Uống sữa đậu nành có tác dụng giảm béo không?
Sữa đậu nành được chế biến từ đậu nành (đậu tương), hàm lượng chất đạm, chất béo trong sữa đậu nành khá cao.
Trong sữa đậu nành còn có các vitamin A, B1, B2, D, PP, K, F và các men có ích cho tiêu hóa. Ngoài ra, sữa đậu nành còn chứa chất isoflavone là một chất tương tự với hormone giới tính nữ, có thể dùng để bù lại tình trạng thiếu oestrogene của phụ nữ có tuổi, chống loãng xương, phòng trị ung thư vú.
Uống sữa đậu nành có tác dụng giảm béo chỉ đúng khi uống không quá 500ml/ngày, uống không có đường, kết hợp với một chế độ ăn hợp lý, cân đối đủ theo nhu cầu năng lượng của cơ thể. Còn nếu uống thoải mái quá nhiều, uống thay nước lọc, hoặc uống cho đường nhiều, ăn chế độ ăn thừa năng lượng, không chịu vận động thì chẳng những giảm béo mà còn béo hơn.
Trong hạt đậu nành có chứa các loại protein từ thực vật, có giá trị dinh dưỡng không kém sữa bò. So với các nguồn đạm thực vật khác, protein đậu nành có giá trị sinh học cao hơn hẳn. Nhiều nghiên cứu y học và khoa học đã khẳng định vai trò của đậu nành trong sức khỏe tim mạch, giảm thiểu cholesterol, giảm các triệu chứng giai đoạn mãn kinh, ngăn ngừa các loại ung thư (ung thư vú, tuyến tiền liệt, tử cung, trực tràng…), hỗ trợ hữu hiệu cho việc điều trị bệnh tiểu đường, tăng cường chức năng của hệ miễn dịch.
Vì vậy, thời gian gần đây, sữa đậu nành trở thành lựa chọn thường xuyên của những người có ý thức giữ gìn sức khỏe. Uống sữa đậu nành thường xuyên có thể giúp cho sức khỏe tốt hơn, tuy nhiên cần phải uống vừa phải (khoảng 500ml/ngày), nếu ai có nguy cơ bị thừa cân béo phì thì nên uống không có đường.Trên thị trường hiện nay, ngoài sản phẩm sữa đậu nành của một số công ty lớn, có uy tín, phần lớn sữa đậu nành có xuất xứ từ các cơ sở tư nhân không đảm bảo an toàn vệ sinh thực phẩm. Vì vậy, nếu có điều kiện, các bà nội trợ nên tự chế biến sữa đậu nành tại gia đình. Còn nếu mua ở ngoài, nên chọn những cơ sở uy tín, quen biết để tránh nguy cơ bị ngộ độc thực phẩm.
Có thể chế biến sữa đậu nành theo cách như sau:
Bước 1: Chọn và bảo quản hạt đậu nành
Hạt đậu nành giàu chất đạm béo nên cần bảo quản đúng cách. Thực tế, các cửa hàng ngoài chợ và siêu thị thường chỉ để trong chậu nhựa hoặc đóng túi nilon. Người tiêu dùng mua về lại bảo quản sơ sài, hạt đậu nành tiếp xúc với không khí một thời gian bị hơi nước xâm nhập làm biến chất, hạt đậu hút ẩm càng nhiều càng cứng.
Vì vậy, khi mua hạt đậu nành người tiêu dùng cần xem ngày đóng gói. Không nên mua loại để trên chậu, dù vỏ vẫn đẹp nhưng đã biến chất. Nên mua chỗ quen biết hoặc tìm loại hạt đậu nành đóng gói chân không, có giấy chứng nhận tiêu chuẩn an toàn vệ sinh thực phẩm, có in hạn sử dụng và nguồn gốc rõ ràng. Sau khi mua về, nên để vào một lọ thủy tinh hoặc túi nilon hàn kín lại.
Bước 2: Ngâm và xử lý bọt từ đậu nành
Vỏ đậu nành có chứa dầu và lẫn tạp chất, chúng tạo ra bọt làm sữa đậu nành không ngon và mau hỏng. Các chị em cần phải xử lý rất kỹ bọt đậu nành trong quá trình chế biến:
- Đong đậu nành vào nồi to. Dùng vòi nước xả mạnh để bọt và các hạt lép hạt mốc nổi lên thì lựa hết ra ngoài.
- Đợi bọt ra hết mới bắt đầu ngâm. Nên dùng nồi to, ngâm càng nhiều nước càng tốt để nồng độ chua giảm đi. Ví dụ: 2 lạng đậu nành thì ngâm trong 5-10 lít nước. Không ngâm bằng nước nóng. Không đậy nắp. Đặt ở nơi khô ráo, thoáng mát. Thời gian ngâm mùa hè từ 6-8 tiếng, mùa đông từ 8-10 tiếng. Cứ 2-3 tiếng thay nước ngâm một lần là tốt nhất.
Bước 3: Xay đậu nành
Khi hạt đậu nở to, bong vỏ thì xát vỏ, đãi vỏ, cho vào máy xay sinh tố xay, cho nước theo tỉ lệ 100 - 150g đậu cho 1 lít nước, dùng túi vải lọc vắt lấy nước sữa, rồi đun sôi khoảng 10 - 15 phút. Lưu ý, đun sữa đậu nành cần đun kỹ để phân hủy các chất ức chế men phân giải Protein có trong hạt đậu nành. Khi đun cần vặn thật nhỏ lửa, thỉnh thoảng khuấy nhẹ.
Cách này giúp nước đậu chín mà không bị khê. Thấy nước đậu sôi bùng thì bắc ra, hớt sạch bọt rồi lại bắc lên đun tiếp 2-3 lần là được.
Nguồn: Viện Dinh dưỡng Quốc gia/Tuổi Trẻ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Kê đơn thuốc ngoại trú tối đa 90 ngày theo Thông tư mới
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 26 ngày 30/6/2025 bổ sung danh mục bệnh được kê thuốc ngoại trú đến 90 ngày, bắt buộc thông tin định danh cá nhân và siết chặt quy trình kê đơn.

