Uống thuốc bột chữa đi ngoài, bé 4 tháng tuổi sùi bọt mép, co giật
Sau khi uống loại thuốc bột được kê tại một phòng khám tư để chữa nôn, đi ngoài, bé gái 4 tháng tuổi ở Phú Thọ li bì, ngủ nhiều rồi rơi vào tình trạng co giật toàn thân, sùi bọt mép, mắt trợn ngược.
Ngày 19/5, Bệnh viện Đa khoa Phú Thọ thông tin về trường hợp bé gái 4 tháng tuổi ở Lâm Thao, Phú Thọ được đưa đến viện trong tình trạng co giật toàn thân sau khi uống thuốc không rõ thành phần, nguồn gốc
Theo đó, bệnh nhi được chuyển từ tuyến dưới lên khoa Cấp cứu – Trung tâm Sản Nhi lúc 23h00 ngày 15/5/2020 với chẩn đoán theo dõi Viêm não màng não.
Điều đặc biệt là qua khai thác bệnh sử, em bé từng được uống loại thuốc bột không rõ nguồn gốc để chữa nôn, đi ngoài.
Theo lời kể của gia đình, khoảng 10 ngày trước khi vào viện, bé gái xuất hiện tình trạng đi ngoài phân lỏng 7 – 8 lần/ngày, phân màu xanh lẫn dịch nhầy.
Sốt ruột với tình trạng đi ngoài của con, gia đình đưa bé đi khám tại phòng khám tư nhân và được kê đơn 2 túi thuốc bột màu vàng chữa nôn và đi ngoài, có hướng dẫn kèm theo.

Nhấn để phóng to ảnh
Về nhà, sau 2 ngày uống thuốc, trẻ không còn bị đi ngoài nhưng xuất hiện tình trạng li bì, ngủ nhiều hơn bình thường. Đến tối 15/5/2020 trẻ xuất hiện tình trạng co giật toàn thân, mắt trợn ngược, sùi bọt mép, tay co quắp, chân duỗi cứng. Lúc này gia đình mới đưa cháu vào Trung tâm y tế địa phương.
Theo đó, trẻ bị co giật trong vòng 30 phút, được xử trí cắt cơn co giật bằng Dipazepam, thụt hậu môn sau đó chuyển đến Trung tâm Sản Nhi.
Người nhà bệnh nhi cho biết thêm, trước đây chị gái của bệnh nhi cũng có biểu hiện bị bệnh đi ngoài tương tự, đã đi khám tại phòng khám và khỏi bệnh sau khi được bác sĩ cho loại thuốc bột như trên mang về uống.
Đặc biệt, khi tiến hành chụp X-quang gói thuốc cho thấy hình ảnh cản quang.

Nhấn để phóng to ảnh
BSCKI Nguyễn Phú Thạch, khoa Cấp cứu cho biết, bệnh nhi được chuyển vào viện trong tình trạng trẻ tự thở, da niêm mạc hồng lơ mơ, phản xạ chậm, nhịp thở chậm, tim nhịp chậm, đồng tử 2 bên co nhỏ, phản xạ ánh sáng dương tính, không có yếu liệt thần kinh khu trú.
Từ kết quả thăm khám và triệu chứng thể hiện, bác sĩ chẩn đoán tình trạng co giật của bệnh nhi là do ngộ độc thuốc và được điều trị theo phác đồ, chỉ định các xét nghiệm tìm tác nhân gây ngộ độc.
Sau 3 ngày điều trị và theo dõi, hiện nay bệnh nhi đã tỉnh, không còn tình trạng co giật, sức khỏe ổn định.
Tại Bệnh viện, các bác sĩ đã xác định tình trạng tiêu chảy của trẻ là do nhiễm khuẩn đường tiết niệu gây ra chứ không phải bệnh lý tiêu chảy và cần điều trị theo phác đồ nhiễm khuẩn tiết niệu.
BS Thạch khuyến cáo, việc sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc cho trẻ rất nguy hiểm. Trẻ có thể bị ngộ độc thuốc, ngộ độc kim loại nặng (chì) trong các gói thuốc không rõ nguồn gốc.
Khi trẻ có dấu hiệu bệnh, cần đưa đến cơ sở y tế uy tín để được thăm khám với bác sĩ Nhi khoa và việc sử dụng thuốc cho con phải tuân theo chỉ định, hướng dẫn của bác sĩ, tránh hậu quả đáng tiếc khi tuỳ tiện sử dụng các loại thuốc không rõ nguồn gốc cho trẻ.
Các bà mẹ cũng tuyệt đối không mượn đơn thuốc của trẻ khác khi con có triệu chứng tương tự. Bởi ở mỗi trẻ, biểu hiện, tình trạng bệnh lý khác nhau, cần được bác sĩ khám, chẩn đoán, kê đơn phù hợp với tình trạng bệnh lý của trẻ.
Tú Anh/ Dân trí
Đọc thêm

Tăng tốc triển khai bệnh án điện tử
Trước yêu cầu bắt buộc của Bộ Y tế, các bệnh viện trên cả nước đang tăng tốc triển khai bệnh án điện tử nhằm hoàn thành trước ngày 30/9/2025. Đây không chỉ là một mốc kỹ thuật mang tính hành chính, mà còn phản ánh bước chuyển của ngành y trong cách tiếp cận dữ liệu, tổ chức khám chữa bệnh và quản trị theo hướng hiện đại.

