tiềm ẩn nguy cơ cháy rừng rất cao trong những ngày nhiệt độ tăng cao. Vì vậy, thời gian qua, nhờ được trang bị các thiết bị, ứng dụng công nghệ thông tin, công tác quản lý, giám sát, bảo vệ rừng của thị xã Nghi Sơn ngày càng hiệu quả.
Năm 2020, Hạt kiểm lâm Thị xã Nghi Sơn được Chi cục Kiểm lâm tỉnh đầu tư lắp đặt hệ thống camera quan sát lửa rừng tại 3 xã Các Sơn, Nguyên Bình, Phú Sơn. Đây là những khu vực trọng điểm, có nguy cơ cháy rừng cao. Các camera có vòng quét 360 độ, độ phân giải cao, tầm quan sát rộng lên đến 10 km, khả năng thu nhận hình ảnh 24/24h có thể phát hiện điểm phát lửa ở những nơi xa. Hình ảnh được truyền qua mạng internet đến máy tính, thiết bị di động của cán bộ trực chỉ huy chữa cháy rừng, từ đó kịp thời phát hiện sớm lửa rừng. Kể từ khi đi vào hoạt động, hệ thống camera đã giúp lực lượng kiểm lâm có thể biết chính xác vị trí rừng đang bị khai thác trái phép để có các biện pháp ngăn chặn kịp thời; phát hiện sớm các đám cháy, hỗ trợ tích cực công tác chữa cháy rừng. Ngoài ra, hệ thống camera thay thế việc bố trí con người trực gác ngoài hiện trường tại những khu vực rừng trong tầm quan sát của camera.
Ông Lê Văn Sơn, Hạt phó Hạt kiểm lâm Thị xã Nghi Sơn, Chi cục kiểm lâm Thanh Hóa cho biết: "Việc sử dụng hệ thống camera nhằm hát hiện sớm, ngăn chặn kịp thời đám lửa, huy động lực lượng chữa cháy rừng, hạn chế ảnh hưởng tài nguyên rừng. Nhờ áp dụng hệ thống camera, tạo ra sự gắn kết đến từng hộ khoán rừng và kiểm lâm viên địa bàn. Khi có phát hiên lửa rừng, các hộ nhận khoán sẽ trực tiếp báo cáo kiểm lâm viên địa bàn để báo cáo kiểm lâm có thể xử lý kịp thời".
Nếu như trước đây, mỗi lần đi rừng, cán bộ bảo vệ rừng chuyên trách Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn phải đem theo bản bản đồ giấy, máy định vị, la bàn, thì nay tất cả đều được tích hợp trong một chiếc điện thoại thông minh. Mỗi ngày, cán bộ bảo vệ rừng chuyên trách Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn chỉ cần truy cập vào phần mềm cập nhật diễn biến rừng được cài đặt trên điện thoại, có thể theo dõi các điểm nghi ngờ thay đổi rừng từ ảnh vệ tinh cung cấp. Không chỉ giúp hỗ trợ việc xác minh, thu thập thông tin biến động rừng tại hiện trường, xác định ranh giới, tọa độ chính xác và hiệu quả, mà sử dụng các phần mềm chuyên ngành lâm nghiệp đã giúp các cán bộ cùng với các chủ rừng xây dựng phương án để đi kiểm tra, đo đạc vị trí cụ thể ở ngoài thực địa nhanh, thuận lợi, chính xác hơn.
Anh Phạm Việt Bắc, Phòng kế hoạch kỹ thuật bảo vệ rừng, Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Phụ trách mảng quản lý bảo vệ, bản thân cũng đã có những tìm tòi, ứng dụng 1 số công nghệ áp dụng cho công tác quản lý bảo vệ rừng. Ví dụ như phần mềm Mapinfor phụ vụ số hóa bản đồ. Sau khi số hóa, ứng dụng phần mềm Mapinfor trên điện thoại thông minh, để đưa bản đồ hiện trạng rừng cập nhật lên Smartphone, phục vụ công tác tuần tra, quản lý bảo vệ rừng. Ưu điểm của nó, giúp cho bảo vệ rừng chuyên trách xác định được chính xác vị trí, lô rừng đang kiểm tra là lô số bao nhiêu, hộ nào nhận giao khoán và hiện trạng rừng, giảm thời gian tuần tra rừng, xác định số liệu chính xác".
Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn, được giao quản lý trên 6.000 ha rừng, trong đó có 5.208,6 ha rừng phòng hộ và gần 900ha rừng sản xuất, trải dài 17 xã, phường thị xã Nghi Sơn. Trong đó, chủ yếu là rừng thông, nguy cơ cháy rừng là rất cao. Do đó, Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn xác định việc áp dụng khoa học công nghệ là rất cấp thiết, góp phần thực hiện có hiệu quả trong công tác quản lý bảo vệ rừng. Từ năm 2020 đến nay, cùng với việc phát huy hiệu quả hệ thống hệ thống camera quan sát lửa rừng do Chi cục kiểm lâm tỉnh lắp, Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn đã xây dựng bản đồ số, số hóa các tài liệu để thuận tiện cho tra cứu và điều hành, áp dụng công nghệ vào quản lý, bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn đã sử dụng các phần mềm chuyên dụng trong lâm nghiệp như: Mapinfor, phần mềm Vtools, máy định vị GPS trong hoạt động tuần tra từng, phần mềm theo dõi diễn biến rừng. Với các tính năng như đo đạc, hỗ trợ kiểm tra thực địa, quản lý số lô rừng, trạng thái rừng, tên chủ rừng, loài cây trồng, năm trồng, trữ lượng... những thiết bị này đã giúp phát hiện sớm các thay đổi về thông tin lô rừng, kịp thời kiểm tra và cập nhật chính xác những biến động về rừng, đất lâm nghiệp, phục vụ hiệu quả công tác quản lý, bảo vệ rừng trong giai đoạn hiện nay.
Ông Tạ Tuấn Sơn, Trưởng phòng kế hoạch kỹ thuật, bảo vệ rừng, Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Từ năm 2020 đến nay, Ban quản lý rừng phòng hộ Nghi Sơn đã tổ tập huấn, nâng cao hiệu quả sự dụng các phần mềm. Vì dụ phần mềm Mapinfor để quản lý, rải thửa từng lô rừng và cập nhật số hóa bản đồ để đưa vào quản lý để đảm bảo quản lý bảo vệ rừng hiệu quả nhất. Sau khi được tập huấn về triển khai phần mềm Mapinfor, đến thời điểm bây giờ chúng tôi đã đo đạc, dải thửa số hóa toàn bộ các lô rừng đưa vào hệ thống bản đồ quản lý. Thuận tiện trong công tác quản lý bảo vệ rừng và mang lại hiệu quả cao, giảm thiểu thời gian cho lực lượng trong công tác tuần tra, theo dõi diễn biến rừng. Trong thời gian tới, nếu chúng tôi được trang bị flycam kết hợp phần mềm công tác quản lý lâm nghiệp, chắc chắn công tác quản lý, bảo vệ rừng sẽ đem lại hiệu quả các nhất".
Từ việc ứng dụng công nghệ số, công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng trên địa bàn được nâng cao. Từ đầu năm đến nay, toàn bộ diện tích rừng trên địa bàn thị xã Nghi Sơn không xảy ra cháy rừng, an ninh rừng được giữ vững ổn định. Cấp ủy, chính quyền địa phương trên địa bàn thị xã Nghi Sơn đã chủ động thực hiện tốt công tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng. Nhận thức của Nhân dân trong công tác tác bảo vệ rừng, phòng cháy chữa cháy rừng được nâng lên, góp phần bảo vệ "lá phổi xanh" cho thị xã công nghiệp.
Ông Lê Huy Dương, Chủ tịch UBND Phường Nguyên Bình, Thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Việc áp dụng hệ thống ca mera quan sát lửa rừng được áp dụng đến từng hộ gia đình, hộ nhân khoán. Vì khi có xảy ra đám cháy, hoặc các hộ dân xử lý thực bì, các hộ dân sẽ trực tiếp phát hiện ngay từ đầu báo cáo trước với lực lượng kiểm lâm để có biện pháp xử lý hiệu quả ngay từ đầu".
Thực tiễn cho thấy, việc ứng dụng công nghệ vào công tác bảo vệ rừng đã và đang hỗ trợ tích cực cho lực lượng thực hiện nhiệm vụ quản lý và bảo vệ rừng. Qua đó, không chỉ góp phần ngăn chặn những biến động xấu xâm hại đến tài nguyên rừng, nhất là các vụ cháy rừng, phá rừng trái pháp luật mà còn thúc đẩy hoàn thành xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, chính quyền số.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.