Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong nuôi ươm cá giống, cá sinh sản
Nghề nuôi, ươm cá giống được xem là nghề truyền thống của người dân thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa. Nhờ ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật (KHKT), nhiều năm qua, thị trấn Hậu Hiền đã trở thành nơi cung cấp cá giống có chất lượng cho các vùng nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh. Với nghề nuôi ươm cá giống, nhiều hộ dân đã có thu nhập hàng trăm triệu đồng mỗi năm và tạo việc làm cho nhiều lao động địa phương.
Tại gia đình Anh Nguyễn Văn Tuyên cùng nhiều hộ nuôi cá ở Thị Trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa luôn tấp nập các thương lái, các hộ dân ở khắp các địa phương trong và ngoài tỉnh đến mua cá giống. Hiện gia đình anh Tuyên nuôi bán 15 loại cá giống khác nhau như: trắm, trôi, mè, chép, diêu hồng, nheo, vược… Với diện tích 500m2 gia đình anh đã xây dựng thành nhiều bể nuôi thả với hệ thống lọc nước tuần hoàn giúp nước vào ra liên tục, tạo môi trường tốt nhất cho cá giống sinh trưởng. Nhờ ứng dụng khoa học kỹ thuật trong sản xuất, hoạt động nuôi cá giống của gia đình anh rất hiệu quả, mang lại thu nhập ổn định cho gia đình và tạo thêm việc làm cho người dân địa phương.

Anh Nguyễn Văn Tuyên, Khu Phố Đồng Tâm, Thị Trấn Hậu Hiền,huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Nguồn nước là quan trọng nhất, chúng tôi lấy từ kênh bắc về, về đây tạo sóng, thay nước mới, thải nước cũ đi. Rồi phải bơm sục đủ khí cho cá giống sống. Mỗi năm chúng tôi xuất ra 4-5 tấn cá giống, tạo việc làm cho 3 lao động địa phương với 2 vợ chồng. Hàng năm thu nhập 200 triệu đồng…".
Với hơn 30 năm trong nghề nuôi cá giống và cá thịt, gia đình ông Phạm Bằng, thị trấn Hậu Hiền là địa chỉ quen thuộc của nhiều thương lái cá giống. Tận dụng nguồn nước tự nhiên từ Kênh Bắc kết hợp với việc ứng dụng khoa học kỹ thuật trong chăn nuôi cá giống, ông Bằng đã thu mua nhiều loại cá bột (cá giống mới nở), chăm sóc từ 4-6 tuần sẽ đem ra xuất bán cho các thương lái. Mỗi năm gia đình ông Bằng xuất bán 5-7 tấn cá giống, trừ chi phí ông gia đình ông có hàng trăm triệu đồng mỗi năm. Qua nhiều năm chăm nuôi cá bột, ông Bằng đã tích lũy được rất nhiều kinh nghiệm và thường xuyên chia sẻ với các hộ dân nuôi cá giống ở địa phương.

Ông Phạm Bằng, Khu Phố Đồng Tâm, thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Muốn nuôi cá giống, cá thịt tốt thì trước tiên bà con phải chọn con giống tốt, thứ 2 là nước phải tạo nước sạch, phải đủ oxi, nếu không có nước tự tạo phải mua sục để cá đỡ bị chết. Khi trời động phải dùng máy sục oxi để cá khỏi thiếu oxi. Thứ 3 là lượng thức ăn phải cho ăn tính toán vừa phải đừng cho ăn dư thừa tránh gây ô nhiễm nguồn nước".
Có thâm niên hơn 20 năm gắn bó với nghề nuôi, ương cá giống, cá sinh sản; anh Nguyễn Xuân Nguyên, Khu phố Đồng Tâm, thị trấn Hậu Hiền, là một thanh niên có tiếng trong vùng nhờ kỹ thuật nuôi cá sinh sản hiệu quả. Được kế thừa nghề truyền thống của gia đình, trên diện tích hơn 1ha, anh xây dựng ao chăm cá sinh sản và 8 bể nuôi ấp trứng cá, sản xuất các giống cá nước ngọt, như: Cá trắm, cá trôi, cá chép,.... Theo kinh nghiệm của anh Nguyên, cá sinh sản và cá bột ( cá giống mới nở) đều cần chăm sóc cẩn thận mới cho ra chất lượng cá giống tốt. Từ việc xác định thời điểm lấy trứng cá đến môi trường nuôi ươm trứng cần ứng dụng khoa học kỹ thuật để cá bột khỏe mạnh trước khi xuất bán. Cá bột rất kén môi trường sống nên bể nuôi cần phải cải tạo, vệ sinh theo định kỳ, thường xuyên kiểm tra các chỉ số của bể nuôi, như: PH, nhiệt độ, khí Amoniac, chất thải H2S để điều chỉnh cho phù hợp…Đặc biệt, các ao nuôi, bể nuôi phải thường xuyên có lượng nước ra vào kết hợp vói hệ thống lưới lọc để môi trường nước không bị ô nhiễm.Nhờ sự phong phú, đa dạng về nguồn giống và uy tín về chất lượng, hiện nay, cơ sở nuôi cá giống của anh Nguyên đã cung cấp rất nhiều loại cá bột cho các cơ sở nuôi trồng thủy sản trong và ngoài tỉnh.

