Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị các bệnh về nhãn khoa
Với vai trò là bệnh viện đầu ngành về nhãn khoa của tỉnh, trong những năm qua, Bệnh viện Mắt Thanh Hóa đã nỗ lực nâng cao chất lượng hoạt động chuyên môn, đầu tư trang thiết bị máy móc, đào tạo nhân lực nhằm đáp ứng nhu cầu của Nhân dân trong công tác điều trị các bệnh về mắt và hướng đến “một thế giới không mù lòa”. Vì vậy, chất lượng khám, chữa bệnh ở bệnh viện ngày một nâng cao.
Giảm thị lực là nguyên nhân khiến ông Nguyễn Trung Thành, ở thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa gặp không ít khó khăn trong sinh hoạt hàng ngày. Từng mua thuốc uống và thuốc nhỏ mắt điều trị nhưng mắt ông không đỡ và có dấu hiệu trở nặng. Ông đã được người nhà đưa đến bệnh viện mắt thăm khám. Sau quá trình điều trị tại bệnh viện, đến nay ông Thành đã thấy rõ.

Ông Nguyễn Trung Thành, Thị xã Nghi Sơn, Tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Tôi mắc bệnh đục thủy tinh thể. Sau khi tôi khám tôi quyết định mổ ở Bệnh viện mắt Thanh Hóa. Do đây có nhiều máy móc tốt , bác sĩ tận tình chu đáo, sạch sẽ. Đến bây giờ mắt tôi ổn định. Tôi sẽ tiếp tục đến theo dõi".
Từng được các bác sĩ bệnh viện mắt tư vấn và điều trị hiệu quả các bệnh nhãn khoa, bà Đỗ Thị Hương, xã Hoằng Kim, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa rất vui vừng vì lấy lại được ánh sáng cho đôi mắt. Ngay khi điều trị khỏi bệnh, bà Hương đã cùng gia đình đưa bố mình là ông Đỗ Văn Đường năm nay đã 106 tuổi đến bệnh viện mắt khám và điều trị bệnh đục thủy tinh thể.
Bà Đỗ Thị Hương, xã Hoàng Kim, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Tôi bị mắt một bên đáy mắt kém, một bên bị đục thủy tinh thể. Đến đây tôi được bác sĩ tư vấn thay đục thủy tinh thể. Đến nay tôi đã khỏi. Về nhớ đến bố cũng cần ánh sáng nên tôi đã đưa bố tôi đến đây thay đục thủy tinh thể".

Hiện nay, mỗi ngày Bệnh viện Mắt Thanh Hóa tiếp nhận hàng trăm bệnh nhân đến thăm khám và điều trị các bệnh nhãn khoa. Với sự nỗ lực phấn đấu không ngừng của tập thể cán bộ, viên chức, người lao động bệnh viện, đến nay, Bệnh viện Mắt Thanh Hoá đã trở thành bệnh viện hạng II tuyến tỉnh, với quy mô giường kế hoạch là 180 giường; 170 cán bộ, nhân viên làm việc tại 17 khoa, phòng, ban. Cơ sở hạ tầng của Bệnh viện đã được đầu tư, nâng cấp khang trang, hiện đại. Hệ thống trang thiết bị, máy móc tại bệnh viện liên tục được đầu tư với nhiều hệ thống chuẩn Quốc tế như: Hệ thống máy phẫu thuật Phaco, máy laser Yar, máy siêu âm AB, máy xét nghiệm sinh hoá máu, nước tiểu, máy đo khúc xạ tự động; máy đo công suất thuỷ tinh thể IOL Master; chụp cắt lớp võng mạc OCT…Với hệ thống trang thiết bị hiện đại, nguồn nhân lực liên tục được đào tạo chuyên sâu và nâng cao, đến nay Bệnh viện Mắt Thanh Hóa đã có khả năng thực hiện được tất cả các thủ thuật thuộc tuyến và nhiều thủ thuật trên tuyến.

