Ứng dụng trí tuệ nhân tạo hỗ trợ công việc
Với sức mạnh trong phân tích dữ liệu, dự đoán và đưa ra các giải pháp tối ưu, trí tuệ nhân tạo (AI) có thể hỗ trợ đắc lực cho con người để cải thiện hiệu suất làm việc. Chính vì vậy, một số cơ quan nhà nước đã bắt đầu ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) để phục vụ cho công việc, giúp cán bộ, nhân viên tiết kiệm thời gian, công sức mà vẫn đảm bảo chất lượng, hiệu quả công việc.
Đối với các cán bộ ngành Tòa án nhân dân tỉnh Thanh Hóa, việc sử dụng phần mềm "Trợ lý ảo" trong quá trình làm việc đã trở nên quen thuộc. Được triển khai từ năm 2022, đến nay đã có hơn 173.200 văn bản pháp luật, 27.600 câu hỏi giải đáp tình huống pháp lý và 1,4 triệu bản án được tích hợp vào Trợ lý ảo.
Với nguồn dữ liệu "khổng lồ" như vậy, Trợ lý ảo giúp cán bộ Tòa án tra cứu văn bản pháp luật nhanh chóng, dễ dàng và chính xác; thay vì phải tra cứu trên văn bản giấy như trước đây. Qua đó, giúp cán bộ công chức ngành Tòa án tiết kiệm thời gian và giảm tải 30% khối lượng công việc.
Thẩm phán Phạm Bảo Yến, Toà án nhân dân huyện Hoằng Hoá, tỉnh Thanh Hoá cho biết: "Khi tôi cần 1 văn bản tố tụng mẫu nào đó tôi có thể lên phần mềm "Trợ lý ảo" để tìm kiếm và sẽ được phần mềm trả lời rất nhanh chóng, chính xác. Khi có khó khăn gì, tôi lên diễn đàn trao đổi nghiệp vụ chuyên môn và đăng câu hỏi mình thắc mắc, sẽ được các thẩm phán trên mọi miền đất nước giải đáp".
Là một trong những cơ quan nhà nước sớm ứng dụng trí tuệ nhân tạo phục vụ công việc, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đã tích hợp Chatbot AI ngay trên Trang thông tin điện tử của đơn vị nhằm có thể hỗ trợ cán bộ, công chức và người dùng nhanh chóng. Chatbot AI này về cơ bản là phần mềm được thiết kế như một trợ lý ảo, được cung cấp dữ liệu về hệ thống văn bản quy phạm pháp luật; thông tin kinh tế, văn hóa, xã hội của tỉnh Thanh Hóa và sẽ được cập nhật liên tục.
Nhờ đó, Chatbot AI có thể xử lý, giải đáp các câu hỏi của người dùng một cách nhanh chóng, hiệu quả. Hiện Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa đang tiếp tục mở rộng và hoàn thiện các tính năng của Chatbot AI này để nâng cao trải nghiệm của người dùng trong quá trình sử dụng.
Ông Lê Xuân Lâm, Trưởng phòng Quản lý Công nghệ Thông tin, Sở Thông tin và Truyền thông Thanh Hóa cho biết thêm: "Trước mắt là Sở Thông tin và Truyền thông sẽ tiếp tục đưa toàn bộ các số liệu, chỉ tiêu về công tác hoạt động của ngành, các văn bản quy phạm pháp luật liên quan cũng như các hướng dẫn, tài liệu phòng bị báo cáo lên trên ứng dụng trợ lý ảo để giúp cho cán bộ có thể rút ngắn thời gian tham mưu, thứ 2 là định hướng lâu dài thì trợ lý ảo sẽ thay thế được một số công việc của các cán bộ công chức trong Sở Thông tin và Truyền thông cũng như trong toàn ngành, và sẽ có những cái định hướng để báo cáo tổng kết nhân rộng ở trên địa bàn toàn tỉnh".
Có thể thấy, những ứng dụng Trí tuệ nhân tạo AI trong hoạt động của cơ quan nhà nước đã góp phần nâng cao hiệu quả quản lý điều hành, chất lượng công việc, tiết kiệm thời gian, công sức cho đội ngũ cán bộ, công chức. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích đó, việc ứng dụng AI trong hoạt động của cơ quan nhà nước cũng đặt ra một số thách thức.
Ông Trần Đức Tâm, Giám đốc Trung tâm Dịch vụ hạ tầng Internet – GMO: "Với việc ứng dụng AI trong các tổ chức quản lý hành chính của nhà nước, thì nó sẽ cần cái yếu tố quan trọng nhất là yếu tố về mặt con người, ở đây con người tức là chúng ta sẽ cần phải có những nhân lực, họ có thể hiểu và họ tiên phong trong việc ứng dụng như là tìm hiểu các công cụ AI cho phù hợp với các đơn vị của mình. Ngoài ra, về mặt công nghệ thì hiện nay các công nghệ AI cũng rất là dễ tiếp cận với các tổ chức với chi phí rất là hợp lý, cũng như các công nghệ rất là phổ biến rồi , nên việc các rào cản liên quan đến công nghệ gần như là đã được gỡ bỏ rất là nhiều và chúng ta dễ dàng tiếp cận hơn".
