Ứng dụng quản trị số cho doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp tốt là một trong những yếu tố hàng đầu quyết định thành công của doanh nghiệp. Với sự phát triển của nền công nghiệp 4.0, doanh nghiệp Việt Nam nói chung, doanh nghiệp Thanh Hóa nói riêng cần tiếp cận và áp dụng những nguyên tắc và kỹ năng quản trị hiện đại trên môi trường số. Từ đó, tạo ra lợi thế cạnh tranh cho doanh nghiệp, tạo động lực để phát triển hoạt động sản xuất, kinh doanh.
Cũng như các doanh nghiệp khác, cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Hatuba được chia thành nhiều phòng ban như: tài chính – kế toán, marketing – bán hàng, hành chính nhân sự và quản lý điều hành... Trước đây, với mỗi phòng ban thì sử dụng một nền tảng số khác nhau để quản trị, theo dõi hiệu suất công việc. Điều này khiến phòng tài chính – kế toán gặp nhiều khó khăn khi nghiệp vụ liên quan đến tất cả các phòng ban trong công ty, trong khi dữ liệu từng bộ phận lại rời rạc, công tác tổng hợp mất nhiều thời gian. Từ năm 2020, khi công ty áp dụng nền tảng quản trị doanh nghiệp hợp nhất thì tất cả các dữ liệu của các phòng ban đều được liên thông với nhau. Điều này giúp cho nhân viên phòng tài chính kế toán thuận lợi hơn trong quá trình thực hiện nghiệp vụ.

Bà Vũ Thị Hường, Trưởng phòng Tài chính - Kế toán, Công ty TNHH Hatuba, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Trước đây, Phòng Tài chính – Kế toán chúng tôi có 7 người, mỗi người sẽ phải đảm nhận một nghiệp vụ khác nhau, nhưng từ khi dữ liệu các phòng ban được liên thông trên 1 ứng dụng duy nhất, công việc của chúng tôi được giảm tải đến 50%. Mỗi người có thể đảm nhận được nhiều nghiệp vụ hơn. Ngoài ra, với ứng dụng này giúp tôi có thể làm tổng hợp báo cáo một cách nhanh chóng chính xác, không mất nhiều thời gian".

Một doanh nghiệp hoạt động hiệu quả luôn yêu cầu phải có sự liền mạch, đồng bộ trong quy trình và các bộ phận. Các quy trình công việc cũng dần được tự động hóa, phối hợp nhịp nhàng với nhau hơn. Với yêu cầu đó, Hatuba đã dành một nguồn lực đáng kể để đầu tư cho hạ tầng công nghệ, lựa chọn các giải pháp số phù hợp với thực tế doanh nghiệp để mang lại hiệu quả tối ưu trong hoạt động quản lý, điều hành.
Ông Lê Thanh Ba, Giám đốc Công ty TNHH Hatuba, tỉnh Thanh Hóa
Hiện nay, với sự phát triển của công nghệ và chuyển đổi số, các nền tảng số phục vụ cho doanh nghiệp quản trị toàn diện ngày càng nhiều và tối ưu hơn. Một nền tảng số hợp nhất sẽ đóng vai trò như một "bộ não" của doanh nghiệp, liên kết mọi khía cạnh từ quản lý tài chính, quản lý nhân sự đến quản lý chuỗi cung ứng và quản lý khách hàng. Đồng thời, giúp doanh nghiệp xây dựng một cơ sở dữ liệu chung, từ đó cung cấp cái nhìn toàn diện về tất cả các quy trình, hoạt động, tạo ra sự nhất quán và linh hoạt trong quản lý, giúp doanh nghiệp nhanh chóng đáp ứng biến động của thị trường. Đây cũng chính là bài toán đặt ra để các doanh nghiệp và đơn vị cung cấp giải pháp số thiết kế, phát triển sản phẩm phù hợp với nhu cầu, thực tiễn của từng doanh nghiệp và thị trường.

Ông Nguyễn Tăng Hòa, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển y tế An Sinh
Ông Nguyễn Tăng Hòa, Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần đầu tư và phát triển y tế An Sinh: "Trong quá trình hoạt động, An Sinh luôn dành nguồn lực để đầu tư cho nền tảng công nghệ và chuyển đối số. An sinh đầu tư hệ thống quản trị doanh nghiệp, sắp tới hợp nhất toàn bộ các nền tảng trong một hệ thống duy nhất. Từ đó, giúp hoạt động của An Sinh liền mạch hơn, nâng cao hiệu quả hoạt động và tính cạnh tranh trên thị trường".
Trong thời đại số ngày nay, quản trị doanh nghiệp bằng các nền tảng số hợp nhất đóng vai trò quan trọng và góp phần rất lớn vào sự thành công của doanh nghiệp. Nền tảng quản trị số là công cụ cần thiết để đội ngũ nhân sự hoạt động, giúp thúc đẩy sự tương tác giữa các bộ phận khác nhau. Ứng dụng quản trị số cũng sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được chiến lược kinh doanh và phát triển hiệu quả hơn trong bối cảnh cạnh tranh như hiện nay.

