Ưu tiên nguồn vốn tín dụng cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách
Bám sát các định hướng mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, ngay từ đầu năm 2025, Chi nhánh Ngân hành Chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa đã tập trung rà soát, tạo điều kiện cho người nghèo và các đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh được tiếp cận nguồn vốn vay ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất, kinh doanh. Qua đó góp phần cùng cấp uỷ chính quyền địa phương thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.
Hơn 1.000 gốc ổi vừa được gia đình ông Lê Viết Thắng, ở thị trấn Hà Long, huyện Hà Trung trồng mới từ nguồn vốn vay theo chương trình giải quyết việc làm của ngân hàng chính sách xã hội. Ông Thắng phấn khởi cho biết, diện tích ổi trồng mới này sẽ sớm cho quả trong năm nay, giúp gia đình có thêm nguồn thu nhập để trang trải cuộc sống.

Ông Lê Viết Thắng, thị trấn Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá
Ông Lê Viết Thắng, thị trấn Hà Long, huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá chia sẻ, địa phương tạo điều kiện cho gia đình vay vốn để về mua giống cây, mua máy móc, công cụ để sản xuất, thủ tục rất thuận lợi, với nguồn vốn vay gia đình quyết tâm phấn đấu mở rộng phát triển cây ổi.
Năm 2024, toàn tỉnh Thanh Hoá đã có hơn 80 nghìn lượt hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác được vay vốn với doanh số cho vay đạt hơn 4,4 nghìn tỉ đồng. Từ nguồn vốn này đã hỗ trợ đầu tư sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho 12,6 nghìn lao động; giúp hơn 3,5 nghìn học sinh, sinh viên có hoàn cảnh khó khăn vay vốn học tập; xây dựng, cải tạo, nâng cấp 68 nghìn công trình nước sạch, công trình vệ sinh ở nông thôn; hỗ trợ mua, xây mới, sửa chữa, cải tạo nhiều căn nhà ở xã hội cho các đối tượng thu nhập thấp.

Đến nay, tổng dư nợ tín dụng chính sách xã hội trên địa bàn tỉnh đạt hơn 14.847 tỷ đồng. Bước sang năm 2025, Ngân hàng Chính sách Xã hội tỉnh Thanh Hoá phấn đấu tăng trưởng dư nợ tín dụng từ 8% trở lên; đảm bảo 100% hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác có nhu cầu, đủ điều kiện đều được vay vốn và tiếp cận với các dịch vụ tài chính do ngân hàng cung cấp.

Ông Trịnh Anh Tuấn, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá
Ông Trịnh Anh Tuấn, Giám đốc Phòng giao dịch Ngân hàng chính sách xã hội huyện Hà Trung, tỉnh Thanh Hoá cho biết, Ngân hàng sẽ tiếp tục phối hợp với các hội đoàn thể nhận uỷ thác rà soát nhu cầu vay vốn của hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác, đồng thời tranh thủ nguồn vốn của trung ương, tăng cường nhận vốn uỷ thác địa phương để đáp ứng nhu cầu vay vốn của người dân trên địa bàn, rút ngắn thời gian giao dịch, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho người dân khi đến giao dịch.
Một mùa xuân mới đã về. Mùa xuân năm nay, có rất nhiều hộ nghèo, đối tượng chính sách trên địa bàn tỉnh đã có cuộc sống sung túc, đầm ấm hơn, cuộc sống đổi thay nhờ các chương trình tín dụng của Ngân hàng chính sách xã hội.

Niềm vui, hạnh phúc của các gia đình, cũng chính là động lực to lớn để mỗi cán bộ ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Thanh Hóa nỗ lực thực hiện tốt nhiệm vụ trong năm mới 2025, góp phần cùng cấp uỷ chính quyền địa phương thực hiện tốt mục tiêu giảm nghèo, giải quyết việc làm, xây dựng nông thôn mới và đảm bảo an sinh xã hội.

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo
Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30 ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo. Mục tiêu là hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong kinh doanh xuất khẩu gạo; khắc phục những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong thực tế triển khai.

DDCI Thanh Hóa - Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là DDCI) là thước đo đánh giá, thúc đẩy tinh thần chủ động cải cách, nâng cao chất lượng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Qua 4 năm triển khai đánh giá DDCI Thanh Hóa đã cho thấy những chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Xuất khẩu Thanh Hoá vượt mốc 2,8 tỷ USD
5 tháng năm 2025, giá trị xuất khẩu của Thanh Hóa ước đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ và đạt 35,5% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Mở rộng hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của tỉnh, thời gian qua các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tại Thanh Hóa đã tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế. Nhờ đó đã nắm bắt kịp thời những thay đổi, phát triển của thế giới, mở ra cơ hội để học sinh, sinh viên hòa nhập tốt với thị trường lao động quốc tế.

Ngành Ngân hàng đồng hành, hỗ trợ kinh tế tư nhân
Nhận thức rõ vai trò và tiềm năng của khu vực kinh tế tư nhân, ngành Ngân hàng đang tích cực triển khai nhiều giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp tư nhân phát triển, từ các chính sách tín dụng ưu đãi, giảm lãi suất, cải cách thủ tục vay vốn, đến các chương trình tín dụng chuyên biệt, qua đó góp phần thúc đẩy tăng trưởng bền vững của nền kinh tế.

Đề xuất bổ sung 44.000 tỷ đồng chi cho cán bộ nghỉ sau tinh gọn bộ máy
Chính phủ đã trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội phương án kinh phí để chi trả chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động khi thực hiện sắp xếp, kiện toàn tổ chức bộ máy.

Hợp tác xã Tân Thọ - điển hình trong phát triển nghề nông thôn
Được thành lập năm 2010, đến nay, Hợp tác xã thủ công mỹ nghệ Tân Thọ đã trở thành một trong những điển hình về phát triển nghề tiểu thủ công nghiệp trên địa bàn huyện Nông Cống. Hoạt động của Hợp tác xã đã tạo việc làm cho hàng trăm lao động nông thôn.

Trao 5.000 con gà giống cho Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ tham gia quản lý
Hội Liên hiệp Phụ nữ tỉnh Thanh Hóa vừa tổ chức trao 2.000 con gà giống cho 20 thành viên Tổ hợp tác chăn nuôi tổng hợp do phụ nữ xã Cẩm Thành làm chủ, tham gia quản lý. Đây là đợt trao giống lần 2 hỗ trợ xây dựng mô hình kinh tế tập thể thể do phụ nữ tham gia quản lý.

Thanh Hóa tạo việc làm mới cho hơn 25.000 lao động
Từ đầu năm 2025 đến nay, Thanh Hoá đã tạo việc làm mới cho hơn 25.300 lao động, trong đó có hơn 3.800 người đi làm việc ở nước ngoài theo hợp đồng, bằng 52 % kế hoạch.

Tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%
Sau 5 năm thực hiện Chương trình phát triển lâm nghiệp bền vững (2021 - 2025), tỷ lệ che phủ rừng của Thanh Hóa ước hết năm 2025 đạt 54%; trồng mới gần 60.000 ha rừng các loại; hơn 27.000 ha rừng được cấp chứng chỉ quản lý bền vững.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.