Bác sỹ Lê Viết Tâm, Phó Giám đốc bệnh viện Mắt Thanh Hoá
Bác sỹ Lê Viết Tâm, Phó Giám đốc bệnh viện Mắt Thanh Hoá chia sẻ: "Trước đây phẫu thuật glocom chỉ nhằm giữ lại thị lực, giờ thì chúng tôi hướng tới giữ thị lực. Rồi việc ghép giác mạc đã có những bước phát triển mới… Sắp tới chúng tôi có định hướng tiếp tục phát triển, thực hiện thường quy thêm các dịch vụ mới".
Trong vòng 5 năm trở lại đây, Bệnh viện Mắt Thanh Hóa đã thực hiện thành công hàng loạt các kỹ thuật cao, chuyên sâu, phức tạp trong lĩnh vực nhãn khoa, giúp người dân được thụ hưởng những dịch vụ y tế chất lượng cao ngay tại địa phương. Trong đó, nổi bật như: Phẫu thuật Phaco; phẫu thuật cắt dịch kính điều trị bong võng mạc; phẫu thuật ghép giác mạc; phẫu thuật mộng ghép kết mạc tự thân; phẫu thuật Phaco tách góc tiền phòng trên mắt glocom; điều trị các bệnh lý về mắt có liên quan đến đái tháo đường, các bệnh về võng mạc, hoàng điểm, tĩnh mạch bằng ứng dụng tác dụng của tiêm nội nhãn Lucentis. Nhờ đó nhiều bệnh nhân mắc các bệnh nặng về nhãn khoa đã tin tưởng đến với bệnh viện Mắt Thanh Hóa để tìm lại ánh sáng cho đôi mắt của mình.
Bà Nguyễn Thị Thoản xã Hoàng Phụ, huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Ban đầu tôi thấy mắt có triệu chứng là bị đau, đau đầu, đau lên thái dương, mắt bị đau nhói nửa người dần dần mắt mờ đi. Tôi phải lên bệnh viện Mắt. Đến đây bác sĩ khám cho tôi là bị Glucom, bác sĩ phải đi mổ nhanh không là mù. Giờ được mắt tôi sáng hơn lúc trước mổ".


Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Việt Cường, Phó trưởng khoa Đáy mắt màng bồ đào, Bệnh viện mắt Thanh Hóa
Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Việt Cường, Phó trưởng khoa Đáy mắt màng bồ đào, Bệnh viện mắt Thanh Hóa cho biết thêm: "Nhờ có những ứng dụng về khoa học kỹ thuật hiện đại tiên tiến như vậy những năm vừa qua bệnh viện mắt chúng tôi đã giải quyết được các bệnh lý phức tạp đem lại nguồn sáng cho rất nhiều bệnh nhân được sự tin tưởng của lãnh đạo ban ngành và sự tin tưởng của bệnh nhân".
Cùng với việc đầu tư các trang thiết bị hiện đại, nhiều năm quan Bệnh viện Mắt Thanh Hoá đặc biệt quan tâm tới công tác đào tạo đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn cao thông qua việc triển khai đồng bộ các giải pháp: đa dạng hóa các loại hình đào tạo, bồi dưỡng chuyên môn, nghiệp vụ và gắn với kế hoạch phát triển cơ sở vật chất kỹ thuật để làm chủ, phát huy tối đa công năng sử dụng các trang thiết bị y tế hiện đại; thường xuyên cử cán bộ, bác sỹ tham dự các lớp tập huấn, hội thảo trao đổi kinh nghiệm với các đồng nghiệp trong và ngoài nước; mời các chuyên gia đầu ngành về giảng dạy và chuyển giao các kỹ thuật chuyên môn. Cùng với đó, bệnh viện rất quan tâm, chú trọng đào tạo kỹ năng giao tiếp ứng xử, nâng cao y đức, đổi mới phong cách, thái độ phục vụ của cán bộ, nhân viên y tế hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Triển khai sâu rộng tại tất cả các khoa, phòng về việc thực hiện mô hình quản lý 5S (sàng lọc, sắp xếp, sạch sẽ, săn sóc, sẵn sàng). Bệnh viện công khai số điện thoại đường dây nóng tiếp nhận và xử lý ý kiến phản ánh của người dân về chất lượng dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh; thành lập tổng đài chăm sóc khách hàng để gọi điện thăm hỏi, tư vấn cho người bệnh sau khi ra viện.


Bác sỹ CKII Trịnh Văn Lâm, Giám đốc Bệnh viện Mắt Thanh Hoá
Bác sỹ CKII Trịnh Văn Lâm, Giám đốc Bệnh viện Mắt Thanh Hoá chia sẻ: "Trong thời gian tới, bệnh viện có kế hoạch phát triển nguồn nhân lực, đào tạo sau đại học, chuyên khoa 1, chuyên khoa 2, tiến sỹ để nâng cao trình độ, nghiệp vụ. Cơ sở vật chất được trang bị khang trang, tạo môi trường làm việc lành mạnh, bệnh nhân được được phục vụ hết sức nhiệt tình và chu đáo".
Với việc đẩy mạnh ứng dựng khoa học kỹ thuật trong điều trị các bệnh về nhãn khoa tại bệnh viện mắt Thanh Hóa trong nhiều năm qua đã giúp cho nhiều bệnh nhân không những được trả lại ánh sáng mà còn giảm bớt khó khăn cho bản thân, gia đình trong chi phí điều trị. Bệnh viện cũng đang phấn đấu trở thành đơn vị chuyên khoa mắt chất lượng cao, giúp người dân được tiếp cận với công nghệ điều trị hiện đại.