Thanh Hóa giữ vững tuyến đầu của ngành Y tế
Thực hiện sắp xếp, tổ chức lại đơn vị hành chính cấp xã và vận hành chính quyền địa phương 2 cấp, tỉnh Thanh Hóa đã chuyển 26 Trung tâm Y tế cấp huyện về trực thuộc Sở Y tế quản lý để tổ chức cung ứng dịch vụ theo khu vực liên xã, phường; đồng thời giữ nguyên hệ thống Trạm Y tế cấp xã để phục vụ người dân, mục tiêu là giữ vững tuyến đầu phòng, chống dịch bệnh và đáp ứng tốt nhu cầu khám, chữa bệnh ban đầu cho Nhân dân.

3 quyền lợi mới cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục
Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 đã chính thức có hiệu lực từ ngày 1/7/2025. Trong đó đáng chú ý là nhiều quyền lợi mới dành cho người tham gia Bảo hiểm y tế 5 năm liên tục. Cụ thể như sau:

Đẩy nhanh tiến độ triển khai bệnh án điện tử
Theo lộ trình, đến ngày 30/9, tất cả các bệnh viện trên cả nước phải triển khai bệnh án điện tử. Để đảm bảo hoàn thành mục tiêu này, ngành y tế tỉnh Thanh Hoá đang chỉ đạo các đơn vị tháo gỡ khó khăn, triển khai các giải pháp phù hợp với tình hình thực tế để đẩy nhanh tiến độ triển khai hồ sơ bệnh án điện tử.

Từ 1/7: Người dân tham gia bảo hiểm y tế 5 năm liên tục được nhận 3–6 triệu đồng/tháng có phải không?
Gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều lời mời gọi người dân làm hồ sơ nhận trợ cấp 3 - 6 triệu đồng/tháng chỉ cần đã tham gia bảo hiểm y tế liên tục 5 năm. Thậm chí, có những người dân đã chuyển tiền tạm ứng cho “người hỗ trợ” và sau đó phát hiện mình bị lừa. Vậy thông tin này có đúng không?

Đảm bảo sức khỏe người lao động trong mùa hè
Sức khỏe là yếu tố quan trọng quyết định năng suất lao động. Vì vậy, để đảm bảo sức khỏe cho người lao động trong mùa nắng nóng, các doanh nghiệp tập trung cải thiện điều kiện làm việc, tổ chức sản xuất hợp lý, khoa học, hạn chế tác động của yếu tố thời tiết đến sức khỏe người lao động.

Tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trước yêu cầu bắt buộc của Bộ Y tế, các bệnh viện trên cả nước đang tăng tốc triển khai bệnh án điện tử nhằm hoàn thành trước ngày 30/9/2025. Đây không chỉ là một mốc kỹ thuật mang tính hành chính, mà còn phản ánh bước chuyển của ngành y trong cách tiếp cận dữ liệu, tổ chức khám chữa bệnh và quản trị theo hướng hiện đại.

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.