ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị vô sinh hiếm muộn

Theo tổ chức y tế thế giới (WHO) dự báo: vô sinh hiếm muộn là căn bệnh nguy hiểm thứ ba sau tim mạch và ung thư. Tuy nhiên với thiết bị khoa học công nghệ hiện đại, những kỹ thuật chuyên sâu, việc điều trị bệnh vô sinh, hiếm muộn những năm gần đây đã có nhiều chuyển biến tích cực, mang lại niềm vui cho nhiều niềm vui, nhiều niềm hạnh phúc cho nhiều cặp vợ chồng trên hành trình "tìm con”.

04/12/2023 17:42

Tại bệnh Viện Phụ sản Thanh Hóa, mỗi năm có hàng trăm ca vô sinh hiếm muộn đến thăm khám và điều trị. Mỗi người mỗi điều kiện, mỗi hoàn cảnh khác nhau nhưng các cặp vợ chồng đến đây đều chung một khát vọng, chung một hành trình hạnh phúc mang tên "con".

Chị La Thị Mông, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân từng nghĩ mọi cánh cửa hạnh phúc của mình đã khép lại, bởi suốt 6 năm lấy chồng, chị và gia đình đã chạy chữa nhiều phương pháp nhưng vẫn chưa đón nhận "tin vui". Mỗi lần nghe tiếng khóc, tiếng cười của trẻ thơ chị La Thị Mông chỉ biết nuốt nước mắt vào trong và thầm ao ước được làm mẹ như bao phụ nữ khác. Sau thời gian điều trị bằng đông y, thuốc nam mãi không hiệu quả, chị được giới thiệu đến thăm khám và điều trị tại Bệnh Viện Phụ sản Thanh Hóa. Sau 3 tháng, chị và người thân trong gia đình đã vỡ òa trong niềm hạnh phúc khi ước mơ làm mẹ bao năm đã có những tín hiệu đáng mừng.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị vô sinh hiếm muộn- Ảnh 1.

Chị La Thị Mông, xã Bát Mọt, huyện Thường Xuân, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi kết hôn được 6 năm rồi. Tôi dùng một số phương pháp điều trị hiếm muộn mà không hiệu quả. Đến đây thăm khám tôi phát hiện ra nhiều nguyên nhân dẫn đến bị hiếm muộn. Sau thời gian điều trị, giờ tôi đã có thai".

Hạnh phúc vỡ òa trong tiếng khóc chào đời của con yêu là cảm xúc của tất cả bậc làm cha làm mẹ. Đặc biệt với những người điều trị vô sinh hiếm muộn, tiếng khóc chào đời của con thơ như tiếng chuông vui tươi rộn rã báo hiệu ước vọng làm cha, làm mẹ của họ đã trở thành hiện thực. Tận mắt nhìn hai cậu con trai sinh đôi của mình chào đời khỏe mạnh, anh Mai Văn Chinh, Xã Quảng Lộc, huyện Hậu Lộc không dấu nỗi niềm hạnh phúc.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị vô sinh hiếm muộn- Ảnh 2.

Anh Mai Văn Chinh, Xã Quảng Lộc, huyện Hậu Lộc tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Tôi có bé gái đầu sinh tự nhiên 7 năm rồi. Tôi đi làm ăn xa về muốn có thêm con nhưng điều trị nhiều năm mà không hiệu quả. Vì thế tôi tìm đến đây nhờ các bác sĩ thăm khám hỗ trợ. Sau thời gian điều trị, gia đình chúng tôi đã đón niềm vui. Tôi rất cảm ơn các Bác sĩ".

Gia đình anh Mai Văn Chinh là một trong hàng nghìn gia đình được điều trị vô sinh hiếm muộn thành công tại bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa. Từ năm 2007, Trước yêu cầu đòi hỏi ngày càng cao về điều trị vô sinh, hiếm muộn, bệnh viện đã thành lập khoa hỗ trợ sinh sản. Cùng với việc tạo điều kiện cho các y, bác sĩ được thường xuyên tham gia các lớp tập huấn, các hội thảo về hỗ trợ sinh sản trong nước và quốc tế để cập nhật thông tin, kiến thức mới trong lĩnh vực hiếm muộn, vô sinh, bệnh viện Phụ Sản Thanh Hóa đã đầu tư tăng cường đầu tư trang thiết bị hiện đại để kịp thời ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến trong điều trị.

