Ứng dụng mô hình nhà màng, nhà lưới vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao
Với sự phát triển mạnh mẽ, khoa học công nghệ đang ngày càng đến gần hơn với người nông dân, tạo nên những thay đổi tích cực. Từ phương thức canh tác truyền thống, thời gian gần đây trên địa bàn tỉnh xuất hiện một số mô hình sản xuất được trồng trong nhà màng, nhà lưới, bước đầu đem lại hiệu quả kinh tế cao và mở ra hướng đi mới, hướng đến nền nông nghiệp hiện đại, bền vững.
Từ việc áp dụng khoa học kỹ thuật vào sản xuất, tuân thủ quy trình, kiểm soát chặt chẽ từ khâu chọn giống, trồng, chăm sóc cho đến khi được thu hoạch, mô hình trồng dưa vàng được trồng trong nhà màng, ứng dụng công nghệ cao của Hợp tác xã (HTX) Dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng, thị trấn Thiệu Hóa đã mở ra hướng đi triển vọng trong sản xuất nông nghiệp ở địa phương. Đây cũng là cơ hội giúp nông dân học hỏi kinh nghiệm, tiếp cận với kỹ thuật công nghệ tiên tiến để tạo ra sản phẩm sạch, an toàn cho sức khỏe người tiêu dùng. Đến nay, Hợp tác xã Dịch vụ nông nghiệp Thiệu Hưng đã xây dựng được trên 4 ha nhà màng doanh thu đạt gần 3 tỷ đồng/ha/năm.
Ông Lê Văn Dung, Phó Giám đốc Hợp tác xã Dịnh vụ Nông nghiệp Thiệu Hưng, thị trấn Thiệu Hóa cho biết: "Từ hiệu quả kinh tế bước đầu của mô hình sản xuất dưa công nghệ cao, HTX đã và đang vận động các xã viên mở rộng diện tích nhà màng, nhà lưới để đầu tư sản xuất các loại cây trồng mới cho hiệu quả kinh tế cao...".
Với mục tiêu phát triển kinh tế nông nghiệp, ứng dụng số hóa trong quá trình canh tác nhằm nâng cao giá trị sản xuất, gia đình bà Nguyễn Thị Luận, Thôn Hoa Trung, xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc đã đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới trên diện tích 5.000 m2 trồng dưa Kim hoàng hậu và các loại rau thủy canh theo công nghệ Nhật Bản. 100% cây trồng từ khâu chọn giống đến trồng, chăm sóc đều được nông trại thực hiện trong nhà màng, phun tưới tự động, nhiệt độ được điều chỉnh theo giai đoạn sinh trưởng của cây trồng và có thể canh tác quanh năm trong mọi điều kiện thời tiết. Nhờ áp dụng quy trình sản xuất nông nghiệp hữu cơ ứng dụng công nghệ cao đã cho thấy hiệu quả từ việc quản lý nhân công giảm nhiều so với cách làm truyền thống, cây trồng phát triển tốt hơn, ít bệnh, và quan trọng nhất là đưa đến người tiêu dùng những sản phẩm chất lượng, an toàn. Mỗi năm trang trại Hải Đăng thu hoạch 10 tấn dưa kim hoàng hậu, 8 tấn rau thủy canh đã cho lợi nhuận khoảng 200 triệu đồng, tạo việc làm cho 5 lao động.
Bà Nguyễn Thị Luận, Chủ trang trại Hải Đăng, Thôn Hoa Trung, xã Hoa Lộc, huyện Hậu Lộc cho biết thêm: "Để bắt nhịp với tiến bộ khoa học công nghệ, đòi hỏi người nông dân cũng phải dần thay đổi tư duy, cách làm, làm chủ công nghệ số, tăng năng suất, hạ giá thành và nâng cao chất lượng nông sản".
