Ứng dụng khoa học công nghệ trong xây dựng Nông thôn mới
Trong hành trình xây dựng Nông thôn mới, tỉnh Thanh Hóa xác định khoa học công nghệ là yếu tố then chốt để tạo nên sự đột phá. Từ chuyển đổi số sâu rộng trong quản lý đến ứng dụng công nghệ cao, tiên tiến trong sản xuất nông nghiệp, khoa học công nghệ đang thực sự trở thành người bạn đồng hành, giúp bà con nông dân Thanh Hóa vươn lên, làm giàu trên chính mảnh đất quê hương.
Nhận thấy tiềm năng kinh tế vượt trội từ việc trồng cây hàng hóa trong nhà màng và ứng dụng công nghệ cao, anh Nguyễn Viết Ngoan xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa đã mạnh dạn đầu tư 2 tỷ đồng để xây dựng hệ thống nhà lưới hiện đại. Trên diện tích 4.500m2 nhà màng, gia đình anh tập trung trồng dưa vàng. Điều đặc biệt là toàn bộ hệ thống tưới nhỏ giọt theo công nghệ Israel được điều khiển hoàn toàn tự động chỉ với một chiếc điện thoại thông minh. Chính nhờ việc ứng dụng công nghệ này, diện tích thâm canh trong nhà màng đã mang lại thu nhập từ 250 đến 300 triệu đồng/năm sau khi trừ chi phí. Đây thực sự là minh chứng sống động cho thấy khoa học công nghệ đã và đang làm thay đổi diện mạo nông nghiệp, mang lại hiệu quả kinh tế vượt trội cho bà con nông dân.

Anh Nguyễn Viết Ngoan, Thôn Nguyên Lý, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Nếu đầu tư nhà màng thì mình ngăn ngừa bệnh cho cây trồng; giảm cỏ dại phát triển; tiết kiệm thời gian, giảm công lao động so với làm truyền thống".
Để phát triển theo hướng bền vững, trên diện tích trang trại 12 ha, ông Lê Minh Tới, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa đã đầu tư xây dựng chuồng trại chăn nuôi theo quy trình hữu cơ tuần hoàn không chất thải. Theo đó, ông tận dụng các phế phụ phẩm từ cây trồng, rơm rạ sau thu hoạch được thu gom về đốt bằng lò xây tự thiết kế để lấy tro bón cho cây trồng, thay thế phân hóa học.
Đặc biệt, chất thải từ chăn nuôi gia súc, gia cầm không hề bị bỏ phí. Chất thải được sử dụng làm thức ăn cho ruồi lính đen – một giải pháp khoa học công nghệ độc đáo mà ông Tới đã áp dụng. Chuồng nuôi ruồi được đặt trong nhà màng, nhà lưới, cho phép chủ động điều chỉnh nhiệt độ, ánh sáng, tạo môi trường lý tưởng cho ruồi phát triển.Trong quá trình nuôi, ông thu gom phụ phẩm nông nghiệp, rồi từ ruồi lính đen lại tạo ra men vi sinh và enzym. Men vi sinh được dùng để tưới cho cây trồng, còn enzym được phối trộn với rau, củ, quả để làm thức ăn bổ dưỡng cho gia súc, gia cầm.

Hiện nay, trang trại của ông Tới đang sở hữu trên 3.000 con gia súc, gia cầm, gần 10 hecta sản xuất lúa, rau, củ, quả đạt tiêu chuẩn VietGAP. Đặc biệt, trang trại còn là địa chỉ uy tín cung cấp trứng ruồi lính đen cho bà con nông dân trong và ngoài tỉnh. Với những thành công vượt trội này, mỗi năm, trang trại của ông Lê Minh Tới mang về thu nhập lên đến hơn 6 tỷ đồng.