Với sự nỗ lực nghiên cứu áp dụng kỹ thuật mới trong điều trị vô sinh của đội ngũ y, bác sĩ trong khoa, năm 2008, 4 em bé đầu tiên được thụ tinh trong ống nghiệm ra đời khỏe mạnh, đánh dấu bước phát triển vượt bậc của bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa. Từ thành công này, sau 15 năm khoa đi vào hoạt động, đội ngũ cán bộ, y, bác sĩ Khoa Hỗ trợ sinh sản bệnh viện đã hoàn toàn làm chủ công nghệ, áp dụng thực hiện các phương pháp hiện đại có khả năng thành công cao tiêu biểu như bơm tinh trùng vào buồng tử cung( IUI); Thụ tinh trong ống nghiệm( IVF); Tiêm tinh trùng vào tương noãn bào( ICSI); Trưởng thành trứng non IVM; Trữ lạnh phôi, noãn và tinh trùng; Hỗ trợ phôi thoát màng... Để triển khai các phương pháp đó không thể thiếu công nghệ khoa học . Các công nghệ hỗ trợ điều trị vô sinh hiếm muộn được sử dụng thường quy tại bệnh viện như: Phòng lab nơi tạo phôi và nuôi cấy phôi được đầu tư hệ thống lọc khí màng HEPA và máy lọc VOC; Hệ thống tủ nuôi phôi và máy móc nhập khẩu từ các nước tiên tiến; Hệ thống khí, môi trường nuôi phôi ngoại nhập; Kính hiển vi đảo ngược với bệ chống rung và bệ sưởi ấm để thực hiện kỹ thuật tinh vi, phức tạp như tiêm tinh trùng vào bào tương trứng để tạo phôi; Máy hỗ trợ phôi thoát màng bằng laser giúp cho phôi dễ dàng thoát ra khỏi màng để bám vào niêm mạc tử cung và làm tổ; Bình trữ lạnh với nito lỏng giúp bảo quản phôi, tinh trùng và trứng trong nhiều năm mà vẫn đảm bảo chất lượng để phục vụ cho quá trình thụ tinh trong ống nghiệm… Với hệ thống máy móc hiện đại, trung bình mỗi năm, Khoa Hỗ trợ sinh sản Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa thực hiện trên 700 chu kỳ thụ tinh trong ống nghiệm và chuyển phôi đông lạnh, trong đó tỷ lệ thành công dao động trên dưới 60%.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị vô sinh hiếm muộn- Ảnh 3.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị vô sinh hiếm muộn- Ảnh 4.

Thạc sĩ Cao Thị Dung, Trưởng Khoa hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa

Thạc sĩ Cao Thị Dung, Trưởng Khoa hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cho biết: "Trước đây tỷ lệ điều trị thành công trong ống nghiệm chưa cao do trang thiết bị chưa đáp ứng được yêu cầu thụ tinh trong ống nghiệm. Tuy nhiên với sự quan tâm của Ban giám đóc bệnh viện những năm gần đây Khoa Hỗ trợ sinh sản nâng cao trình độ cho các kỹ thuật viên, các chuyên viên đồng thời áp dụng nhiều kỹ thuật cao cùng với trang thiết bị hiện đại đồng bộ đã nâng tỷ lệ thành công thụ tinh trong ống nghiệm lên tới 63%. Đặc biệt lệ thàng công dưới 30 tuổi lên đến 75%. Một số kỹ thuật cao chúng tôi đã áp dụng như là thụ tinh trong ống nghiệm, tiêm tinh trùng vào tương noãn hay hỗ trợ phôi thoát màng… thì chúng tôi đã sử dụng 100% cao dán phôi cho bệnh nhân".

Để tập trung nguồn lực để thực hiện hiệu quả các hoạt động khám chữa bệnh, đặc biệt là việc phát triển các kỹ thuật cao, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp trong đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị hiện đại, thu hút, đào tạo nguồn nhân lực có chất lượng nhằm triển khai nhiều kỹ thuật mới, trong đó có một số kỹ thuật chuyên sâu mà trước đây chỉ bệnh viện tuyến Trung ương mới thực hiện được. Thành quả này không chỉ mang lại nhiều lợi ích cho người bệnh mà còn góp phần giảm quá tải cho bệnh viện tuyến Trung ương.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị vô sinh hiếm muộn- Ảnh 5.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong điều trị vô sinh hiếm muộn- Ảnh 6.

Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Ngọc –Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa

Thạc sĩ, Bác sĩ chuyên khoa II Nguyễn Văn Ngọc –Phó Giám đốc bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa cho biết thêm: "Bệnh viện của chúng tôi là bệnh viện chuyên khoa hàng đầu của tuyến tỉnh. Bệnh viện hạng 1, phát triển rất nhiều các kỹ thuật trong bệnh viện, kỹ thuật cao trong đó kỹ thuật hỗ trợ sinh sản được chúng tôi qua tâm hàng đầu. Vừa qua một số các kỹ thuật đã được làm thường quy như là IUI bơm tinh trùng vào buồng tử cung, IVF thụ tinh trong ống nghiệm. Trong đó IVF liên quan đến nhiều kỹ thuật, thủ thuật chúng tôi đã làm được ví dụ như là nuôi phôi ngày… chuyển phôi thành công cao, hỗ trợ phôi thoát màng hoặc các kỹ thuật về và một số kỹ thuật khác. Bên cạnh đó Ban giám đốc cũng có những định hướng, những kế hoạch trong tương lai, nhất là về kỹ thuật, phát triển một số kỹ thuật cao ví dụ như là Sàng lọc di truyền tiền làm tổ và một số các kỹ thuật khác trong nước và trên thế giới áp dụng cho bệnh viện".

