Ứng dụng thiết bị thông minh trong trường học
Việc ứng dụng thiết bị thông minh trong công tác quản lý, hoạt động dạy và học là một trong những nhiệm vụ quan trọng được các trường học trên địa bàn tỉnh quan tâm chú trọng. Ngoài việc thực hiện tốt công tác chuyên môn, một trong những ưu tiên của các trường học trong toàn tỉnh hiện nay là tăng cường đầu tư các trang thiết bị dạy học hiện đại như máy tính, máy chiếu, bảng tương tác, giáo án điện tử hướng đến mục tiêu đưa dạy và học trên môi trường số trở thành hoạt động thiết yếu, hàng ngày đối với mỗi nhà giáo, mỗi người học.
Trường THCS Trần Mai Ninh được đánh giá là một trong những đơn vị đi đầu về ứng dụng công nghệ thông tin trong việc giảng dạy, học tập. Năm học 2023-2024, toàn trường có 36 lớp học với 1.555 học sinh với 71 cán bộ, nhân viên. Hiện nay, 100% các lớp học đều được trang bị các thiết bị thông minh như ti vi, máy chiếu vật thể, ứng dụng chữ ký số, thực hiện giáo án điện tử góp phần tăng cường công tác quản lý và giảng dạy của nhà trường. Với việc ứng dụng các thiết bị dạy học có thể giúp giáo viên hiện thực hóa mọi ý tưởng giảng dạy, để học sinh có thể tiếp thu bài nhanh chóng và hiệu quả hơn. Bên cạnh cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ, giáo viên của trường luôn chú trọng khai thác hiệu quả thiết bị dạy học và sử dụng giáo án điện tử giúp bài học trở nên sinh động hơn mà còn giúp các em hiểu bài sâu hơn, từ đó phát huy tính sáng tạo, năng lực tư duy, qua đó giúp các bài giảng của giáo viên sinh động hơn, các em học sinh khi tham gia lớp học đã rất hào hứng và say mê với các tiết học. Việc đẩy mạnh ứng dụng các thiết bị thông minh đã giúp nhà trường đổi mới phương pháp giảng dạy, giúp tiết học trở nên phong phú, lôi cuốn học sinh, từ đó giúp nâng cao chất lượng giáo dục.
Ứng dụng thiết bị thông minh vào giảng dạy và quản lý là việc làm thường xuyên của cán bộ, giáo viên Trường TH-THCS Đông Thịnh, huyện Đông Sơn. Thời gian qua, ban giám hiệu nhà trường đã tranh thủ mọi nguồn lực đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học như máy tính, máy chiếu, hệ thống đường truyền nối mạng. Tất cả các lớp học đã có đủ máy tính có kết nối internet phục vụ công tác dạy và học, đồng thời giáo viên luôn chủ động soạn bài giảng, thiết kế các hoạt động giáo dục bằng công nghệ thông tin, xây dựng lớp học thông minh với các tiết học sinh động hơn, không còn nhàm chán như trước. Việc trao đổi thông tin, văn bản trong nhà trường đều thực hiện bằng phương thức điện tử; nhiều phần mềm được sử dụng trong công tác quản lý, dạy và học tăng lên rõ rệt theo từng năm. Phát huy kết quả đã đạt được, năm học 2023-2024, nhà trường tiếp tục đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến nâng cao nhận thức; tạo điều kiện cho cán bộ quản lý, giáo viên được bồi dưỡng kiến thức công nghệ thông tin.
Với mục tiêu nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, huyện Thọ Xuân đã đẩy mạnh việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các nhà trường, thực hiện đầu tư các trang thiết bị giáo dục theo hướng hiện đại, đáp ứng yêu cầu đổi mới căn bản, toàn diện. Từ năm học 2020 đến nay, huyện đã đầu tư trên 21 tỷ đồng để mua các thiết bị dạy học như ti vi, máy vi tính, trang thiết bị phần mềm quản lý, giáo án điện tử. Riêng năm học 2023- 2024 huyện đầu tư 12 tỷ đồng cho 12 trường thực hiện mô hình phòng học thông minh. Để nâng cao hiệu quả sử dụng các thiết bị thông minh trong giảng dạy, các trường học cũng thường xuyên mở các lớp tập huấn chuyên đề, thiết lập một giáo án điện tử; khuyến khích giáo viên ở tất cả các đơn vị trường tăng cường sử dụng công nghệ thông tin trong các bài giảng của mình. Các trường đều có các phòng học Tin học với số lượng máy tối thiểu theo quy định, có kết nối internet phục vụ việc dạy và học. Cùng với đó, các trường đã chủ động và nâng cao ứng dụng công nghệ công tác quản lý. Hiện, nhiều phần mềm quản lý giáo dục đang được các nhà trường sử dụng hiệu quả, như: phần mềm phổ cập giáo dục, phần mềm cơ sở dữ liệu ngành giáo dục, phần mềm Vnedu, phần mềm kiểm định chất lượng giáo dục.
Ông Lê Huy Nhị, Phó trưởng phòng Giáo dục, huyện Thọ Xuân
Hiện nay, các trường học trên địa bàn tỉnh luôn chủ động ứng dụng các thiết bị thông minh vào giảng dạy và tạo được nhiều hiệu quả thiết thực. Và để mang lại cho học sinh một tiết học như vậy, mỗi giáo viên lại phải nỗ lực rất nhiều trong việc chuẩn bị bài soạn so với phương pháp truyền thống, từ việc ứng dụng vào soạn giáo án, thiết kế các bài lên lớp sao cho phong phú, sinh động, logic, sáng tạo, tận dụng được tối đa các trang thiết bị hiện đại mà nhà trường sẵn có. Có thể thấy, việc ứng dụng các thiết bị thông minh đã và đang giúp cho giáo viên và học sinh thoát khỏi cách dạy chay, học chay truyền thống và tạo cho học sinh say mê khám phá trong học tập, góp phần vào xây dựng trường học thông minh trên địa bàn tỉnh.
