Ứng dụng khoa học công nghệ trong giáo dục nghề nghiệp
Trước xu thế phát triển của cách mạng công nghiệp 4.0, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã và đang tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào giảng dạy. Qua đó, góp phần nâng cao chất lượng đào tạo, đồng thời giúp học sinh, sinh viên thích ứng tốt hơn với yêu cầu của thị trường lao động hiện đại.
Đây là một tiết học về tự động hóa tại Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa. Trong tiết học, các bạn sinh viên được tìm hiểu về các thiết bị công nghệ hiện đại như: cánh tay điều khiển rôbốt tự động; máy công nghệ cao; mô hình truyền thông trong công nghiệp; bãi đậu xe tự động và phần mềm mô phỏng thiết kế… Các thiết bị này giúp học viên dễ dàng hiểu được quy trình sản xuất, đồng thời phát triển kỹ năng thực tế trước khi tham gia vào môi trường làm việc tại các công ty, nhà máy lớn ở Thanh Hóa nói riêng và cả nước nói chung. Điều này giúp các em tự tin khi ra trường và làm việc ngay.

Thạc sĩ Nguyễn Hữu Thắng, Giảng viên Khoa Điện, Điển tử - Điện lạnh, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Các thầy trong khoa điện đã xây dựng bài giảng nó sát trùng cái thực tế nhất; đảm bảo cho một tiết học, người học được nắm bắt công nghệ mới nhất mà hiện nay đang có tại nhà máy, xí nghiệp ở trong tỉnh Thanh Hóa. Sinh viên được tiếp cận những công nghệ mới nhất về thiết bị điều khiển lập trình và các thiết bị về tự động hóa để đảm bảo cho kiến thức và kỹ năng của người học… giúp các em có thể nắm những kiến thức thực tế nhất".
Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa hiện đang có hơn 2.500 học sinh, sinh viên đang theo học. Trước sự phát triển mạnh mẽ của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, nhà trường đã tích cực xây dựng, đầu tư hạ tầng kỹ thuật hiện đại phục vụ cho việc giáo dục nghề nghiệp như: Thiết bị trình chiếu, thiết bị mô phỏng; phòng lab, các phần mềm hệ thống, phần mềm chuyên ngành… Đáng chú ý, nhà trường đã đưa các nội dung như: tự động hóa, trí tuệ nhân tạo, phân tích dữ liệu và nội dung các môn học. Qua đó, giúp học sinh, sinh viên tiếp cận với công nghệ hiện đại ngay từ khi còn trên ghế nhà trường.

Sinh viên Lê Tuấn Ngọc, Khoa Điện, Điển tử - Điện lạnh, Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa cho biết thêm: "Các thầy để sử dụng những trang thiết bị hiện đại nhất như: máy chiếu, điều khiển từ xa, phần mềm đám mây… nhờ đó học sinh, sinh viên tiếp thu những kiến thức dễ dàng, hiệu quả. Sau này, có kiến thức kỹ năng vững chắc để thực hành khi ra trường".
Với phương châm "học đi đối với hành", Trường cao đẳng công nghiệp Thanh Hóa đã đào tạo được nguồn nhân lực có chất lượng cao cung ứng cho nhiều doanh nghiệp trong và ngoài tỉnh cũng như ở nước ngoài. Nhiều công ty lớn như: Công ty CP LILAMA 69-1, LILAMA 18, Công ty CP COMA 17 và các doanh nghiệp trong tỉnh đã đặt hàng nguồn lao động của nhà trường thuộc các ngành nghề như: điện công nghiệp, điện lạnh, công nghệ ô tô, tiện, hàn và cắt gọt kim loại. Theo điều tra khảo sát, hàng năm, tỷ lệ học sinh, sinh viên sau khi ra trường có việc làm đạt trên 90%.


