Ứng dụng thương mại điện tử thúc đẩy sản xuất kinh doanh
(TTV) - Trong thời đại "số hóa" hiện nay, việc thực hiện các giao dịch mua bán sản phẩm hay dịch vụ thông qua internet và các phương tiện điện tử khác, còn được gọi là thương mại điện tử đang dần trở nên phổ biến. Đặc biệt, trong bối cảnh dịch bệnh COVID – 19 diễn biến phức tạp, xu hướng tiêu dùng chuyển từ mua sắm trực tiếp sang mua sắm trực tuyến thì việc phát triển thương mại điện tử đã trở thành phương án hữu hiệu để các doanh nghiệp, đơn vị đẩy mạnh tiêu thụ sản phẩm hàng hóa, duy trì ổn định hoạt động sản xuất kinh doanh.
![]() |
Một trong những đặc trưng của thương mại điện tử là không giới hạn về không gian, thời gian. Do đó, trong bối cảnh dịch bệnh, doanh nghiệp vẫn có thể thuận lợi quảng bá, giới thiệu sản phẩm và giao dịch thông tin mua bán với khách hàng mà lại tiết kiệm chi phí đi lại và thời gian trong khi giao dịch.Đặc biệt hiện nay hệ thống hạ tầng viễn thông, mạng internet được đầu tư đồng bộ, cùng với nhiều giải pháp đào tạo, nâng cao trình độ ứng dụng công nghệ thông tin đã giúp các đơn vị, doanh nghiệp chủ động ứng dụng công nghệ số, xây dựng các kênh bán hàng trực tuyến để quản lý, cung ứng sản phẩm một cách dễ dàng qua không gian mạng.
![]() |
Theo Sở Công thương Thanh Hóa, đến nay, toàn tỉnh đã có gần 200 doanh nghiệp đăng ký website thực hiện các dịch vụ thương mại điện tử; có 35% doanh nghiệp tham gia cung ứng các sản phẩm, hàng hoá, hỗ trợ và thông tin trực tiếp cho người tiêu dùng cá nhân trên Internet. Hầu hết các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh đã sử dụng Internet, thư điện tử… trong giao dịch với khách hàng.
![]() |
Theo Kế hoạch phát triển thương mại điện tử tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2021 – 2025, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu đến năm 2025, có 55% dân số tham gia mua sắm trực tuyến; 100% doanh nghiệp có website được cập nhật đầy đủ thông tin về giới thiệu, quảng bá sản phẩm của doanh nghiệp. 80% website thương mại điện tử của doanh nghiệp có tích hợp chức năng đặt hàng trực tuyến. 50% doanh nghiệp vừa và nhỏ tiến hành hoạt động kinh doanh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử. Để thực hiện mục tiêu này, Sở Công Thương đang tích cực phối hợp với các ngành liên quan tập trung phát triển hạ tầng công nghệ thông tin. Đồng thời đào tạo các kỹ năng và tư vấn cho doanh nghiệp về các nội dung liên quan đến công nghệ thông tin - thương mại điện tử. Đây sẽ là cơ hội để các đơn vị doanh nghiệp tiếp cận đẩy mạnh phát triển thương mại điện tử, gia tăng tiêu thụ sản phẩm hàng hóa và năng lực cạnh tranh của các doanh nghiệp.
Thanh Thảo – Cao Tùng - Linh Sơn
Theo bản tin THNM/TTV
Đọc thêm

Mở rộng diện tích trồng rừng bằng cây nuôi cấy mô
Thực hiện mục tiêu nâng cao năng suất,chất lượng rừng trồng, Sở Nông nghiệp và Môi trường tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các địa phương và các chủ rừng tăng cường quản lý, sử dụng giống chất lượng cao trong trồng rừng cây nuôi cấy mô; khắc phục tình trạng cây giống lâm nghiệp kém chất lượng.

