Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau màu
Nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất rau mầu. Các mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn xuất hiện ngày càng nhiều góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống hiện có 3 ha trồng các loại cây trồng như: rau cải, su hào, bắp cải, mùi... theo hướng công nghệ cao. Đây là các mô hình được bà con nông dân áp dụng qui trình sản xuất đảm bảo tiêu chuẩn kỹ thuật nghiêm ngặt từ khâu làm đất đến khâu thu hoạch. So với cách trồng rau truyền thống thì trồng rau theo hướng tập trung, ứng dụng khoa học công nghệ tuy đầu tư cao, nhưng hiệu quả gấp nhiều lần so với làm truyền thống và quan trong là an toàn với cả người sản xuất và người tiêu dùng. Đến nay, sản phẩm rau màu của địa phương đã khẳng định được chất lượng và được người tiêu dùng tin tưởng và sử dụng.
Ông Đỗ Ngọc Long, Phó chủ tịch UBND xã Vạn Hòa, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Xã tiếp tục nhân rộng và quy hoạch, tích tụ đất đai, sau khi trồng thì chúng tôi tìm hướng bao tiêu sản phẩm với các cửa hàng, trường học và đồng thời ký cam kết an toàn…".
Cùng với các chính sách hỗ trợ sản xuất của tỉnh, huyện Nông Cống cũng đã có cơ chế riêng đầu tư cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thu hút người dân, doanh nghiệp phát triển rau màu theo hướng công nghệ cao. Nhờ có chính sách khuyến khích, tạo điều kiện của các địa phương, nhiều doanh nghiệp, cá nhân đã mạnh dạn đầu tư nhà màng, nhà lưới, hệ thống tưới tự động để trồng rau màu an toàn. Theo đó, qui trình sản xuất rau màu được thực hiện nghiêm ngặt qui trình kỹ thuật từ khâu xử lý đất, trồng cây con trong vườn ươm, chăm sóc, phòng trừ sâu bệnh cho đến khi thu hoạch. Kết quả cho thấy, rau màu được trồng theo đúng quy chuẩn phát triển tốt, năng suất cao, bảo đảm an toàn, cho thu nhập từ 150 - 300 triệu đồng/ha/năm trở lên. Đến nay, huyện Nông Cống đã có gần 2.000 ha sản xuất rau màu, trong đó có 37 ha trồng rau an toàn tập trung tại các xã Vạn Hòa, Thăng Long, Vạn Thắng, Công Liêm, Trường Sơn....
Ông Lê Văn Đồng, Bí thư Đảng ủy xã Vạn Thắng, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Các vùng rau đã thực hiện liên kết, đầu tư và tiêu thụ và phối hợp với Hợp tác xã… và cũng mang lại hiệu quả đáp ứng yêu cầu của bà con".
Hiện nay, huyện Hoằng có 2.500 ha rau màu, trong đó có gần 10ha sản xuất rau ứng dụng công nghệ cao, chủ yếu là các loại rau cải, su hào, mùng tơi, rau thơm được trồng tập trung tại các xã Hoằng Giang, Hoằng Kim, Hoằng Trinh, Hoằng Hợp. Nhờ mạnh dạn đầu tư, ứng dụng khoa học và công nghệ vào sản xuất nên năng suất, chất lượng cây trồng ở các địa phương được nâng lên rõ rệt.
Để phát triển và nhân rộng các mô hình sản xuất rau màu ứng dụng công nghệ cao, huyện đang tập trung thực hiện tốt các chính sách hỗ trợ, khuyến khích, chú trọng xây dựng chuỗi liên kết chặt chẽ và bền vững giữa sản xuất, chế biến, tiêu thụ sản phẩm, góp phần nâng cao chất lượng, giá trị, hiệu quả trong sản xuất rau màu của bà con nông dân.
Ông Lê Bá Duy, Phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Hoằng Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Việc ứng dụng khoa học công nghệ mang lại hiệu quả, huyện tiếp tục hướng dẫn người dân người dân trồng trong nhà màng vì tránh được rủi ro… kêu gọi các tổ chức đầu tư để tăng giá trị".
Ngoài các địa phương như huyện Nông Cống, Hoằng Hóa, nắm bắt được nhu cầu tiêu dùng của người dân và điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng, các địa phương trên địa bàn tỉnh cũng đang đẩy mạnh tích tụ đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, phát triển những vùng sản xuất rau màu tập trung. Các doanh nghiệp, Hợp tác xã, hộ gia đình đã tích cực ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, nhất là đầu tư kinh phí lắp đặt hệ thống tưới nước phun sương tự động giúp nước phân tán đều trên diện tích lớn, bảo vệ độ ẩm cho cây trồng, đồng thời giúp tăng cường sức đề kháng và giảm thiểu các loại bệnh phát triển trên cây trồng. Các mô hình ứng dụng công nghệ sản xuất rau an toàn tại các địa phương đã đem lại giá trị kinh tế cao, đạt khoảng 300 triệu đồng/ha/năm.