“Giờ vàng” điều trị đột quỵ
Tại Việt Nam mỗi năm có khoảng 200.000 người bị đột quỵ. Hơn 50% trong số đó bị tử vong và chỉ có khoảng 10% những người sống sót có thể phục hồi hoàn toàn, không có di chứng và không phải phụ thuộc vào người khác. Đáng chú ý, tỷ lệ đột quỵ ở người trẻ đang có xu hướng gia tăng. Tại Thanh Hoá, những năm gần đây, số lượng bệnh nhân mắc đột quỵ tăng khá nhanh. Theo thống kê của ngành y tế, mỗi năm, có khoảng trên 8.000 bệnh nhân mắc đột quỵ.

Tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi
Trước nguy cơ bệnh sởi vẫn còn tiềm ẩn, có thể bùng tại một số địa phương, Bộ Y tế đã ban hành văn bản về việc tiếp tục triển khai các biện pháp phòng chống bệnh sởi.

Hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện chính quyền địa phương 2 cấp
Bộ Y tế vừa có văn bản về việc hướng dẫn định hướng sắp xếp cơ sở y tế khi thực hiện mô hình tổ chức chính quyền địa phương 2 cấp đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.

Từ 1/7/2025 người dân được mở rộng quyền lợi khi khám, chữa bệnh Bảo hiểm y tế
Ngày 1/7, hàng loạt chính sách mới mang tính đột phá trong Luật Bảo hiểm y tế sửa đổi năm 2024 chính thức có hiệu lực. Những thay đổi này không chỉ mở rộng quyền lợi cho người tham gia Bảo hiểm y tế mà còn thể hiện quyết tâm thực hiện công bằng y tế, chăm sóc sức khỏe toàn dân một cách thiết thực và bền vững.

Người dân được cấp sổ bảo hiểm xã hội điện tử chậm nhất vào ngày 1/1/2026
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 164 ngày 29/6/2025 quy định về giao dịch điện tử trong lĩnh vực bảo hiểm xã hội và Cơ sở dữ liệu quốc gia về bảo hiểm. Theo đó, sổ bảo hiểm xã hội bản điện tử là sổ bảo hiểm xã hội được Bộ Tài chính tạo lập bằng phương tiện điện tử, chứa đựng thông tin như sổ bảo hiểm xã hội bản giấy và có thể thay thế sổ bảo hiểm giấy trong các giao dịch giữa người dân và cơ quan Nhà nước có liên quan.

Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Hưởng ứng Ngày Bảo hiểm y tế Việt Nam 1/7, chiều ngày 30/6, Bảo hiểm xã hội Khu vực VI phối hợp với Sở Y tế và Bệnh viện Đa khoa tỉnh Thanh Hóa tổ chức Ngày hội tuyên truyền, tư vấn, giải đáp chính sách bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Chương trình thu hút hàng trăm cán bộ, nhân viên ngành BHXH, y tế và bệnh nhân của các cơ sở y tế gia.

Khảo sát chuẩn bị triển khai chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035
Chiều ngày 30/6, tại huyện Triệu Sơn, Đoàn công tác của Bộ Y tế do đồng chí Nguyễn Thị Liên Hương, Thứ trưởng Bộ Y tế làm Trưởng đoàn đã có buổi làm việc với ngành y tế Thanh Hóa về việc triển khai Chương trình Mục tiêu Quốc gia về chăm sóc sức khỏe, dân số và phát triển giai đoạn 2026–2035.

Những lưu ý điều trị bệnh sốt xuất huyết
Bệnh sốt xuất huyết thường bùng phát vào mùa mưa, có thể thành dịch lớn. Hiện nay chưa có thuốc điều trị đặc hiệu, chủ yếu là điều trị triệu chứng và theo dõi các dấu hiệu của bệnh. Do vậy, khi có các dấu hiệu mắc bệnh, người dân cần đến ngay các cơ sở y tế trên địa bàn để thăm khám và được tư vấn, điều trị kịp thời.

Phòng bệnh truyền nhiễm trong mùa hè
Thời tiết nắng nóng, độ ẩm cao và mưa nhiều tạo điều kiện thuận lợi cho các loại vi khuẩn, virus làm tăng nguy cơ mắc bệnh truyền nhiễm.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.