Ứng dụng mạng xã hội trong tuyên truyền, phổ biến pháp luật
Tận dụng lợi thế từ mạng xã hội, Công an tỉnh Thanh Hóa đã triển khai việc thiết lập các trang mạng xã hội và nhóm zalo trên địa bàn khu dân cư để tuyên truyền, phổ biến pháp luật, kết nối giữa lực lượng Công an với quần chúng Nhân dân. Qua đó nâng cao ý thức chấp hành pháp luật của người dân, đồng thời chung tay cùng cấp ủy, chính quyền phòng, chống tội phạm.
Để tăng cường ứng dụng trang mạng xã hội vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật, nâng cao cảnh giác cho người dân; Giám đốc Công an tỉnh đã chỉ đạo các đơn vị Công an trong tỉnh đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin vào công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật. Theo đó các đơn vị Công an trong tỉnh đã căn cứ vào tình hình thực tiễn của địa phương lập các fanpage trên facebook và các nhóm zalo... để cập nhật kịp thời tình hình an ninh - trật tự hoạt động của lực lượng công an Nhân dân, phục vụ công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật; tiếp nhận phản ánh, tin báo tố giác tội phạm góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn .
Công an huyện Ngọc Lặc đã xây dựng trang Fanpage của Công an huyện, Đoàn thanh niên Công an huyện và blog "Cờ đỏ sao vàng tổ quốc tôi yêu". Các trang của công an huyện Ngọc Lặc đã thu hút hàng trăm ngàn lượt tương tác; đồng thời cũng tiếp nhận hàng trăm tin báo, phản ánh của Nhân dân về tình hình an ninh trật tự và vi phạm pháp luật trên địa bàn, góp phần tích cực trong công tác bảo đảm an ninh trật tự, giải quyết các vấn đề phức tạp ngay từ cơ sở.
Trung tá Lê Trường Thụ, Đội trưởng Đội cảnh sát hình sự Công an huyện Ngọc Lặc cho biết: "Chúng tôi tuyên truyền phương thức thủ đoạn của các loại tội phạm để phòng ngừa. Thứ 2, chúng tôi xây dựng các bài của các vụ án xảy ra, để từ đó bà con thấy được những hành vi vi phạm pháp luật sẽ bị xử lý cao. Từ đó, người dân thấy được bài học để tuyên truyền người dân, nêu cao tinh thần phòng ngừa, không vi phạm pháp luật".
Riêng lực lượng Cảnh sát khu vực và Công an các phường, xã, thị trấn, ngoài việc xây dựng trang Fanpage của lực lượng công an, thì đều phải kết nối zalo đến từng Bí thư Chi bộ, Tổ trưởng tổ dân phố và người dân trên địa bàn quản lý. Qua đó, một mặt giúp người dân dễ dàng tra cứu, tìm hiểu các quy định của pháp luật, nắm bắt được thông tin của các đối tượng, cũng như cảnh báo về các phương thức, thủ đoạn của các loại tội phạm để Nhân dân đề cao cảnh giác, bảo vệ tài sản. Mặt khác giúp lực lượng Công an thuận lợi hơn trong việc cung cấp thông tin, tiếp nhận ý kiến đóng góp, phản ánh của Nhân dân, từ đó tiếp thu và phản hồi cho người dân hiểu đúng, chính xác, góp phần định hướng dư luận xã hội.
Đại úy Quách Công Tùng, Phó Công an xã Minh Tiến huyện Ngọc Lặc cho biết thêm: "Công an xã Minh Tiến cử 1 đồng chí theo dõi, quản lý trên nhóm zalo, facebook, Sau khi triển khai kết nối ứng dụng trên zalo, facebook. Các thông tin, truyên truyền được kết nối với bà con trong thời gian nhanh. Công an xã thường xuyên cập nhật, tuyên truyền hình thức, thủ đoạn, của các loại đối tượng phạm tôi. Tương tác giữa bà con Nhân dân với Công an được sớm kịp thời, giải quyết được nhiều vấn đề".
Trung úy Lê Xuân Dương, Phó Trưởng Công an xã Thành Trực huyện Thạch Thành chia sẻ: "Công an xã Thành Trực đã thành lập một trang facebook. Hiện nay, trang này đã thu hút hơn 3 nghìn Nhân dân theo dõi và tương tác với các bài viết, chia sẻ trên zalo. Góp phần tuyên truyền đường lối, chủ trương, phương thức thủ đoạn của các loại tội phạm, góp phần kéo giảm hành vi vi phạm pháp luật".
Ông Quách Công Vận, xã Thành Trực huyện Thạch Thành cho biết: "Thành lập nhóm zalo, mang lại hiệu quả cao như tố giác tội phạm, cập nhật, tìm hiểu các chiêu trò lừa đảo trên không gian mạng, tuyên truyền cho bà con, tăng cường tính đoàn kết trong toàn dân chung tay bảo vệ an ninh trật tự".
Hiện nay, với 588 trang fanpage trên facebook và 281 trang zalo đã được thiết lập ở các đơn vị Công an trong tỉnh, việc thông tin tuyên truyền của lực lượng Công an đến với người dân đã kịp thời và hiệu quả. Với sự tương tác đa chiều, thông tin nhanh nhạy, kịp thời, các trang mạng xã hội của các đơn vị Công an trong tỉnh đã trở thành kênh thông tin quan trọng, kết nối người dân với lực lượng công an, từ đó giúp công tác nắm địa bàn và tuyên truyền, phổ biến pháp luật của lực lượng Công an cơ sở ngày càng tốt hơn.