Ông Nguyễn Văn Thành, Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ nông nghiệp huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Đối với huyện miền núi thì việc dầu tư hệ thống tưới thông minh mang lại hiệu quả cao so với trước vì tiết kiệm được nước không lãng phí, hạn chế sâu bệnh mà hiệu quả hơn trước rất nhiều…".
Hiện nay hiện trên địa bàn tỉnh đã hình thành và phát triển được hơn 120 vùng sản xuất chuyên canh tập trung, với tổng diện tích gần 15 nghìn ha. Các vùng sản xuất rau màu được quy hoạch và từng bước phát triển thành các vùng chuyên canh, người dân tích cực ứng dụng kỹ thuật trồng rau tiên tiến như trồng thủy canh, trồng trong nhà lưới, nhà màng, tưới nước tự động, tưới nước tiết kiệm đã giúp giảm chi phí sản xuất, nâng cao thu nhập cho người dân.
Để tiếp tục phát triển các vùng sản xuất rau màu tập trung, quy mô lớn, công nghệ cao, các cấp, ngành, địa phương trong tỉnh đang tập trung chuyển giao khoa học công nghệ thông qua các cuộc tập huấn, hội thảo, nhân rộng những mô hình mới trong sản xuất rau màu để nông dân học hỏi, áp dụng nhân rộng. Tiếp tục triển khai thực hiện tích tụ ruộng đất để khuyến khích người dân,doanh nghiệp đầu tư sản xuất các sản phẩm an toàn, có năng suất, chất lượng và khả năng cạnh tranh trên thị trường.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nghề trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mới nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại thu nhập cao cho người dân.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh
Với việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” ngày càng lan tỏa đến các thị trường khách trong nước và quốc tế.
Đề xuất chính sách phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Tại dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Chỉ thị của Thủ tướng về đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi
Phó Thủ tướng Lê Thành Long vừa ký Chỉ thị số 43 ngày 4/12/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc đẩy mạnh đào tạo nhân lực cho ngành công nghiệp bán dẫn và một số ngành công nghệ số cốt lõi.
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Để phát triển bền vững, thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học, đầu tư công nghệ sản xuất hiện đại để nâng cao năng suất, chất lượng sản phẩm, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
44% ứng dụng ngân hàng, ví điện tử Việt chưa được bảo mật chặt chẽ
Đại diện Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) nhận định, các công ty tài chính, ngân hàng với khối lượng lớn dữ liệu và giao dịch nhạy cảm luôn là ‘đích ngắm’ của tin tặc, với mục đích là đánh cắp tiền hoặc phá hoại hoạt động kinh tế.
Zalo vượt qua 3 nền tảng xuyên biên giới Facebook, TikTok và Google về lượng người dùng
Tại Hội nghị tổng kết, đánh giá hoạt động lĩnh vực thông tin điện tử năm 2024, định hướng năm 2025, Bộ Thông tin và Truyền thông khẳng định nền tảng Zalo đã vượt qua các tên tuổi lớn như Facebook, YouTube và TikTok với số lượng người dùng lên tới 76,5 triệu (tính tới 30/06/2024).
Việt Nam xếp hạng 45 về năng lực công nghệ thông tin trên toàn thế giới
Trong bảng xếp hạng Chỉ số sẵn sàng mạng 2024 (NRI) đánh giá mức độ phát triển công nghệ thông tin của các quốc gia, Việt Nam giữ thứ hạng 45/133 quốc gia toàn cầu, tăng 11 bậc so với năm ngoái.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong phục hồi chức năng
Những năm gần đây, ngành y tế Thanh Hóa đã không ngừng đổi mới và phát triển, cung cấp nhiều dịch vụ chăm sóc sức khỏe, hướng tới sự hài lòng của người bệnh. Một trong những xu hướng mới là ứng dụng khoa học công nghệ trong phục hồi chức năng, mang lại nhiều lợi ích cho bệnh nhân và ngành y tế.
Hiệu quả từ công tác tạo lập, quản lý và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý
Cùng với việc đăng ký bảo hộ nhãn hiệu thông qua chương trình OCOP của tỉnh, công tác tạo lập và phát triển nhãn hiệu, chỉ dẫn địa lý cho nông sản chủ lực, đặc thù của tỉnh thông qua nhiệm vụ khoa học và công nghệ là 1 trong những giải pháp quan trọng để khẳng định chất lượng và định vị uy tín cho các sản phẩm nông nghiệp thế mạnh của Thanh Hóa.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.