Giải pháp giữ dòng vốn FDI trong biến động thuế quan
Những biến động về chính sách thuế quan trên toàn cầu được đánh giá sẽ ảnh hưởng đến dòng vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) vào Việt Nam. Tuy nhiên điểm sáng là trong quý 1 và đầu tháng 4 năm nay, Việt Nam vẫn đang ghi nhận lượng vốn FDI thực hiện tăng trưởng tích cực. Nhiều giải pháp đang được Chính phủ và các địa phương triển khai để giữ được nhịp tăng trưởng FDI trong các quý tiếp theo.

Đảm bảo vốn cho sản xuất kinh doanh
Thực hiện chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về đảm bảo cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ tăng trưởng kinh tế, ngành ngân hàng đã thực hiện nhiều giải pháp để khơi thông dòng vốn ngay từ đầu năm, tránh tình trạng tăng trưởng chậm, thậm chí bị âm như những năm trước.

Hộ kinh doanh có doanh thu 1 tỷ đồng trở lên phải sử dụng hóa đơn điện tử
Từ 1/6 tới đây, các hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh có doanh thu hàng năm từ 1 tỷ đồng trở lên, sẽ phải sử dụng hóa đơn điện tử khởi tạo từ máy tính tiền, có kết nối dữ liệu điện tử với cơ quan Thuế. Đây là quy định tại Nghị định số 70 của Chính phủ.

Tiếp tục thí điểm dịch vụ Mobile - Money đến hết năm 2025
Chính phủ vừa ban hành Nghị quyết số 87 về việc gia hạn thời gian thí điểm dùng tài khoản viễn thông thanh toán cho các hàng hóa, dịch vụ có giá trị nhỏ.

Nhiều dự án xây dựng gặp khó khăn do nguồn cung vật liệu khan hiếm
Thời gian gần đây, nhiều mỏ vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang nằm trong diện thanh tra, kiểm tra hoặc tạm dừng hoạt động, khiến cho nguồn cung giảm mạnh. Điều này đã ảnh hưởng rất lớn đến tiến độ thực hiện các dự án. Nhiều công trình do thiếu vật liệu xây dựng phải thi công cầm chừng. Một số dự án cần gấp rút hoàn thành thì phải vật liệu với giá cao.

Hiệu quả liên kết sản xuất khoai tây vụ Đông xuân
Vụ Đông Xuân năm nay, các địa phương trên địa bàn tỉnh đã tích cực liên kết với các doanh nghiệp sản xuất khoai tây theo chuỗi giá trị. Việc liên kết này đã giúp ổn định đầu ra cho sản phẩm, thúc đẩy sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung, tăng giá trị thu nhập trên một đơn vị diện tích.

Ngọc Lặc nâng tầm chất lượng sản phẩm OCOP
Là huyện miền núi có nguồn nông sản khá dồi dào, nhiều tiềm năng để phát triển thành sản phẩm OCOP, những năm qua, huyện Ngọc Lặc đã đẩy mạnh tuyên truyền, từng bước khai thác tiềm năng, lợi thế của địa phương để xây dựng các sản phẩm nông sản đặc trưng thành sản phẩm OCOP.

Xuất khẩu gạo đón tín hiệu tích cực
Sau thời gian dài giảm sâu, từ đầu tháng 3/2025 đến nay, giá gạo xuất khẩu đã tăng trở lại và lên ngưỡng gần 400 USD/tấn đối với gạo 5% tấm. Giá gạo xuất khẩu Việt Nam đã vượt một số trong khu vực và trên thế giới.

Nhiều ngân hàng đẩy mạnh tín dụng ưu đãi cho nông, lâm, thuỷ sản
Ngày 15/4, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam có công văn đề nghị các ngân hàng thương mại triển khai thực hiện chương trình tín dụng đối với lĩnh vực nông, lâm, thuỷ sản, với doanh số cho vay lên tới 100.000 tỷ đồng.

Đề xuất miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến năm 2030
Ủy ban Thường vụ Quốc hội thống nhất trình Quốc hội xem xét quyết định việc kéo dài thời gian thực hiện miễn thuế sử dụng đất nông nghiệp đến hết ngày 31/12/2030.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.