Ứng dụng thương mại điện tử thúc đẩy sản xuất kinh doanh
(TTV) - Trong bối cảnh dịch bệnh COVID – 19, việc ứng dụng công nghệ số, xây dựng các kênh phân phối thương mại điện tử là giải pháp hữu hiệu để các doanh nghiệp, đơn vị trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
Nếu như năm 2019, Thanh Hóa đứng thứ 28 cả nước về chỉ số thương mại điện tử, thì đến năm 2021, đã vươn lên vị trí thứ 16 cả nước. Hệ thống hạ tầng viễn thông, mạng internet được đầu tư đồng bộ, cùng với nhiều giải pháp trong đào tạo, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp các đơn vị, doanh nghiệp chủ động ứng dụng công nghệ số, xây dựng các kênh bán hàng trực tuyến. Đến nay, đã có 50% doanh nghiệp trên địa bàn Thanh Hóa có website riêng, 35% doanh nghiệp tham gia giao dịch mua bán trên các sàn thương mại điện tử.
Với thương mại điện tử, doanh nghiệp, đơn vị sản xuất kinh doanh có thể giảm chi phí marketing, thuận lợi trong tiếp cận với nhiều khách hàng. Đặc biệt hiện nay, nhiều sàn giao dịch thương mại điện tử ra đời, có thể hỗ trợ các doanh nghiệp cung ứng sản phẩm một cách dễ dàng qua không gian mạng.
Theo Thanh Thảo/ Bản tin 18h30 ngày 20/6/2021
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Doanh nghiệp đề xuất giữ cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗ
Hiện nay, Bộ Tài chính đang lấy ý kiến sửa đổi Điều 35, Nghị định 08 về cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗ, theo hướng xoá bỏ hoàn toàn. Trước những lo ngại sẽ gây khó khăn cho doanh nghiệp, cũng như đứt gãy chuỗi cung ứng nội địa của các ngành hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam là dệt may, da giày, điện tử, các hiệp hội đã đề xuất giữ nguyên hiệu lực của cơ chế xuất nhập khẩu tại chỗ đã được hình thành 26 năm, cũng như làm minh bạch hơn những điều kiện để cơ chế được thực thi hiệu quả.
Ngân hàng Nhà nước duy trì chính sách tiền tệ linh hoạt
Ngân hàng Nhà nước cho biết, sẽ tiếp tục giữ nguyên các mức lãi suất điều hành trong bối cảnh lãi suất thế giới vẫn ở mức cao, tạo điều kiện cho các ngân hàng tiếp cận nguồn vốn từ Ngân hàng Nhà nước với chi phí thấp, tạo điều kiện để hỗ trợ nền kinh tế.
Tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu
Cục Bảo vệ thực vật - Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn vừa có văn bản gửi Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các tỉnh, thành phố; các Chi cục Kiểm dịch thực vật vùng; đại diện các mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói về việc tăng cường quản lý mã số vùng trồng, cơ sở đóng gói xuất khẩu.
Giảm thuế VAT kích cầu sản xuất, tiêu dùng
Ngành thuế Thanh Hóa đang thực hiện chính sách giảm thuế giá trị gia tăng (VAT) từ 10% xuống còn 8% đối với nhiều nhóm hàng hóa, dịch vụ theo Nghị định số 180 của Chính phủ. Việc tiếp tục giảm thuế VAT được đưa ra đúng vào dịp cao điểm mua sắm Tết nên đã có tác động tích cực tới tâm lý người dân và các doanh nghiệp.
Thanh Hóa có 372 mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý
Những năm qua, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa mô hình kinh tế tập thể do phụ nữ tham gia quản lý đã hình thành và không ngừng được mở rộng. Sự phát triển của các Hợp tác xã, tổ hợp tác, tổ liên kết đã phát huy được tiềm năng thế mạnh của địa phương, đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi, sản xuất hàng hóa, tạo việc làm và tăng thu nhập cho hội viên, phụ nữ.
Bá Thước: Nông dân làm giàu từ cây cam
Xác định thế mạnh về tiềm năng đất đai, khí hậu thổ nhưỡng phù hợp để phát triển cây cam, những năm gần đây, xã Điền Lư huyện Bá Thước đã khuyến khích người dân trồng và mở rộng diện tích cây cam, mang lại nguồn thu nhập rất tốt.
Thanh Hóa tập trung cho sản xuất vụ Xuân 2025
Cùng với thu hoạch các cây màu vụ Đông, hiện nay bà con nông dân các địa phương trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đang tập trung các điều kiện cho sản xuất vụ chiêm xuân 2025.
UOB lạc quan với tăng trưởng kinh tế Việt Nam năm 2025
Những chuyến biến tích cực từ các động lực trong nước như sản xuất, chi tiêu của người tiêu dùng và lượng khách du lịch sẽ đóng góp vào tăng trưởng kinh tế Việt Nam, đặc biệt là trong nửa đầu năm 2025. Đây là nhận định mới nhất của ngân hàng UOB về triển vọng kinh tế Việt Nam.
Nông dân xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn thu nhập cao từ cây đào
Mặc dù mới được đưa vào xã Thọ Tân, huyện Triệu Sơn gần 10 năm nay nhưng cây đào đã trở thành cây trồng chủ lực, mang lại thu nhập cao cho người nông dân. Riêng mỗi vụ đào Tết, mỗi hộ trồng đào ở xã Thọ Tân có thể có thu nhập hàng trăm triệu đồng; trong đó có từ 40 đến 50 hộ thu nhập từ 500 triệu đồng đến 700 triệu đồng.
Các cơ sở chế biến hải sản ở thị xã Nghi Sơn cung ứng hàng Tết
Để đảm bảo nguồn cung hàng hóa phục vụ thị trường, hiện nay các cơ sở chế biến thủy sản trên địa bàn thị xã Nghi Sơn, tỉnh Thanh Hóa đang tăng tốc sản xuất và giao đơn hàng. Đây là thời điểm tiêu thụ hàng cao nhất trong năm với sản lượng tăng từ 1,5 đến 2 lần so với ngày thường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.