Ông Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa
Ông Hoàng Anh Tuấn, Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Công nghiệp Thanh Hóa chia sẻ: "Hiện nay, mỗi năm, nhà trường cung cấp trên 1 ngàn lao động tham gia thị trường và và ngoài nước. Nguồn lao động của nhà trường được các doanh tin tưởng và đặt hàng. Thời gian tới, nhà trường sẽ tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp, tập đoàn để hợp tác quốc tế; bổ ung nhiều công nghệ mới để đào tạo nguồn nhân lực, đáp ứng nhu cầu của các nhà máy, doanh nghiệp lớn. Nhà trường bồi dưỡng đôi ngũ nhà giáo về chuyên môn qua các khóa đào tạo ngắn, dài hạn…".
Tại Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa, việc ứng dụng khoa học công nghệ tập trung vào việc đào tạo các ngành nghề như: trồng trọt, chăn nuôi - thú y, bảo vệ thực vật, lâm nghiệp, điều khiển tàu biển, khai thác, đánh bắt hải sản, công nghệ thông tin... Với sự hỗ trợ của máy chiếu, máy vi tính, kính hiển vi; phần mềm quản lý cây trồng…học sinh, sinh viên không chỉ nắm vững kỹ thuật mà còn được hướng dẫn cách ứng dụng công nghệ vào lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi… hiệu quả.

Sinh viên Nguyễn Văn Phương, Lớp K10 Dịch vụ thú y, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết: "Khi học tại trường, các thầy cô sử dụng cá phần mềm công nghệ trong công tác giảng dạy: máy chiếu, phần mềm công nghệ thông tin… giúp các em tiếp thu nhanh hơn, tốt hơn, thuận tiện hơn".
Bên cạnh đó, Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa còn gắn quá trình đào tạo với việc thực hành rèn nghề tại doanh nghiệp; liên kết với các trường Đại học, cao đẳng, các viện nghiên cứu nhằm đào tạo, bồi dưỡng chuyên sâu, bổ sung những tri thức mới cho đội ngũ trí thức trẻ. Đồng thời, mở rộng quan hệ hợp tác với các cơ quan, doanh nghiệp theo hướng thực chất, có hiệu quả.

Tiến sĩ Đoàn Văn Lưu, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa
Tiến sĩ Đoàn Văn Lưu, Phó Hiệu trưởng Trường Cao đẳng Nông nghiệp Thanh Hóa cho biết thêm: "Nhà trường tích cực đầu tư trang thiết bị cung cấp cho giảng dạy. Gần đây nhất, có phối hợp với công ty An Hữu Minh mua phần mềm xây dựng phần mềm kế toán ảo… xây dựng các mô hình thực tế: nuôi bò, kế toàn ảo… Kết hợp với 20 doanh nghiệp trong và ngoài nước để đưa học sinh thực tập… doanh nghiệp đánh giá chất lượng đảm bảo yêu cầu. Trên 86% học sinh, sinh viên ra trường có việc làm".

Xác định "ứng dụng khoa học công nghệ là chìa khóa để nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp", những năm qua, các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn tỉnh đều tích cực ứng dụng công nghệ vào giảng dạy, thúc đẩy giáo dục mở; xây dựng chương trình đào tạo sát với thực tiễn.Thanh Hóa đặt ra mục tiêu đến năm 2025 có 100% trường cao đẳng, trung cấp số hóa quá trình học tập, kết quả học tập, văn bằng giáo dục nghề nghiệp của người học và kết nối, tích hợp số liệu lên môi trường số; 70% chuẩn đầu ra chương trình đào tạo của các trình độ được tích hợp năng lực số. Vì vậy, việc ứng dựng khoa học công nghệ tại các cơ sở giáo dục nghề nghiệp trong tỉnh sẽ góp phần nâng cao chất lượng nguồn nhât lực; đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội và hội nhập quốc tế.

Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.

