Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất tinh bột sắn
Thời gian vừa qua, các nhà máy sản xuất tinh bột sắn trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã không ngừng ứng dụng khoa học công nghệ, đẩy mạnh sản xuất kinh doanh, hướng tới thị trường xuất khẩu, đảm bảo nguồn thu cho người lao động cũng như ổn định vùng nguyên liệu sắn trên địa bàn.
Chính thức đi vào hoạt động từ năm 2003, Nhà máy chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân - Công ty Cổ phần vật tư tổng hợp Thanh Hóa được đánh giá là một trong những Doanh nghiệp chế biến tinh bột sắn có quy mô lớn tại Thanh Hóa. Để nâng cao chất lượng sản phẩm, tiết kiệm chi phí, giảm sức lao động của con người, Nhà máy đã đầu tư các máy móc thiết bị hiện đại, công suất chế biến đạt 200 tấn sản phẩm/ngày, tương đương khoảng 900 tấn củ tươi. Quy trình sản xuất tinh bột sắn từ nguyên liệu sắn tươi đầu vào đến các khâu như: bóc vỏ, rửa sạch, băm, nghiền, tách bả, co bột, tách nước thành bột và đóng gói thành phẩm được vận hành theo dây chuyền khép kín. Đặc biệt, Nhà máy đã nhập thêm một số máy móc hiện đại của Đức và Thái Lan nhằm đưa ra thị trường sản phẩm tinh bột sắn có chất lượng tốt, hướng tới thị trường xuất khẩu.
Ông Vương Tiến Sỹ, Trưởng phòng kinh doanh, Nhà máy chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi mới nhập 1 bộ máy chiết ly bóc tách được axit trong củ sắn và các tạp chất trong củ sắn để nâng cao chất lượng của sản phẩm. Tự động hóa trong các khâu sản xuất, đặc biệt là trong việc đóng bao nhằm giảm nhân công lao động, tăng hiệu quả trong sản xuất. Chúng tôi có những thiết bị hiện đại kiểm định chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn để xuất đi các nước".
Nhờ ứng dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất, mỗi năm, Nhà máy chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân đã chế biến được từ 23- 25 ngàn tấn sắn và xuất khẩu được hơn 20 ngàn tấn tinh bột sắn, ước đạt trên 12 triệu USD.
Ông Lê Duy Tùng, Giám đốc Nhà máy chế biến nông - lâm sản xuất khẩu Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Nhà máy đi vào hoạt động đã tròn 20 năm, có dây truyền công nghệ cao. Hiện tại, nhà máy nhập công nghệ là 70% từ Đức và 30% của Thái Lan. Chúng tôi sản xuất theo dây truyền khép kín. Năm 2024-2025, doanh nghiệp sẽ phấn đấu nâng công suất lên 200- 350 tấn/1 ngày, tương đương gần 1.200 ngàn tấn củ. Những sản phẩm nhà máy đưa ra đa số phục vụ cho sx thuốc Tây, thực phẩm. Hiện 85% đã xuất đi Trung Quốc còn 15% tiêu thụ trong nước".
Thanh Hóa là một trong những địa phương có diện tích trồng sắn tương đối lớn của nước ta. Hiện nay, toàn tỉnh trồng được gần 13.500 ha sắn. Trong đó, vùng nguyên liệu sắn phục vụ cho các nhà máy chế biến tinh bột sắn trên địa bàn là trên 11 ngàn ha. Diện tích sắn tập trung tại các huyện trong tỉnh như: Ngọc Lặc, Như Xuân, Bá Thước, Thường Xuân, Như Thanh, Thọ Xuân… Sản lượng sắn của Thanh Hóa chủ yếu cung cấp cho 5 Nhà máy và cơ sở chế biến tinh bột sắn là: Nhà máy chế biến tinh bột sắn Bá Thước (huyện Bá Thước); Nhà máy chế biến nông – lâm sản xuất khẩu Như Xuân (huyện Như Xuân); Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh; Cơ sở chế biến tinh bột sắn Sơn Dung (huyện Ngọc Lặc); Cơ sở chế biến tinh bột sắn tại xã Thanh Tân (huyện Như Thanh. Những năm gần đây, các nhà máy sản xuất tinh bột sắn của Thanh Hóa đều đầu tư nhiều máy móc, thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và hướng tới xuất khẩu.
