Ứng phó với chính sách thuế quan của Mỹ
Mới đây, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã ký sắc lệnh áp thuế đối ứng với hàng chục nền kinh tế. Trong đó, Việt Nam chịu mức thuế lên tới 46%, cao hơn rất nhiều so với mức thuế hiện hành. Trước động thái này, các doanh nghiệp Thanh Hóa đã chủ động, linh hoạt triển khai ngay các biện pháp ứng phó.
Trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa hiện có hơn 300 doanh nghiệp dệt may, trong đó hầu hết các doanh nghiệp đều có hoạt động xuất khẩu sang thị trường Mỹ. Để ứng phó, ngoài tập trung sản xuất đáp ứng theo tiêu chuẩn quốc tế, các doanh nghiệp trong ngành chủ động đa dạng hóa thị trường, mở rộng tệp khách hàng để không bị phụ thuộc vào một thị trường.

Các doanh nghiệp xuất khẩu da giày, đồ gỗ, nông, thủy sản trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng chủ động và linh hoạt trong nắm bắt tình hình; kịp thời phân tích, đánh giá về thách thức, cơ hội để có kịch bản ứng phó phù hợp.

Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc VCCI Thanh Hóa - Ninh Bình
Ông Nguyễn Hoài Nam, Phó Giám đốc VCCI Thanh Hóa - Ninh Bình cho biết: "VCCI sẽ luôn đồng hành cùng doanh nghiệp, trước mắt tập tủng theo dõi chính sách thuế quan của Mỹ đối với các ngành hàng, sản phẩm; cung cấp thông tin cảnh báo Mỹ có thể điều tra chống bán phá giá; thông tin về các hiệp định thương mại song phương và đa phương đã ký kết để các doanh nghiệp có thể khai thác và tận dụng tối đa".
Hiện nay, Bộ Công thương Việt Nam đã có Công hàm đề nghị phía Mỹ tạm hoãn quyết định áp thuế để thời gian trao đổi, tìm giải pháp hợp lý cho cả hai bên. Đồng thời, khuyến nghị các doanh nghiệp khai thác hiệu quả các thị trường trọng điểm, thị trường truyền thống, cũng như phát triển các thị trường nhỏ, thị trường ngách và khai mở những thị trường tiềm năng mới; kiểm soát xuất xứ nguyên phụ liệu; tăng cường năng lực phòng vệ thương mại. Các doanh nghiệp xuất nhập khẩu tỉnh Thanh Hóa cũng cần chủ động hơn trong cập nhật chính sách thương mại của các nước để kịp thời điều chỉnh chiến lược kinh doanh phù hợp; tăng cường khả năng chống chịu trước những biến động của thương mại quốc tế để duy trì tăng trưởng xuất khẩu bền vững.

Xuất khẩu yến thô: Thêm cơ hội từ thị trường Trung Quốc
Việt Nam vừa ký Nghị định thư xuất khẩu yến thô sang thị trường Trung Quốc, mở thêm cơ hội cho ngành yến tại thị trường tỷ dân này.

Việt Nam lọt top 4 đối tác lớn nhất xuất khẩu thủy sản vào Singapore
Tổng giá trị nhập khẩu thủy sản của Singapore trong quý 1/2025 tăng nhẹ, và lần đầu tiên Việt Nam đã vươn lên top 4 đối tác xuất khẩu thủy sản lớn nhất vào Singapore, sau Malaysia, Indonesia và Na Uy.

Thanh Hóa thu ngân sách 16.300 tỷ đồng trong 4 tháng đầu năm 2025
Trong bối cảnh kinh tế còn nhiều khó khăn, tỉnh Thanh Hóa vẫn ghi nhận những kết quả tích cực trong công tác thu ngân sách và phát triển kinh tế - xã hội, tạo tiền đề vững chắc cho các tháng tiếp theo.

Xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ giảm 14,5%
Trong quý 1/2025, Hoa Kỳ, Hà Lan và Trung Quốc là 3 thị trường tiêu thụ hạt điều lớn nhất của Việt Nam, chiếm thị phần lần lượt là 22,7%, 11,2% và 9,8%. So với cùng kỳ năm trước, giá trị xuất khẩu hạt điều sang thị trường Hoa Kỳ giảm 14,5%.

Bộ Công Thương đề xuất nhiều giải pháp kích cầu thị trường nội địa
Bộ Công Thương đang triển khai nhiều giải pháp kích thích thị trường nội địa, hiện thực hoá mục tiêu tăng trưởng kinh tế 8% trở lên trong năm 2025.

Hộ kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử
Nghị định 70/2025 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với tất cả hộ và cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với cuộc chiến thương mại
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ mới đây, các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai các biện pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động, các doanh nghiệp FDI đã quyết định đầu tư tại Việt Nam hiện vẫn kiên định với kế hoạch đầu tư của mình.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Với sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, những năm qua, Thanh Hóa đã xây dựng được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng nông sản hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Dự án đường bộ ven biển, đường 512 nối cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1A; dự án đường W5 thuộc dự án đô thị động lực Nghi Sơn là ba trong số các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai tại Thanh Hóa. Hiện nhà thầu đang tập trung phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ các dự án này.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.