Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị các bệnh ung thư
Những năm qua, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa luôn tích cực phát triển kỹ thuật cao, đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại, đáp ứng tốt hơn nhu cầu điều trị cho bệnh nhân mắc bệnh ung thư, góp phần giảm tải lên tuyến trên.
Ngay từ khi thành lập, Khoa Giải phẫu bệnh - tế bào, Bệnh viên Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã được đầu tư nhiều thiết bị, máy hiện đại phục vụ cho quá trình chẩn đoán, tiên lượng và tầm soát các bệnh lý ung thư, qua đó giúp xây dựng phác đồ điều trị phù hợp cho từng người bệnh. Tiêu biểu như: Máy xử lý mô tự động, máy cắt lớp vi thể, máy nhuộm, máy sinh thiết tức thì, hệ thống máy hóa mô miễn dịch, kính hiển vi 5 đầu có gắn Camera để có thể hội chẩn tiêu bản với các chuyên gia đầu ngành... Đặc biệt, khoa đã làm chủ được nhiều kỹ thuật hiện đại như: Chẩn đoán tế bào học qua chọc hút tế bào bằng kim nhỏ các khối u, hạch, các tổn thương nông hoặc sâu trên da, một số hốc tự nhiên; xét nghiệm tế bào học dịch các màng, xoang tự nhiên; xét nghiệm chẩn đoán mô bệnh học, kỹ thuật Cell-bock… Qua đó, góp phần mở rộng cơ hội điều trị cho các bệnh nhân ung thư.
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Ngần, Trưởng Khoa giải phẫu bệnh- tế bào – Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Xác định việc ứng dụng khoa học công nghệ, nâng cao chất lượng chất đoán, Khoa đã được đầu tư nhiều trang thiết bị hiện đại như: Hệ thống xử lý mẫu bệnh phẩm tự động không chỉ giúp giải phóng sức lao động, tiết kiệm nhân lực mà còn giúp đảm bảo chất lượng mẫu và thời gian trả kết quả sớm. Chúng tôi có hệ thống sinh thiết tức thì giúp chẩn đoán ngay trong quá trình phẫu thuật từ 15-30 phút, giúp kỹ thuật viên đưa ra phương pháp tối ưu cho người bệnh ngay khi trên bàn mổ. Vì thế, Khoa đã làm chủ nhiều kỹ thuật, thực hiện thường quy nhiều kỹ thuật chuyên sâu. Đặc biệt, trong quý 4/2023, chúng tôi là đơn vị đầu tiên của tỉnh và là một trong số ít các đơn vị tuyến tỉnh của cả nước thực hiện thành công kỹ thuật xét nghiệm sinh học phân tử cho các bệnh nhân ung thư phổi, ung thư tuyến giáp, ung thư đại trực tràng".
Là bệnh viện chuyên khoa tuyến tỉnh được thành lập trên cơ sở tách và nâng cấp Trung tâm Ung bướu thuộc Bệnh viên Đa khoa tỉnh Thanh Hóa, ngay sau khi có quyết định của UBND tỉnh, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa đã được đầu tư các trang thiết bị y tế chuyên sâu như: Hệ thống máy xạ hình SPECT/CT; hệ thống chụp mạch số hóa xóa nền DSA trong điều trị nút mạch u phì đại tiền liệt tuyến, u gan, u xơ tử cung; hệ thống máy đốt sóng cao tần RFA trong điều trị các bệnh lý u tuyến giáp, u gan... từ đó đã giúp bác sĩ chẩn đoán bệnh sớm, can thiệp đúng, tiên lượng được tình trạng bệnh và điều trị đúng, hợp lý cho từng bệnh nhân. Ban Giám đốc Bệnh viện đã tạo điều kiện cho cán bộ, bác sĩ thường xuyên tiếp cận, thực hành và làm chủ các máy móc, trang thiết bị hiện đại . Từ năm 2023 đến nay, Bệnh viện tiếp tục đột phá và triển khai thành công 14 gói chuyển giao kỹ thuật và 27 dịch vụ kỹ thuật cao. Đến thời điểm này, Bệnh viện đã làm chủ được nhiều kỹ thuật mới như: kỹ thuật phẫu thuật cắt u bàng quang đường trên và cắt bàng quang toàn bộ, nạo vét hạch và chuyển lưu nước tiểu bằng ruột, phẫu thuật nội soi cắt thận triệt căn trong điều trị ung thư thận, phẫu thuật nội soi tuyến giáp qua đường miệng, nội soi ung thư tiêu hóa…Điều này đánh dấu cho sự phát triển về chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng cuộc sống cho người bệnh.
Thạc sĩ, bác sĩ Viên Đình Bình, Trưởng khoa Ngoại Tổng hợp, Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa cho biết thêm: "Bệnh viện Ung bướu đã ứng dụng nhiều kỹ thuật hiện đại trong khám chữa bệnh, điều trị cho người bệnh như: Phẫu thuật nội soi, can thiệp ít xâm lấn mang lại hiêu quả cho người bệnh; kỹ thuật nội soi ung thư dạ dày, trực tràng, buồng trứng, tử cung. Hiện tại, chúng tôi đang phát triển kỹ thuật nội soi tiết niệu, cắt bang quang nội soi, cắt thận nội soi .Hầu hết các kỹ thuật hiện đại áp dụng tại bệnh viện nhằm nâng cao chất lượng điều trị cho người bệnh".
Chị Lê Thị Thơi, Người nhà bệnh nhân Xã Phong Lộc, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Bố bị đái khó, đái ra máu. Sau đó, chúng tôi đưa bố lên Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa. Các bác sĩ kết luận bố tôi bị u bàng quang. Các bác sĩ tận tình cắt bỏ u bàng quang nên sức khỏe phục hồi tốt".
Phát huy những kết quả đã đạt được, thời gian tới, Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa sẽ tiếp tục phát triển các kỹ thuật chuyên sâu, kỹ thuật mới trong chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân ung thư, nhằm giúp người bệnh được hưởng những kỹ thuật cao ngay tại địa phương.
Bác sĩ CKII Nguyễn Văn Sơn, Phó Giám đốc Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Hàng năm, chúng tôi cử nhiều e-kip ,kỹ thuật viên đi học các lớp chuyển giao kỹ thuật ở các Bệnh viên tuyến Trung ương như: Bệnh viện K, Bệnh viện Bạch Mai, Bệnh viện 108. Nhiều kỹ mới đã được triển khai tại Thanh Hóa… đáp ứng nhu cầu của người bệnh".
Nhờ đầu tư các máy học hiện đại, ứng dụng những kỹ thuật cao trong khám và điều trị, Bệnh viện Ung bướu Thanh Hóa đã góp phần chăm sóc, bảo vệ sức khỏe cho nhiều bệnh nhân mắc bệnh ung thư, đồng thời kéo gần khoảng cách về chuyên môn với tuyến Trung ương. Tin tưởng rằng, trong thời gian không xa, mục tiêu trở thành Trung tâm khám, chữa bệnh chất lượng cao về lĩnh vực ung bướu khu vực Bắc Trung Bộ của Bệnh viện Ung bướu tỉnh Thanh Hóa sẽ trở thành hiện thực.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.