Với sự quan tâm vào cuộc của cấp ủy, chính quyền, các địa phương, việc ứng dụng các thiết bị thông minh trong quản lý, giảng dạy và học tập ở các trường học đã có nhiều chuyển biến tạo sự tương tác giữa thầy và trò, không gây nhàm chán cho các em học sinh, góp phần quan trọng vào mục tiêu nâng cao chất lượng dạy và học. Điều này cũng đồng nghĩa, mô hình này là một trong những phương pháp cần được tiếp tục phát huy để thực hiện mục tiêu đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục trong giai đoạn hiện nay.
Ứng dụng công nghệ trong kinh doanh vận tải hành khách
Những năm gần đây, nhiều doanh nghiệp vận tải trên địa bàn tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng công nghệ trong công tác quản lý, điều hành, theo dõi phương tiện, lái xe khi tham gia vận tải cũng như việc phục vụ hành khách. Qua đó, góp phần nâng cao nâng cao năng lực cạnh tranh, tiết kiệm chi phí, tăng chất lượng dịch vụ và trải nghiệm của khách hàng.
Tuổi trẻ Thanh Hóa xung kích trong chuyển đổi số
Tích cực, chủ động, sáng tạo và nhạy bén với khoa học - công nghệ, thời gian qua, các cấp bộ Đoàn trong tỉnh Thanh Hóa đã và đang khẳng định vai trò tiên phong trong việc đẩy mạnh quá trình chuyển đổi số. Qua đó, góp phần đẩy mạnh chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh ở cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Bảo tàng Thanh Hóa chuyển đổi số
Thời gian qua, bằng những giải pháp cụ thể, Bảo tàng tỉnh Thanh Hóa đã và đang từng bước số hóa hiện vật hiện đang lưu giữ. Từ đó, góp phần thu hút đông đảo công chúng đến tham quan, trải nghiệm.
Thanh Hóa tăng cường chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới
Thực hiện chương trình chuyển đổi số trong xây dựng nông thôn mới, hướng tới Nông thôn mới thông minh giai đoạn 2021 - 2025, các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã triển khai nhiều mô hình, chương trình về chuyển đổi số ở nông thôn. Qua đó, từng bước chuyển đổi số toàn diện, góp phần phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn, nâng cao chất lượng đời sống người dân.
Đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử, nâng cao hiệu quả kinh doanh
Những năm gần đây nhiều đơn vị, cá nhân trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chủ động đổi mới, đầu tư nhiều giải pháp công nghệ, đẩy mạnh ứng dụng thương mại điện tử để góp phần làm thay đổi phương thức quản lý, điều hành, quy trình sản xuất, kinh doanh thực phẩm mang lại nhiều tiện ích.
Xây dựng nhãn hiệu cho các sản phẩm OCOP Thanh Hóa
Nhằm nâng cao giá trị của các sản phẩm OCOP, thời gian qua, bên cạnh việc đẩy mạnh phát triển các sản phẩm đặc trưng trong tỉnh, các chủ thể, doanh nghiệp, hợp tác xã đã tập trung đăng ký bảo hộ và quản lý hiệu quả quyền sở hữu trí tuệ cho các sản phẩm của mình. Nhờ đó, thương hiệu của các sản phẩm OCOP được duy trì và phát triển, đồng thời đã tiếp cận gần hơn với người tiêu dùng.
Việt Nam có 9 đại diện được vinh danh tại ASOCIO DX Award 2024
Tại Hội nghị ASOCIO Digital Summit 2024 diễn ra tại Nhật Bản, Giải thưởng ASOCIO DX Award 2024 đã được trao cho các tổ chức, doanh nghiệp và cá nhân có những đóng góp xuất sắc trong thúc đẩy chuyển đổi số. Việt Nam có 9 đơn vị được vinh danh tại Giải thưởng này.
Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024 lần đầu tiên được tổ chức tại Việt Nam
Tại Trung tâm đổi mới sáng tạo quốc gia (NIC) cơ sở Hòa Lạc, Hà Nội vừa diễn ra Triển lãm ngành công nghiệp bán dẫn Việt Nam 2024. Chương trình được tổ chức với với chủ đề "Nâng tầm Việt Nam trong chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu". Đây là điểm đến cho các doanh nghiệp hàng đầu trong lĩnh vực bán dẫn và công nghệ, thu hút sự quan tâm lớn từ giới đầu tư và các tổ chức quốc tế.
10 nhà khoa học trẻ xuất sắc được nhận Giải thưởng Quả Cầu Vàng 2024
Tại Hà Nội, Trung ương Đoàn phối hợp với Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức Lễ trao Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng. Giải thưởng Khoa học công nghệ Quả Cầu Vàng được trao hằng năm cho tối đa 10 cá nhân là những tài năng trẻ không quá 35 tuổi.
Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0
Bộ Khoa học & Công nghệ vừa phê duyệt chương trình khoa học công nghệ cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2030 "Nghiên cứu khoa học công nghệ phục vụ mục tiêu đạt mức phát thải ròng bằng 0 tại Việt Nam", nhằm phát triển công nghệ xanh, sạch, tuần hoàn; nghiên cứu phát triển và ứng dụng công nghệ thu hồi, tận dụng, lưu trữ carbon...
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.