Ông Ngô Tiến Quang, Phó Giám đốc Công ty cổ phần chế biến nông lâm sản và vật tư nông nghiệp Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Nhà máy sản xuất theo dây truyền khép kín, từ đầu ra đến đầu ra là hệ thống khép kín hoàn toàn. Củ săn thì sản xuất ra tinh bột, bả sắn thì đưa vào sấy để làm thức ăn gia súc. Tạp chất, vỏ lụa chế biến thành phân hữu cơ… Sau khi sán thu hoạch sẽ được đưa về sân, qua hệ thống băng truyền, rửa củ rồi qua hệ thống băm, xong nghiền, phân ly tách bã, phân ly tách mủ, hệ thống tách nước rồi đưa vào sấy và và đóng bao tự động".
Bên cạnh dây chuyền sản xuất tinh bột sắn theo hướng tự động, bán tự động, các Nhà máy còn đầu tư dây chuyền ép bả sắn để cung cấp nguyên liệu cho các nhà máy chế biến thức ăn gia súc. Đặc biệt, các nhà máy chế biến tinh bột sắn tại Như Xuân, Ngọc Lặc, Bá Thước còn đầu tư hàng chục tỷ đồng để xây dựng hệ thống xử lý nước thải sinh hóa bằng công nghệ của nước ngoài. Nước rửa của sắn được thu hồi và được xử lý làm khí biogas cung cấp cho hệ thống sấy tinh bột cho công ty. Nước thải được xử trước khi thải ra môi trường.
Nhờ ứng dụng khoa học công nghệ vào sản xuất, các nhà máy sắn tại Thanh Hóa đã đưa ra những sản phẩm có chất lượng cao, đạt tiêu chuẩn xuất khẩu. Từ đó, góp phần nâng doanh thu cho các nhà máy đồng thời tạo việc làm ổn định cho nhiều lao động địa phương.
Anh Lê Văn Hoàng, Nhà máy chế biến nông – lâm sản xuất khẩu Như Xuân, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trong 1 số năm gần đây, Ban lãnh đạo công ty luôn thay đổi công nghệ tiên tiến nhất của ngành tinh bột sắn; đã đưa một số máy chủ chốt vào dây truyền nhắm giảm sức lao động, tăng năng suất trong ngày, trong năm. Vì thế, thu nhập của cán bộ, công nhân viên được tăng lên, năm sau cao hơn năm trước. Trung bình thu nhập bây giờ là 6 triệu đến 9 triệu 1 người/ tháng".
Anh Lê Văn Thực, Nhà máy chế biến tinh bột sắn Phúc Thịnh, huyện Ngọc Lặc, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Nhờ công ty đầu tư khoa học kỹ thuật hiện đại nên giảm bớt sức lao động con người, thu nhập của anh em cũng ổn định".
Được biết, sắn là loại thực phẩm chiếm sản lượng lớn của Việt Nam. Tinh bột sắn đóng vai trò quan trọng trong ngành thực phẩm, ngành công nghiệp giấy, công nghiệp dược, mỹ phẩm…Tại Thanh Hóa, mỗi năm, các nhà máy sản xuất tinh bột sắn đã xuất khẩu được khoảng 50 ngàn tấn tinh bột, giá trị tương đương trên 27 triệu USD. Thời gian tới, các nhà máy sản xuất tinh bột sắn tại Thanh Hóa cần tiếp tục đầu tư thêm máy móc, thiết bị hiện đại để nâng cao giá trị cho sản phẩm.