Anh Nguyễn Xuân Nguyên, Khu phố Đồng Tâm, thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa cho biết thêm: "Bên trang trại chúng tôi chuyên sản xuất cá bột giống như trắm trôi, mè , chép… các loại. Cách thức chăm vỗ con cá để lấy được trứng rất quan trọng. Kết hợp nhiều yếu tố như nước sạch, cách cho ăn làm sao để đảm bảo. Về con cá bột giống thì trong quá trình ấp trứng thì nguồn nước phải luân chuyển để tạo oxi. Thứ 2 là nhiệt độ thời tiết phải đảm bảo từ 20-25 độ C. Cái yếu tốt thứ 3 là thời gian để trứng ra cá bột là 72 tiếng là ta có thể xuất bán".
Hiện nay, trên địa bàn Thị trấn Hậu Hiền có trên 20 cơ sở nuôi cá giống quy mô lớn trong đó có 8 cơ sở nuôi cá sinh sản để cung cấp cá bột cho người nuôi cá giống. Trung bình mỗi vụ các cơ sở sản xuất cá giống cung cấp 50 - 60 tấn cá giống cho thị trưởng trong và ngoài tỉnh, tạo việc làm cho hơn 200 lao động thường xuyên, có thu nhập ổn định từ 10-12 triệu đồng/tháng. Xác định nuôi cá giống là một nghề truyền thống mang lại hiệu quả kinh tế cao cho người dân; thời gian qua, thị trấn Hậu Hiền đã phối hợp với Trung tâm khuyến nông, các phòng chuyên môn của huyện mở các lớp tập huấn, chuyển giao khoa học kỹ thuật để phát triển nghề nuôi ương cá giống của địa phương.


Ông Vũ Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa
Ông Vũ Văn Nghĩa, Phó Chủ tịch UBND Thị trấn Hậu Hiền, huyện Thiệu Hóa, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Đối với các cơ chế hỗ trợ chính sách đối với các hộ nuôi cá giống này thì địa phương thường xuyên đấu mối với các hộ gia đình báo cáo cấp trên để mở các lớp tập huấn về chuyển giao KHKT. Ngoài ra thì trong năm 2025 chúng tôi đang đăng ký để làm các sản phẩm OCOP từ nghề nuôi cá giống…".
Nhờ ứng dụng dụng tiến bộ khoa học - kỹ thuật, các cơ sở nuôi ươm cá giống tại Thị Trấn Hậu Hiền đã nâng cao chất lượng con giống, cho đạt hiệu quả kinh tế cao. Có thể thấy, mô hình phát triển nuôi ươm cá giống đang là hướng đi triển vọng, góp phần phát triển kinh tế xã hội ở thị trấn Hậu Hiền.

Đề xuất miễn tiền thuê đất cho dự án sản xuất chip bán dẫn, AI
Chính phủ vừa đề xuất Ủy ban Thường vụ Quốc hội các trường hợp được miễn, giảm tiền thuê đất theo Luật Đất đai. Đáng chú ý là đề xuất miễn tiền thuê đất đối với các dự án sản xuất sản phẩm công nghệ số trọng điểm, sản phẩm phần mềm, chip bán dẫn, trí tuệ nhân tạo. Các đơn vị viện, trung tâm đổi mới sáng tạo, nghiên cứu và phát triển công nghệ số cũng được đề xuất miễn, giảm tiền thuê đất.