Với hệ thống trang thiết bị hiện đại cùng sự đồng hành của đội ngũ chuyên gia y tế nhiều năm kinh nghiệm công tác, có trình độ chuyên môn cao,từ năm 2007 đến nay, bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa đã mang gần 4000 phép mầu khoa học hồi sinh hạnh phúc cho hàng nghìn gia đình hiếm muộn tại Thanh Hóa. Đặc biệt là điều trị thành công cho nhiều cặp vợ chồng vô sinh hiếm muộn trong độ tuổi không lý tưởng có tiền sử bệnh lý phức tạp như tử cung dị dạng, tắc vòi tử cung, đa nang buồng trứng, suy buồng trứng sớm, lạc nội mạc tử cung, u xơ tử cung, polyp tử cung, tụ dịch vết mổ…. Tất cả những biện pháp kỹ thuật, các dịch vụ này sẽ mở ra một cánh cửa mới, mang đến cho người bệnh thêm nhiều cơ hội được làm cha, làm mẹ .Chính vì vậy, khoa Hỗ trợ sinh sản, Bệnh viện Phụ sản Thanh Hóa đã trở thành thương hiệu và địa chỉ tin cậy đối với số đông các cặp vợ chồng vô sinh, hiếm muộn. Từ đây, hàng ngàn em bé mạnh khỏe đã chào đời, mang lại niềm hạnh phúc vô bờ bến cho biết bao gia đình.

Nguồn: Chuyên mục Khoa học và Công nghệ ngày 04/12/2023

Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận
Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025

Viettel là nhà mạng có chất lượng tốt nhất tháng 4/2025

08:53 , 11/05/2025

Theo dữ liệu mới nhất từ nền tảng i-Speed của Trung tâm Internet Việt Nam (thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ), tốc độ tải xuống trung bình của mạng băng rộng di động trên cả nước trong tháng 4/2025 đạt 77,19 Mbps, trong khi tốc độ tải lên trung bình là 27,37 Mbps. Đáng chú ý, chất lượng mạng di động trong tháng qua ghi nhận mức cải thiện mạnh mẽ nhất kể từ tháng 2/2024.

31 đội tranh tài tại chung kết Sáng kiến Khoa học 2025

31 đội tranh tài tại chung kết Sáng kiến Khoa học 2025

06:30 , 09/05/2025

Cuộc thi Sáng kiến Khoa học 2025 do VnExpress tổ chức đã bước vào vòng chung kết sau hơn 3 tháng triển khai. Trong số 199 hồ sơ vòng sơ loại, có 31 bài thi được chọn vào vòng chung kết dựa trên đánh giá của hội đồng giám khảo và bình chọn của độc giả.

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức

Tập đoàn công nghệ Việt Nam mua công ty tư vấn công nghệ của Đức

06:20 , 09/05/2025

Tập đoàn FPT vừa hoàn tất thương vụ mua công ty tư vấn công nghệ thông tin uy tín trong ngành năng lượng của Đức.

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số

Hiệu ứng tích cực từ phong trào bình dân học vụ số

20:06 , 08/05/2025

Thời gian qua, phong trào “Bình dân học vụ số” đã được một số cơ quan, đơn vị trên địa bàn Thanh Hóa triển khai tích cực. Mục tiêu là hỗ trợ người dân các kỹ năng số để vận dụng trong đời sống.

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G

Việt Nam có hơn 10.000 trạm 5G

08:04 , 08/05/2025

Tính đến hết quý I/2025, các nhà mạng Việt Nam đã lắp đặt 10.600 trạm BTS 5G và dự kiến tăng 5 lần trong năm nay.

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động

Cả nước còn hơn 700 thôn/bản chưa có sóng băng rộng di động

07:55 , 08/05/2025

Thông tin từ Bộ Khoa học và Công nghệ cho biết, trên cơ sở khảo sát tình hình thực tế, Bộ đã thường xuyên phối hợp với các địa phương tổ chức rà soát, xác định các thôn chưa có sóng băng rộng di động.

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa

Chuyển đổi số - Bước tiến của ngành y tế Thanh Hóa

07:42 , 08/05/2025

Thực hiện mục tiêu, lộ trình cụ thể của ngành y tế tỉnh Thanh Hóa, việc chuyển đổi số tại các cơ sở y tế trong tỉnh đã và đang từng bước góp phần nâng cao hiệu quả quản lý, chất lượng dịch vụ khám chữa bệnh, đem lại tiện ích cho người dân.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản

18:44 , 07/05/2025

Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số

18:35 , 07/05/2025

Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ

18:32 , 07/05/2025

CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.