Ứng dụng khoa học - kỹ thuật, nâng cao chất lượng sản phẩm OCOP sau đạt chuẩn
Sau khi được công nhận đạt chuẩn, các chủ thể OCOP trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã quan tâm đầu tư máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Nhờ đó đã nâng cao chất lượng sản phẩm, khẳng định thương hiệu, tăng sức cạnh tranh trên thị trường.
Năm 2023, từ nguồn kinh phí hỗ trợ của chương trình OCOP của huyện, cơ sở bánh đa nem Duy Phát, huyện Thiệu Hóa đã vay thêm ngân hàng đầu tư dây chuyền sản xuất tráng sấy tự động hóa gần 2 tỷ đồng. Hệ thống máy móc đồng bộ vừa đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm; sản lượng cũng tăng gấp 10 lần so với trước đây.


Anh Lê Văn Duy, Cơ sở bánh đa nem Duy Phát, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Anh Lê Văn Duy, Cơ sở bánh đa nem Duy Phát, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Khi sử dụng dây chuyền tránh sấy tự động, tôi thấy ưu điểm là không phụ thuộc vào thời tiết, sản xuất được trong nhà, có thể làm cả ngày và đêm… đảm bảo được tính chủ động, vệ sinh an toàn thực phẩm".
Sau khi đạt chuẩn, nhiều chủ thể OCOP trên địa bàn Thanh Hóa đã lồng ghép các nguồn vốn khác nhau để đầu tư trang thiết bị hiện đại nhằm nâng cao chất lượng, sản lượng hàng hóa; chú trọng thiết kế bao bì, mẫu mã sản phẩm để xây dựng thương hiệu, quảng bá, mở rộng thị trường tiêu thụ. Bởi vậy, sản phẩm OCOP ngày càng khẳng định thương hiệu, uy tín trên thị trường, sản lượng tiêu thụ tăng hàng năm từ 30 - 40%.

Chị Lê Thị Hiền, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Chị Lê Thị Hiền, xã Thanh Tân, huyện Như Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Sau khi đạt OCOP, gia đình tôi đầu tư máy móc hiện đại hơn để đảm bảo an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng… nhờ áp dụng máy móc đã nâng cao được công suất, nhiều sản phẩm đưa ra thị trường hơn, tiêu thị sản phẩm tốt hơn".
Đến thời điểm này, Thanh Hóa đã có hơn 600 sản phẩm OCOP. Phần lớn các chủ thể đều nỗ lực đầu tư máy móc, ứng dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất. Đây được xem là yếu tố then chốt giúp sản phẩm OCOP Thanh Hóa nâng sao, nâng hạng sau đạt chuẩn.


Những chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ 1/7
Từ hôm nay 1/7, nhiều Luật, Nghị định, Thông tư và chính sách pháp luật mới trong các lĩnh vực trọng yếu như thuế, thương mại điện tử, tín dụng nông nghiệp… sẽ chính thức có hiệu lực, tạo hành lang pháp lý mới cho hoạt động sản xuất - kinh doanh và quản lý nhà nước.

Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá: Dấu ấn nhiệm kỳ 2020 - 2025
2020 - 2025 là một nhiệm kỳ đầy biến động và đặt ra nhiều thách thức đối với ngành điện nói chung, Công ty điện lực Thanh Hóa nói riêng. Song, Đảng bộ Công ty Điện lực Thanh Hoá đã đưa ra quyết tâm chính trị cao, lãnh đạo công ty vượt qua mọi khó khăn thử thách, hoàn thành xuất sắc mọi nhiệm vụ được giao, luôn vinh dự đứng trong hàng ngũ những doanh nghiệp tiêu biểu của tỉnh Thanh Hóa và trong nhóm các đơn vị xuất sắc dẫn đầu trong Tổng Công ty Điện lực miền Bắc.

Ngành dệt may Thanh Hóa nỗ lực duy trì đà tăng trưởng
6 tháng đầu năm nay, thị trường dệt may có sự biến động, ảnh hưởng từ những thay đổi trong các chính sách thuế quan của Mỹ. Mặc dù vậy, các doanh nghiệp dệt may trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã có những biện pháp linh hoạt nhằm ổn định sản xuất và duy trì đà tăng trưởng.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy, 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Từ 1/7, sàn thương mại điện tử nộp thuế thay người bán
Theo Nghị định 117 của Chính phủ, từ 1/7, sàn thương mại điện tử, nền tảng số sẽ khấu trừ, nộp thuế giá trị gia tăng và thu nhập cá nhân thay cho người bán trên sàn, bao gồm người bán trong nước và nước ngoài.

Nguồn vốn tập trung cho vay các lĩnh vực ưu tiên
Trên 96 nghìn tỷ đồng là dư nợ tín dụng dành cho các lĩnh vực ưu tiên trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa từ đầu năm đến nay, tăng 20% so với cùng kỳ. Con số này cho thấy những nỗ lực của ngành ngân hàng trong triển khai các giải pháp để hỗ trợ khơi thông, hướng dòng vốn tín dụng vào khu vực sản xuất, kinh doanh và sức khỏe của các doanh nghiệp đã có sự cải thiện tốt.

Thúc đẩy xuất khẩu sản phẩm gỗ sang các thị trường
6 tháng đầu năm, các doanh nghiệp gỗ đã đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ, Nhật Bản và Trung Quốc, trong đó xuất khẩu sang Nhật tăng mạnh hơn 20%. Tuy nhiên, ngành gỗ vẫn đối mặt với nhiều thách thức về nguồn cung nguyên liệu lớn và yêu cầu truy xuất nguồn gốc hợp pháp. Đặc biệt, nguy cơ áp thuế từ Hoa Kỳ đang đe dọa mục tiêu xuất khẩu 18 tỷ USD của ngành gỗ Việt Nam trong năm nay.

60% doanh nghiệp lạc quan về triển vọng kinh doanh
Kết quả nghiên cứu triển vọng doanh nghiệp năm 2025 do Ngân hàng UOB Việt Nam vừa công bố cho thấy: 60% doanh nghiệp Việt Nam vẫn lạc quan về triển vọng trong năm tới và 46% cho biết đã lên kế hoạch mở rộng hoạt động ra thị trường quốc tế.

Tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 - 1/7
Cục Thuế vừa thông báo sẽ tạm dừng nhiều hệ thống thuế điện tử từ ngày 27/6 đến 1/7/2025 để phục vụ việc nâng cấp hệ thống công nghệ thông tin.

Quý I/2025, người dân gửi thêm vào ngân hàng hơn 400.000 tỷ đồng
Theo Ngân hàng Nhà nước, tổng tiền gửi đến cuối quý I đã xấp xỉ 15 triệu tỷ đồng, trong đó, huy động từ dân cư tiếp tục tăng mạnh.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.