Cẩn trọng khi săn vé máy bay giá rẻ qua mạng
Lực lượng công an cảnh báo, lợi dụng tâm lý nhiều người tìm kiếm vé máy bay giá rẻ, các đối tượng giả mạo các trang fanpage, website của hãng hàng không uy tín hoặc đại lý vé máy bay chính hãng.

Việt Nam giành Giải Nhất bảng “GITEX Europe Award” tại sự kiện công nghệ lớn nhất Châu Á
Sản phẩm Nomi - Trợ lý tài chính cá nhân ứng dụng AI của Công ty Cổ phần Công nghệ ADT Global đã xuất sắc vượt qua hơn 350 doanh nghiệp và startup công nghệ đến từ 60 quốc gia, giành Giải Nhất bảng "GITEX Europe Award" trong khuôn khổ cuộc thi Supernova Pitch Competition.

Kỳ vọng thúc đẩy chuyển đổi số từ Nghị quyết 57
Nghị quyết 57 ngày 22/12/2024 của Bộ Chính trị là một văn kiện chiến lược nhằm tạo đột phá trong phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số tại Việt Nam. Trong đó, với chuyển đổi số - nhiệm vụ đang được triển khai sâu rộng, Nghị quyết 57 sẽ là định hướng quan trọng, được kỳ vọng sẽ thúc đẩy mạnh mẽ quá trình chuyển đổi số tại Thanh Hóa trong thời gian tới.

Ứng dụng công nghệ để sử dụng hiệu quả, tiết kiệm tài nguyên nước
Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến hết năm 2025, 100% dân số khu vực đô thị, 65% dân số khu vực nông thôn được sử dụng nước sạch tập trung. Do vậy, các đơn vị, doanh nghiệp vận hành nhà máy nước trên địa bàn tỉnh đang tăng cường ứng dụng công nghệ trong quản lý hệ thống cấp nước; nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm và dịch vụ, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người dân về nước sạch.

Tuyến cáp có dung lượng lớn nhất Việt Nam đã đi vào hoạt động
Tuyến cáp quang biển ADC cập bờ Quy Nhơn vừa được Tổng Công ty Mạng lưới Viettel đưa vào vận hành. Dung lượng tối đa của ADC là 50Tbps, lớn nhất Việt Nam và bằng 125% lần tổng dung lượng kết nối quốc tế của Việt Nam trước khi tuyến ADC vận hành.

Khẩn trương số hóa tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy
Bộ Nội vụ vừa ban hành văn bản đề nghị UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương kịp thời chỉ đạo tổ chức thực hiện nhiệm vụ số hóa tài liệu trong quá trình sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị.

Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo Văn hóa – Nghệ thuật
Sáng 25/4, Trường Đại học Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa phối hợp với Câu lạc bộ khối trường đào tạo Văn hóa - Nghệ thuật tổ chức Hội thảo khoa học quốc gia "Phát triển khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số trong các trường đào tạo văn hoá - nghệ thuật". Tiến sỹ Lê Đức Giang, Phó Chủ tịch UBND tỉnh, Chủ tịch Hội đồng Khoa học, sáng kiến tỉnh dự và phát biểu tại hội thảo.

Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất đường phèn
Năm 2017, Công ty Cổ phần Mía đường Lam Sơn (Lasuco) đã chính thức đầu tư xây dựng Nhà máy đường Organic tại Thị trấn Lam Sơn, huyện Thọ Xuân, tỉnh Thanh Hóa với tổng vốn đầu tư trên 43 tỷ đồng. Nhờ đầu tư thiết bị hiện đại và ứng dung khoa học công nghệ vào sản xuất, nhiều sản phẩm đường phèn của Nhà máy đường Organic Lam Sơn không chỉ đáp ứng thị trường trong nước mà còn xuất khẩu sang nhiều nước trên thế giới.

Zalo là ứng dụng có số lượt tải lớn nhất Việt Nam
Theo báo cáo thường niên đánh giá về thị trường Internet và ngành công nghiệp số hóa vừa được We Are Social và Melwater công bố, Zalo là ứng dụng có lượt tải về lớn nhất tại Việt Nam, số liệu ghi nhận trong 3 tháng từ 1/9-30/11/2024.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.