Vietnam Airlines và VNPT sẽ triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay
Vietnam Airlines và Tập đoàn VNPT đã ký kết hợp đồng triển khai dịch vụ Internet trên tàu bay cho đội bay Airbus A350. Đây là bước tiến quan trọng trong chiến lược chuyển đổi số và nâng cao chất lượng phục vụ ành khách của hãng hàng không quốc gia.

Sao Khuê 2025: Vinh danh 198 nền tảng, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc
Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ Công nghệ thông tin Việt Nam vừa tổ chức lễ vinh danh và trao Giải thưởng Sao Khuê 2025 – một giải thưởng uy tín dành cho các sản phẩm, dịch vụ, giải pháp số xuất sắc nhất.

Thiếu cán bộ chuyên trách chuyển đổi số cấp xã
Xây dựng chính quyền điện tử, hướng tới chính quyền số đang là nhiệm vụ quan trọng trong giai đoạn hiện nay; nhất là khi Trung ương đang chủ trương sắp xếp, tổ chức mô hình chính quyền địa phương hai cấp. Tuy nhiên, việc thiếu cán bộ chuyên trách về chuyển đổi số đã khiến các địa phương, đặc biệt là cấp xã gặp khó khăn trong quá trình thực hiện nhiệm vụ xây dựng chính quyền số.

Trung tâm dữ liệu quốc gia sẽ hoạt động vào ngày 19/8
Tại thông báo kết luận Phiên họp lần thứ nhất Ban Chỉ đạo của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và Đề án 06 vừa được Văn phòng Chính phủ truyền đạt, Thủ tướng Chính phủ giao Bộ trưởng Bộ Công an triển khai các giải pháp để đưa Trung tâm dữ liệu quốc gia đi vào hoạt động vào ngày 19/8/2025.

Cơ hội đáp ứng nguồn nhân lực công nghiệp bán dẫn
Trước làn sóng đầu tư công nghiệp bán dẫn đổ vào Việt Nam, Chính phủ đặt mục tiêu đào tạo 50 nghìn kỹ sư vi mạch từ nay đến năm 2030. Hàng loạt trường đại học mở ngành mới, nhiều chính sách ưu đãi được triển khai, thu hút sinh viên. Đây được xem là cơ hội vàng cho cả người học lẫn cơ sở đào tạo.

Chương trình hành động của Chính phủ về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 71 sửa đổi, bổ sung, cập nhật chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.

Zalo – kênh kết nối thông tin hiệu quả tại cộng đồng dân cư
Hiện nay hầu hết các thôn, bản, tổ dân phố trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có các nhóm Zalo chung. Với khả năng kết nối nhanh, dễ dàng, Zalo đã được xem như một kênh trao đổi, tương tác thông tin hiệu quả giữa chính quyền với Nhân dân và giữa người dân trong cộng đồng dân cư.

Thông tin cá nhân, tài liệu doanh nghiệp Việt bị rao bán rộng rãi trên mạng
Báo cáo về tình hình nguy cơ an toàn thông tin tại Việt Nam năm 2024 do Công ty An ninh mạng Viettel công bố ngày 1/4 cho thấy số cuộc tấn công mạng, lộ dữ liệu, lỗ hổng bảo mật tiếp tục tăng.

Gần 17 tỷ lượt giao dịch không sử dụng tiền mặt đã được thực hiện tại Việt Nam trong năm 2024
Theo báo cáo tại hội nghị do Hiệp hội Ngân hàng vừa tổ chức: tính đến cuối năm 2024, Việt Nam đã có hơn 200 triệu tài khoản thanh toán cá nhân, tăng hơn 50% về số lượng so với cùng kỳ năm ngoái, cho thấy sự bùng nổ mạnh mẽ của loại hình thanh toán này.

Người bán hàng trực tuyến Việt Nam ứng dụng AI nhiều nhất Đông Nam Á
Báo cáo “Thu hẹp khoảng cách AI: Nhận thức và xu hướng ứng dụng AI của người bán hàng trực tuyến ở Đông Nam Á” do nền tảng Lazada vừa công bố cho thấy: Việt Nam và Indonesia dẫn đầu về mức độ ứng dụng AI trong thương mại điện tử ở Đông Nam Á.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.