Ông Vũ Văn Hồng, Chủ tịch UBND xã Thành Hưng huyện Thạch Thành cho biết thêm: "Khi có các sự vụ xảy ra trên địa bàn được cập nhập ngay trên hệ thống zalo của Ban công an đến tất cả người dân. Trong quá trình thực hiện nhiệm vụ tuần tra, công tác tuyên truyền của thôn, kể cả trong cộng đồng dân cư có vấn đề phát sinh được nhóm zalo, hộ dân cập nhật để Ban công an nắm bắt, có biện pháp tham mưu, kịp thời xử lý".
Thượng tá Nguyễn Hữu Tuấn, Phó Trưởng Công an huyện Thạch Thành chia sẻ: "Qua các nhóm zalo, chúng tôi giải quyết được rất nhiều thắc mắc của người dân liên quan đến thủ tục hành chính. Nhân dân cũng cung cấp rất nhiều thông tin liên quan đến vi phạm pháp luật ví dụ tình trạng lạng lách đánh võng, những tụ điểm mà các đối tượng tụ tập ăn chơi, vi phạm pháp luật. Qua tuyên truyền của nền tảng số, phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tổ quốc được nâng lên, Nhân dân tích cự tham gia tố giác tội phạm".
Với những tính năng tương tác tích cực của mạng xã hội, trong thời gian tới mô hình này được kỳ vọng sẽ là kênh thông tin hữu ích, hiệu quả cho lực lượng Công an tỉnh tương tác, gắn kết chặt chẽ với người dân ở địa bàn cơ sở, góp phần phòng ngừa, ngăn chặn các hành vi vi phạm pháp luật, đảm bảo an ninh trật tự, an toàn xã hội trên địa bàn tỉnh.
Bộ Công Thương ban hành kế hoạch hành động thực hiện đột phá phát triển khoa học, công nghệ
Bộ trưởng Bộ Công Thương vừa ban hành Quyết định số 116 về Kế hoạch hành động của Bộ Công Thương thực hiện Nghị quyết số 57 của Bộ Chính trị về đột phá phát triển khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia. Trong đó, quyết định số 116 nêu rõ 7 nhiệm vụ, giải pháp.
Xác định 45 nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 vừa tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025.
Chuyển đổi số trong xây dựng Nông thôn mới ở Hậu Lộc
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 – 2025, huyện Hậu Lộc đã triển khai nhiều mô hình, chương trình, hoạt động về chuyển đổi số ở nông thôn, từng bước đáp ứng yêu cầu chuyển đổi số toàn diện.
Thực hiện các mục tiêu về khoa học công nghệ trong nông nghiệp
Sáng ngày 16/1, Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị tổng kết công tác năm 2024, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2025.
Giải bài toán chi phí logistics bằng ứng dụng công nghệ mới
Việt Nam đã và đang chú trọng vào việc xây dựng và phát triển hạ tầng logistics, thúc đẩy trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của đất nước.
Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57
Chính phủ vừa ban hành chương trình hành động thực hiện Nghị quyết 57 đề ra 2 mục tiêu và 7 nhiệm vụ cụ thể để thúc đẩy khoa học, công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số quốc gia.
Xác định nhiệm vụ khoa học và công nghệ cấp tỉnh năm 2025
Chiều ngày 15/1, hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh Thanh Hóa, nhiệm kỳ 2021 - 2026 tổ chức phiên họp thứ Nhất (Kỳ họp thứ Nhất) xác định nhiệm vụ khoa học công nghệ cấp tỉnh năm 2025. Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân tỉnh Lê Đức Giang, Chủ tịch Hội đồng Khoa học và Công nghệ tỉnh chủ trì phiên họp.
Nghiên cứu, chuyển giao kỹ thuật thâm canh cây trồng mới phục vụ sản xuất nông nghiệp
Với mục tiêu chuyển giao các tiến bộ khoa học công nghệ trong sản xuất nông nghiệp theo hướng hàng hóa, những năm qua Viện Nông nghiệp Thanh Hóa đã đẩy mạnh nghiên cứu, khảo nghiệm các giống cây trồng mới phù hợp với điều kiện sản xuất tại các địa phương, góp phần chuyển đổi phương thức sản xuất, nâng cao thu nhập cho nông dân.
Mô hình trồng chanh không hạt ứng dụng công nghệ cao
Do nắm bắt được Lào và Thái Lan là 2 thị trường tiêu thụ rất lớn lượng chanh không hạt, nông dân Nguyễn Đình Thế, Thôn 4, Phường Thiệu Khánh, Thành phố Thanh Hoá đã mạnh dạn chuyển đổi diện tích trồng lúa kém hiệu sang đầu tư trồng chanh không hạt.
Trường Đại học Hồng Đức hỗ trợ nông dân nuôi ruồi lính đen và giun quế
Dự án "Xây dựng mô hình nuôi ruồi lính đen và giun quế xử lý rác thải hữu cơ tạo nguồn thức ăn trong chăn nuôi và phân hữu cơ cho cây trồng tại một số xã nghèo thuộc vùng miền núi tỉnh Thanh Hóa" thời gian qua đã mang lại nhiều lợi ích trong việc xử lý rác thải hữu cơ, giảm ô nhiễm môi trường, tạo nguồn thức ăn chăn nuôi và phân bón hữu cơ cho cây trồng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.