Với sự phát triển của công nghệ thì việc ứng dụng Trí tuệ nhân tạo (AI) sẽ ngày càng trở nên phổ biến. Các cơ quan Nhà nước cần chủ động trong việc lựa chọn các giải pháp công nghệ phù hợp với nhu cầu thực tế hoạt động công việc. Qua đó nhằm nâng cao chất lượng công việc, hướng đến xây dựng chính phủ số hiện đại, hiệu quả.
Huyện Hậu Lộc phấn đấu hoàn thành mục tiêu chuyển đổi số cấp huyện
Thời gian qua, huyện Hậu Lộc đã đầu tư hạ tầng công nghệ thông tin, đổi mới nội dung, hình thức, từng bước giúp người dân nâng cao khả năng tiếp cận, khai thác, sử dụng tiện ích từ chuyển đổi số, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.
Thương mại điện tử dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ
Từ một ngành non trẻ, chỉ trong một thời gian ngắn, thương mại điện tử đã trở thành “trợ thủ” đắc lực dẫn dắt nền kinh tế số tăng trưởng mạnh mẽ. Đây không chỉ là phương thức hiệu quả để phân phối hàng hóa, dịch vụ, thương mại điện tử đang ngày càng minh chứng cho khả năng lan tỏa thương hiệu, chinh phục thị trường, đặc biệt là đẩy mạnh xuất khẩu.
Tháo gỡ “điểm nghẽn” trong chuyển đổi số
Thời gian qua, công tác chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã đạt được những kết quả quan trọng. Tuy nhiên, so với yêu cầu đề ra, việc chuyển đổi số, ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý nhà nước và phát triển kinh tế số trong một số ngành, lĩnh vực còn chậm.
Thông báo: Kế hoạch tổ chức Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7
UBND tỉnh Thanh Hóa vừa có công văn về việc triển khai Hội đồng cấp cơ sở xét tặng Giải thưởng Hồ Chí Minh và Giải thưởng Nhà nước về khoa học và công nghệ đợt 7. Cụ thể:
Meta AI chính thức cho người dùng Việt Nam trải nghiệm miễn phí
Mô hình trí thông minh nhân tạo Meta AI được phát triển bởi Meta (công ty mẹ của Facebook) đã mở cửa cho người dùng Việt Nam, cho phép truy cập miễn phí và trải nghiệm đầy đủ các tính năng.
Sản xuất và ứng dụng hiệu quả máy sấy thăng hoa trong bảo quản nông sản
Nhận thấy nông sản của người dân sau thu hoạch gặp khó khăn vì các phương pháp bảo quản, phơi, sấy truyền thống không đảm bảo chất lượng, anh Nguyễn Văn Tư, Giám đốc Công ty TNHH thiết bị Bạch Mã, huyện Hậu Lộc, tỉnh Thanh Hóa đã tìm hiểu về công nghệ, đồng thời tìm kiếm đơn vị cung cấp thiết bị để chế tạo, sản xuất thành công máy sấy thăng hoa có công suất lớn với nhiều ưu điểm vượt trội. Công nghệ mới này đã giúp bảo quản, nâng cao được giá trị nông sản sau thu hoạch cho người dân và doanh nghiệp.
Ứng dụng khoa học kỹ thuật trong trồng hoa, cây cảnh phục vụ Tết
Những năm gần đây, cùng với sự phát triển của nhiều loại cây trồng, nghề trồng hoa, cây cảnh trên địa bàn tỉnh đã có bước phát triển mới nhờ đẩy mạnh áp dụng khoa học - kỹ thuật, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất để nâng cao năng suất, chất lượng, đa dạng hóa sản phẩm, đáp ứng nhu cầu của thị trường và mang lại thu nhập cao cho người dân.
Thúc đẩy ứng dụng công nghệ số, du lịch thông minh
Với việc đẩy mạnh ứng dụng chuyển đổi số, phát triển du lịch thông minh, hình ảnh “Du lịch Thanh Hóa - Hương sắc bốn mùa” ngày càng lan tỏa đến các thị trường khách trong nước và quốc tế.
Đề xuất chính sách phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo
Tại dự thảo Luật Khoa học, Công nghệ và Đổi mới sáng tạo, Bộ Khoa học và Công nghệ đề xuất các chính sách của Nhà nước về phát triển khoa học, công nghệ và thúc đẩy đổi mới sáng tạo.
Ứng dụng khoa học công nghệ trong sản xuất rau màu
Nhằm nâng cao hiệu quả cây trồng trên cùng một diện tích canh tác, thời gian qua, nhiều địa phương, đơn vị, doanh nghiệp, cá nhân trong tỉnh đã đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ trong sản xuất rau mầu. Các mô hình sản xuất rau sạch, rau an toàn xuất hiện ngày càng nhiều góp phần nâng cao chất lượng nông sản, đáp ứng yêu cầu của thị trường.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.