Ông Nguyễn Đình Sơn – Phó Chi cục trưởng Chi cục trồng trọt và bảo vệ thực vật Thanh Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Thanh Hóa có 13 ngàn ha, đảm bảo cho các nhà máy chế biến. Trong quá trình chế biến, công nghệ gắn với chế biến sâu, công nghệ gắn với bảo vệ môi trường, công nghệ gắn với tăng giá trị trên đơn vị sản phẩm tinh bột sắn. Ngoài liên kết theo chuỗi tăng giá trị thu mua sắn nguyên liệu cho bà con, đề nghị với nhà máy đầu tư ngoài vùng nhiên liệu cần đầu tư chế biến sâu, đa dạng hóa sản phẩm, ngoài tinh bột sắn bình thường có thể đưa ra các sản phẩm như mạch nha hoặc đầu tư dây truyền công nghệ để tạo ra sản phẩm phục vụ cho dược phẩm, phục vụ cho tăng trưởng xanh trong nông nghiệp, kinh tế tuần hoàn".
Tin tưởng rằng, thời gian tới, các nhà máy, cơ sở chế biến tinh bột sắn Thanh Hóa sẽ tiếp tục hiện đại hóa sản xuất, cung cấp thêm nhiều sản phẩm cho thị trường trong nước, mở rộng thị trường xuất khẩu. Từ đó, nâng tầm thương hiệu Việt trên thị trường quốc tế; đồng thời góp phần ổn định vùng nguyên liệu sắn trong tỉnh, nâng cao thu nhập cho những người trồng sắn và lao động làm việc tại các doanh nghiệp.
Huyện Hậu Lộc phấn đấu hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số cấp huyện
Thời gian qua, huyện Hậu Lộc đã đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, đổi mới nội dung, hình thức, từng bước giúp người dân nâng cao khả năng tiếp cận, khai thác, sử dụng tiện ích từ chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thương mại điện tử dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ
Từ một ngành non trẻ, chỉ trong một thời gian ngắn, thương mại điện tử đã trở thành “trợ thủ” đắc lực dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ. Đây không chỉ là phương thức hiệu quả để phân phối hàng hóa, dịch vụ, thương mại điện tử đang ngày càng minh chứng cho khả năng lan tỏa thương hiệu, chinh phục thị trường, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu.
Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số
Thời gian qua, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế số trong một số ngành, lĩnh vực còn chậm.
Thông báo: Kế hoạch tổ chức Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc triển khai Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7. Cụ thể:
Meta AI chính thức cho người dùng Việt Nam trải nghiệm miễn phí
Mô hình trí thông minh nhân tạo Meta AI được phát triển bởi Meta (công ty mẹ của Facebook) đã mở cửa cho người dùng Việt Nam, cho phép truy cập miễn phí và trải nghiệm đầy đủ các tính năng.
Sản xuất và ứng dụng hiệu quả máy sấy thăng hoa trong bảo quản nông sản
Nhận thấy nông sản của người dân sau thu hoạch gặp khó khăn vì các phương pháp bảo quản, phơi, sấy truyền thống không đảm bảo chất lượng, anh Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH thiết bị Bạch Mã, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tìm hiểu về công nghệ, đồng thời tìm kiếm đơn vị cung cấp thiết bị để chế tạo, sản xuất thành công máy sấy thăng hoa có công suất lớn với nhiều ưu điểm vượt trội. Công nghệ mới này đã giúp bảo quản, nâng cao được giá trị nông sản sau thu hoạch cho người dân và doanh nghiệp.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nghề trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mới nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại thu nhập cao cho người dân.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh
Với việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” ngày càng lan tỏa đến các thị trường khách trong nước và quốc tế.
Đề xuất chính sách phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Tại dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau màu
Nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất rau mầu. Các mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn xuất hiện ngày càng nhiều góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.