Nhằm phát triển diện tích sản xuất trong nhà màng, nhà lưới, huyện Yên Định, đang thực hiện các giải pháp tạo điều kiện thu hút người dân, doanh nghiệp phát triển nông nghiệp trong nhà màng, nhà lưới theo hướng công nghệ cao, thực hiện tích tụ, tập trung đất đai, chuyển đổi cơ cấu cây trồng, ứng dụng khoa học - kỹ thuật vào sản xuất. Đồng thời, tuyên truyền, vận động các chủ đầu tư ứng dụng công nghệ, kỹ thuật mới vào sản xuất; triển khai cơ chế, chính sách hỗ trợ hạ tầng xây dựng mô hình sản xuất nông nghiệp công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới; mô hình sản xuất theo hướng hữu cơ, xây dựng thương hiệu sản phẩm nông sản. Nhờ được quan tâm, tạo điều kiện của cấp ủy, chính quyền các địa phương, nhiều doanh nghiệp, HTX, người dân trên địa bàn huyện Yên Định đã mạnh dạn đầu tư xây dựng nhà màng, nhà lưới, áp dụng khoa học công nghệ vào sản xuất đã đem lại hiệu quả kinh tế cao gấp nhiều lần so với trước đây.
Ông Trịnh Xuân Quý, Trưởng phòng Nông nghiệp và Phát triển nông thôn huyện Yên Định, tỉnh Thanh Hóa chia sẻ: "Đối với huyện thì sẽ tạo mọi điều kiện cho các hộ, doanh nghiệp đầu tư, cùng với các chính sách của tỉnh…từ đó nâng cao hiệu quả, để huyện có nhiều mô hình ứng dụng khoa học, hướng đến nông nghiệp sạch…".
Đến nay, tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng được trên 210 ha nhà màng, nhà lưới để sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao; trong đó có khoảng 4.000m2 ứng dụng công nghệ thủy canh tại các huyện Đông Sơn, Nông Cống, Hậu Lộc, thành phố Thanh Hóa để sản xuất rau, củ, quả an toàn. Việc áp dụng công nghệ nhà màng, nhà lưới trong sản xuất nông nghiệp đã góp phần chuyển đổi mô hình từ sản xuất nhỏ lẻ sang sản xuất tập trung đáp ứng các điều kiện an toàn thực phẩm. Các địa phương trong tỉnh đang tiếp tục mở rộng các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa quy mô lớn, chất lượng cao và phát triển các chuỗi giá trị từ sản xuất đến chế biến, tiêu thụ. Nhiều địa phương cũng đã ban hành một số cơ chế, chính sách để đầu tư cơ sở hạ tầng; hỗ trợ, khuyến khích các mô hình ứng dụng công nghệ cao trong nhà màng, nhà lưới.
Ông Nguyễn Văn Sáu, Bí thư Đảng ủy xã Tế Lợi, huyện Nông Cống, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi xây dựng các mô hình công nghệ cao và năng suất cao gấp nhiều lần so với trước, đồng thời tích tụ để quy hoạch lại để các hộ đầu tư các mô hình…".
Thời gian tới, trong bối cảnh sản xuất nông nghiệp phải chịu nhiều tác động tiêu cực của biến đổi khí hậu thì việc đầu tư lắp đặt nhà màng, nhà lưới đang là hướng đi đúng đắn trong sản xuất nông nghiệp. Đây không chỉ đảm bảo cho cây trồng phát triển mang lại hiệu quả kinh tế cao mà còn tăng sức cạnh tranh cho sản phẩm trên thị trường. Việc ứng dụng mô hình nhà màng, nhà lưới vào sản xuất nông nghiệp đã mở ra hướng đi mới cho người nông dân, tạo được sức cạnh tranh trên thị trường,góp phần nâng cao giá trị trong sản xuất nông nghiệp, thúc đẩy kinh tế xã hội địa phương phát triển.
Ra mắt nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin
Trong khuôn khổ Hội thảo Ngày An toàn thông tin Việt Nam 2024, Cục An toàn thông tin (Bộ Thông tin và Truyền thông) chính thức ra mắt nền tảng hỗ trợ diễn tập thực chiến an toàn thông tin.