Ông Lê Minh Tới, Thôn Đông Mỹ, xã Thiệu Duy, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Nguồn chất thải này nếu được thu gom, xử lý để phục vụ làm nguyên liệu đầu vào cho quá trình chăn nuôi, trồng trọt và cho các hoạt động sản xuất khác thì sẽ mang lại nhiều hiệu quả thiết thực cả về kinh tế, xã hội và môi trường".
Tiếp nối những thành quả đã đạt được trong sản xuất nông nghiệp, xu hướng hiện nay cảu các địa phương là ứng dụng khoa học công nghệ để chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh. Anh Mai Văn Kỳ, Trưởng thôn Nguyên Lý, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa cho biết: Nhờ có công nghệ nên giờ đây, chỉ cần một chiếc điện thoại thông minh, anh đã có thể điều khiển được toàn bộ hệ thống điện chiếu sáng công cộng của thôn và theo dõi lượng điện năng tiêu thụ hàng tháng. Hơn thế nữa, hệ thống 10 camera giám sát an ninh của thôn cũng được kết nối trực tiếp về điện thoại của anh và hệ thống camera an ninh của xã, giúp đảm bảo an ninh trật tự 24/7. Mọi thông tin, chủ trương, chính sách, tin tức hoạt động tại địa phương đều được kịp thời phổ biến trên nhóm Zalo của thôn, đến tay người dân nhanh chóng và chính xác.


Anh Mai Văn Kỳ, Trưởng thôn Nguyên Lý, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Anh Mai Văn Kỳ, Trưởng thôn Nguyên Lý, xã Thiệu Nguyên, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Để tiếp tục duy trì các tiêu chí trong xây dựng thôn thông minh, chúng tôi tiếp tục tuyên truyền, vận động Nhân dân để nâng cao tỷ lệ người sử dụng điện thoại thông minh, hạn chế sử dụng tiền mặt".
Không chỉ ở thôn Nguyên Lý, mà hiện nay ở tất cả các địa phương của tỉnh Thanh Hóa, chuyển đổi số đã và đang đem lại những đổi thay mạnh mẽ. Nếu như trước đây, tại các thôn, việc thông báo họp hay chính sách thường phải qua loa truyền thanh hoặc giấy mời. Nay, các nhà văn hóa thôn đã được lắp đặt internet, tích hợp wifi, truyền hình họp trực tuyến. Trên 90% người dân trong độ tuổi lao động có điện thoại thông minh, máy tính bảng kết nối internet. Mọi thông tin của thôn đến với người dân đã được thông báo qua các nhóm Zalo, Facebook, cập nhật kịp thời, nhanh chóng, chính xác.


Ông Phạm Công Trung, Trưởng thôn Xa Thư, xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá
Ông Phạm Công Trung, Trưởng thôn Xa Thư, xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Thôn đã mở rất nhiều nhóm Zalo trong toàn thể Nhân dân, phấn đấu tất cả công dân sau khi tiến hành dịch vụ công, các giao dịch trên sàn điện tử không phải đi lại nhiều".
Nhờ ứng dụng và phát triển các mô hình chuyển đổi số cùng sự đồng thuận của người dân, đến nay xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương đã được công nhận xã nông thôn mới kiểu mẫu, trong đó có 4 thôn đạt thôn nông thôn mới kiểu mẫu, và 1 thôn đạt thôn nông thôn mới thông minh. Thành quả này có được là nhờ xã đã thành lập ban chỉ đạo, các tổ công nghệ số cộng đồng, chủ động bố trí nguồn ngân sách đầu tư hạ tầng số, nâng cấp đường truyền internet, trang bị máy tính cho 100% phòng làm việc của cán bộ, công chức. Hiện toàn xã có gần 4.000 công dân được hướng dẫn cài đặt, kích hoạt tài khoản định danh điện tử mức độ 1 và mức độ 2. 100% văn bản đi, đến của cơ quan được xử lý qua môi trường mạng.


Bà Trần Thị Huệ, Bí thư đảng uỷ xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá
Bà Trần Thị Huệ, Bí thư đảng uỷ xã Quảng Bình, huyện Quảng Xương, tỉnh Thanh Hoá cho biết thêm: "Điểm nổi bật trong việc tuyên truyền, nâng cao nhận thức số cho người dân là nâng cao nhận thức, tạo điều kiện thuận lợi cho xã triển khai các mặt hoạt động của công tác chuyển đổi số".
Từ những ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất và đời sống, thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn đã tăng lên rõ rệt. Khắp các miền quê, những nhà máy chế biến, sản xuất, những mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao hiệu quả đã đem đến công ăn việc làm ổn định cho hàng ngàn người dân. Điều kiện kinh tế phát triển kéo theo sự đầu tư xây dựng những ngôi nhà cao tầng khang trang, những nhà vườn kiến trúc đẹp ngày càng nhiều. Các công trình phúc lợi, từ trường học, trạm y tế đến nhà văn hóa, cũng được đầu tư ngày càng hiện đại hơn.