Tăng cường vốn vay ưu đãi cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa
Theo số liệu từ Ngân hàng Nhà nước Khu vực 7, tính đến ngày 20 tháng 3 năm 2025, tín dụng hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa được hỗ trợ lãi suất theo các lĩnh vực ưu tiên của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 46 tỷ đồng.

Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP
Theo thông tin từ Văn phòng UBND tỉnh, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa có thêm 25 sản phẩm OCOP, trong đó có 1 sản phẩm OCOP 5 sao là nước mắm cốt đặc biệt của Công ty TNHH Thực phẩm và Thương mại dịch vụ Lê Gia ở xã Hoằng Phụ, huyện Hoằng Hóa. Hiện toàn tỉnh có 631 sản phẩm OCOP, trong đó có 2 sản phẩm 5 sao quốc gia, còn lại là các sản phẩm 3 và 4 sao.

Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025
Sáng 3/4, Hiệp hội Doanh nghiệp thành phố Thanh Hoá đã phối hợp với Trung tâm hỗ trợ khởi nghiệp đổi mới sáng tạo, trường Đại học Hồng Đức tổ chức chương trình cà phê doanh nhân với chủ đề "Xu hướng và cơ hội phát triển doanh nghiệp năm 2025".

Thanh Hóa: Quí 1, sản lượng thịt hơi xuất chuồng đạt hơn 84.000 tấn
Quý 1 năm 2025, sản lượng thịt hơi xuất chuồng tỉnh Thanh Hóa đạt hơn 84.000 tấn, đạt 25,6% kế hoạch cả năm.

Nỗ lực vượt khó giữ vững thị trường khách hàng
Nỗ lực vượt qua nhiều khó khăn thách thức, trong quý 1/2025, tình hình hoạt động tại nhiều đơn vị doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã ghi nhận sự tăng trưởng tích cực với thị trường, khách hàng được mở rộng. Đây là điều kiện thuận lợi để các doanh nghiệp tăng tốc thực hiện mục tiêu sản xuất kinh doanh đã đề ra trong năm 2025.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho 14.700 lao động
Quý 1 năm 2025, Trung tâm Dịch vụ việc làm tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức 2 phiên giao dịch, ngày hội việc làm, thu hút 40 lượt doanh nghiệp, đơn vị và 2.000 lượt người lao động tham gia tuyển dụng, qua đó kết nối việc làm thành công cho 250 lao động.

Tổng giá trị nhập khẩu hàng hóa quý 1 ước đạt 2,57 tỷ USD
Năm 2025, thị trường xuất khẩu của các doanh nghiệp trọng điểm ở tỉnh Thanh Hóa như; Mỹ, các nước Liên minh Châu Âu và Châu Á đều có tín hiệu tăng trưởng tốt, tạo thuận lợi cho hoạt động sản xuất. Các doanh nghiệp đã tích cực nhập khẩu nhiều mặt hàng nguyên, phụ liệu làm đầu vào sản xuất.

Hơn 3.000 tỷ đồng cho vay xuất, nhập khẩu
Các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chú trọng nguồn vốn cho vay vào hoạt động sản xuất, kinh doanh các lĩnh vực ưu tiên, trong đó có xuất, nhập khẩu. Tính đến cuối tháng 3 năm 2025, dư nợ cho vay đối với lĩnh vực xuất, nhập khẩu của các tổ chức tín dụng trên địa bàn tỉnh đạt hơn 3.000 tỷ đồng.

Thành lập mới 579 doanh nghiệp trong quý 1
Theo thống kê từ Sở Tài chính, trong quý 1 năm 2025, tỉnh Thanh Hóa đã thành lập mới 579 doanh nghiệp, tăng 14,9% so với cùng kỳ, bằng 19,3% kế hoạch, đứng đầu khu vực Bắc Trung bộ và thứ 6 cả nước, sau các tỉnh, thành phố: Hồ Chí Minh, Hà Nội, Bình Dương, Đồng Nai, Đà Nẵng. Tổng vốn điều lệ đăng ký khoảng 3.958 tỷ đồng, giảm 32% so với cùng kỳ.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.