Thị xã Bỉm Sơn nỗ lực xây dựng chính quyền điện tử
Với quyết tâm xây dựng nền hành chính hiện đại, hoạt động hiệu lực, hiệu quả, thị xã Bỉm Sơn đã và đang đẩy mạnh xây dựng chính quyền điện tử, chính quyền số đồng bộ, hiệu quả, tạo chuyển biến mạnh mẽ từ nhận thức đến hành động.
Còn 143.000 thuê bao 2G đang bị khoá 2 chiều vì chưa chuyển lên 4G
Đến thời điểm này, cả nước còn 143.000 thuê bao 2G Only chưa chuyển lên 4G. Những thuê bao này đang bị khóa 2 chiều.
Sản phẩm OCOP vươn xa nhờ công nghệ số
Sau 5 năm triển khai thực hiện chương trình, đến nay Thanh Hóa đã có 537 sản phẩm OCOP. Ngoài tiêu thụ qua các kênh truyền thống, việc quảng bá, kết nối tiêu thụ qua ứng dụng công nghệ số đã và đang khẳng định là giải pháp hữu hiệu giúp các doanh nghiệp, Hợp tác xã (HTX), các chủ thể lan tỏa thương hiệu trên môi trường không biên giới.
Tăng cường liên kết doanh nghiệp và nhà trường để phát triển nguồn nhân lực số
Theo thống kê sơ bộ, Thanh Hóa hiện có gần 340 doanh nghiệp công nghệ số, tăng 2,4% so với năm 2023. Sự gia tăng về số lượng doanh nghiệp kéo theo nhu cầu về nguồn nhân lực công nghệ số. Để đảm bảo đáp ứng yêu cầu công việc, nhiều doanh nghiệp công nghệ số đã hợp tác với các trường đại học, cao đẳng trong tỉnh để vừa tạo cơ hội thực tập, làm việc cho sinh viên, vừa đón đầu được nguồn nhân lực chất lượng tốt.
Ứng dụng công nghệ trong sản xuất vật liệu xây dựng
Đổi mới công nghệ, áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật là giải pháp tối ưu để nâng cao tính cạnh tranh cho thương hiệu sản phẩm và sản xuất hiệu quả. Thời gian qua, nhiều doanh nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã ứng dụng công nghệ, áp dụng các phương thức sản xuất tiên tiến, thân thiện với môi trường vào sản xuất.
Sự cố tấn công mạng vào các hệ thống tại Việt Nam giảm hơn 57%
Số cuộc tấn công mạng vào các hệ thống thông tin tại Việt Nam gây ra sự cố được Bộ Thông tin và Truyền thông ghi nhận, cảnh báo và hướng dẫn xử lý trong 10 tháng đầu năm nay là hơn 4.400 sự cố, giảm tới 57,4% so với cùng kỳ năm ngoái.
Ứng dụng thương mại điện tử thúc đẩy tiêu thụ nông sản thực phẩm
Theo thống kế, toàn tỉnh Thanh Hoá hiện có khoảng 600 doanh nghiệp sản xuất, chế biến, kinh doanh nông sản thực phẩm, sản phẩm OCOP tham gia quảng bá giới thiệu và bán hàng trên các sàn Thương mại điện tử với trên 1.050 sản phẩm các loại.
Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng tiên phong trong công tác chuyển đổi số
Vừa qua, ông Hoàng Văn Thắng, Tổ trưởng Tổ Công nghệ số cộng đồng thôn Hổ Thôn, xã Định Hưng, huyện Yên Định vinh dự được tham gia buổi tọa đàm "Thúc đẩy chuyển đổi số quốc gia, lấy người dân, doanh nghiệp làm trung tâm" cùng Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính nhân dịp chào mừng Ngày Chuyển đổi số quốc gia năm 2024. Đây là một trong những điển hình trong chuyển đổi số tại địa phương, mang lại lợi ích thiết thực cho người dân.
Định danh cuộc gọi để ngăn ngừa lừa đảo trực tuyến
Gần đây, các thủ đoạn tinh vi như giả mạo danh tính cơ quan tư pháp hay các cơ quan Nhà nước đã trở nên phổ biến, gây ra nhiều thiệt hại cho người dân.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.