Nông thôn trong tỉnh Thanh Hóa đang thực sự khởi sắc từng ngày, tạo nên điểm nhấn cho những miền quê đáng sống. Khắp ngõ xóm, những con đường bê tông phẳng lì, hệ thống điện thắp sáng lung linh, những cung đường hoa rực rỡ, cùng với internet phủ sóng rộng khắp… tất cả đã làm cho bức tranh làng quê đa sắc màu với đời sống mới, tinh thần mới hiện hữu rõ nét trên mỗi làng quê Xứ Thanh.

Bản tin Số và Công nghệ 30/6/2025
Bản tin Số và Công nghệ 30/6/2025 có những nội dung chính sau: - Không làm gián đoạn hoạt động cung cấp dịch vụ công trước và sau thời điểm sắp xếp lại bộ máy - Google phối hợp cùng Bộ Công an công bố hợp tác triển khai chiến dịch Phòng chống lừa đảo trực tuyến - An toàn hơn cùng Bộ Công an và Google - Đào tạo nhân lực – Chìa khóa hiện thực hóa Nghị quyết 57

Phát động giải thưởng báo chí về Khoa học và Công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số
Bộ Khoa học và Công nghệ đã phát động giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025, nhằm khuyến khích và tôn vinh các tác giả có tác phẩm báo chí xuất sắc viết về lĩnh vực này.

Nâng cao ý thức của người dân khi sử dụng không gian mạng
Không gian mạng ngày nay trở thành một không gian xã hội mới, nơi mỗi người dân có thể giao tiếp, học tập, kinh doanh và giải trí, không bị giới hạn bởi không gian và thời gian. Tuy nhiên, cùng với những lợi ích to lớn thì người dân cũng cần, nâng cao kiến thức, kỹ năng bảo toàn thông tin cá nhân, an ninh trật tự khi sử dụng không gian mạng.

Lần đầu Việt Nam vào nhóm 15 quốc gia AI hàng đầu thế giới
Trong bảng xếp hạng TOP 500 công bố tháng 6/2025, hai nhà máy AI của FPT đặt tại Nhật Bản và Việt Nam lần lượt giữ vị trí thứ 36 và 38. Thành tích này đưa AI Factory của FPT vào nhóm hạ tầng siêu máy tính hàng đầu thế giới, đồng thời xác lập FPT là nhà cung cấp dịch vụ AI Cloud thương mại số 1 tại Nhật Bản.

Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa phát động tham gia giải thưởng sáng tạo khoa học công nghệ Việt Nam năm 2025
Sáng 27/6, Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Thanh Hóa đã tổ chức lễ phát động tham gia giải thưởng Sáng tạo Khoa học Công nghệ Việt Nam năm 2025.

Bản tin Số và Công nghệ 27/6/2025
Bản tin Số và Công nghệ 27/6/2025 có những nội dung chính sau: - Việt Nam lần đầu vào nhóm 15 quốc gia có hạ tầng tính toán AI hàng đầu thế giới - Bộ Khoa học và Công nghệ phát động giải thưởng báo chí về khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số năm 2025 - Nâng cao ý thức của người dân khi sử dụng không gian mạng

Việt Nam tiếp tục đối mặt với làn sóng tấn công mạng phức tạp
Theo Trung tâm An ninh mạng quốc gia, 6 tháng đầu năm 2025, Việt Nam tiếp tục đối mặt với làn sóng tấn công mạng phức tạp, đặc biệt là mã độc tống tiền.

Thanh Hóa phát triển nguồn nhân lực nghiên cứu khoa học
Thực hiện mục tiêu Nghị quyết 57 của Bộ Chính trị, tỉnh Thanh Hóa đã và đang ban hành nhiều cơ chế, chính sách động viên, khuyến khích các trí thức, nhà khoa học có nhiều nghiên cứu đổi mới công nghệ, đóng góp cho sự phát triển chung của tỉnh và đất nước.

Thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, hiệu quả
Ban Chỉ đạo Trung ương về phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số vừa ban hành Kế hoạch thúc đẩy chuyển đổi số liên thông, đồng bộ, nhanh, hiệu quả đáp ứng yêu cầu sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Đẩy mạnh chuyển đổi số phục vụ vận hành chính quyền 2 cấp
Trong quá trình chuẩn bị vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, các địa phương đặc biệt quan tâm đến hoàn thiện hạ tầng công nghệ thông tin, đẩy mạnh chuyển đổi số. Đây là yếu tố quan trọng để các xã phường vận hành thông suốt ngay sau khi đi vào vận hành chính thức.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.