Nâng cao năng lực thực tiễn cho nguồn nhân lực số
Theo số liệu được tổ chức Báo cáo thị trường IT Việt Nam công bố, năm 2025, ngành công nghệ thông tin tại Việt Nam dự kiến cần khoảng 700.000 nhân sự mới. Tuy nhiên, con số thực tế hiện có tại các cơ sở đào tạo chỉ đáp ứng được khoảng 500.000 người. Sự chênh lệch này cho thấy ngành công nghệ thông tin đang thiếu hụt một lượng lớn lao động được đào tạo chính quy và có tay nghề cao.

Khởi công nhà máy chip bán dẫn đầu tiên do người Việt Nam làm chủ công nghệ
CT Semiconductor (thành viên Tập đoàn CT Group) vừa khởi công giai đoạn 2 nhà máy chip bán dẫn ATP tại Trung tâm phát triển công nghệ cao CT Group (Thuận An, Bình Dương). Sự kiện đánh dấu một bước ngoặt quan trọng là lần đầu tiên, người Việt làm chủ công nghệ trong lĩnh vực bán dẫn.

Hội thảo khoa học phản biện Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa
Sáng ngày 6/5, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa tổ chức Hội thảo khoa học phản biện “Đề án phát triển Viện Nông nghiệp Thanh Hóa giai đoạn 2026-2030, tầm nhìn 2045”.

Điều kiện doanh nghiệp viễn thông được hỗ trợ triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 88/2025 quy định chi tiết và hướng dẫn một số điều của Nghị quyết số 193 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc biệt tạo đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Nghị định quy định rõ các điều kiện, căn cứ hỗ trợ tài chính cho doanh nghiệp viễn thông triển khai nhanh hạ tầng mạng 5G.

Ứng dụng Vietinbank iPay Mobile - Top 10 Giải thưởng Sao Khuê 2025
Đón đầu làn sóng chuyển đổi số và cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra tại các Ngân hàng, VietinBank đã đầu tư mạnh mẽ vào phát triển ngân hàng số với Ứng dụng VietinBank iPay Mobile. Đây được đánh giá là một ứng dụng ngân hàng số đột phá về dịch vụ lẫn thiết kế, đứng đầu về tốc độ và an toàn bảo mật, mang đến cho người dùng những trải nghiệm trọn vẹn khi giao dịch trên thiết bị di động. Và năm nay là lần thứ 8 liên tiếp VietinBank iPay Mobile - Hệ sinh thái ngân hàng số vạn năng được nhận giải thưởng Sao Khuê 2025.

Đến năm 2025, 100% thủ tục liên quan doanh nghiệp sẽ làm trực tuyến
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết phê duyệt Chương trình cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến hoạt động sản xuất, kinh doanh.

Phát triển chăn nuôi bò sữa công nghệ cao
Trong những năm gần đây, Công ty TNHH một thành viên Bò sữa Thống Nhất Thanh Hóa đã và đang trở thành điểm sáng trong lĩnh vực chăn nuôi bò sữa công nghệ cao ở xứ Thanh nói riêng và cả nước nói chung. Việc áp dụng kỹ thuật, công nghệ cao vào chăn nuôi bò sữa đã góp phần cải thiện tầm vóc, chất lượng đàn bò và sản phẩm đầu ra. Đây được xem là hướng đi phát triển nông nghiệp toàn diện, bền vững, góp phần nâng cao năng suất, chất lượng sữa và bảo vệ môi trường.

Việt Nam sắp có Trung tâm Dữ liệu siêu lớn
Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội Viettel vừa chính thức khởi công Trung tâm Dữ liệu và Nghiên cứu phát triển công nghệ cao tại Khu công nghiệp Tân Phú Trung, huyện Củ Chi, Thành phố Hồ Chí Minh. Đây là trung tâm dữ liệu có quy mô siêu lớn, thuộc Top 10 khu vực Đông Nam Á.

Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án sản xuất chip bán dẫn, AI
Chính phủ vừa đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất theo Luật Đất đai. Đáng chú ý là đề xuất miễn tiền thuê đất đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng điểm, sản phẩm phần mềm, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Các đơn vị viện, trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ số cũng được đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.