Ưu tiên xây sân bay quan trọng nhất Tây Bắc, sẵn sàng phòng thủ quốc gia
Cảng hàng không Nà Sản nằm ở trung tâm khu vực Tây Bắc, là sân bay trọng yếu trong chiến lược phòng thủ quốc gia, sẵn sàng cơ động xử lý các tình huống khẩn nguy về quốc phòng.
UBND tỉnh Sơn La vừa vừa đề nghị Bộ Giao thông vận tải (GTVT) bổ sung dự án cải tạo, nâng cấp Cảng hàng không Nà Sản vào danh mục ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021 - 2030.
Vị trí chiến lược quốc phòng, an ninh quốc gia
Theo Phó Chủ tịch UBND tỉnh Sơn La Lê Hồng Minh, tại dự thảo Quy hoạch tổng thể phát triển hệ thống cảng hàng không, sân bay toàn quốc thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 đang được Bộ GTVT lấy ý kiến các bộ, ngành, địa phương, đơn vị Tư vấn đề xuất đưa Cảng hàng không Nà Sản ra khỏi quy hoạch giai đoạn 2021-2030.
Nguyên nhân được cho là do dự báo nhu cầu vận tải đạt thấp (đạt 0,5 triệu hành khách/năm vào năm 2030). Do vậy, nếu chỉ xét riêng độc lập Cảng hàng không Nà Sản thì tính hiệu quả về kinh tế chưa cao; khó khăn trong kinh phí đầu tư...
Nêu lên đề đề xuất này, UBND tỉnh Sơn La cho rằng: Cảng hàng không Nà Sản nằm ở trung tâm khu vực Tây Bắc, là sân bay chính trọng yếu trong chiến lược phòng thủ quốc gia, sẵn sàng cơ động xử lý các tình huống khẩn nguy về quốc phòng cũng như công tác tìm kiếm cứu nạn của khu vực.
"Trong khu vực phòng thủ Tây Bắc hiện có 2 sân bay quân sự là Điện Biên và Nà Sản. Trong đó, sân bay Điện Biên nằm trong địa hình lòng chảo, có đường cất hạ cánh ngắn nên không khai thác được các máy bay quân sự lớn. Do đó sân bay Nà Sản trở thành sân bay chiến lược, quan trọng nhất của cả khu vực Tây Bắc" - ông Minh cho hay.
Bên cạnh vai trò về quân sự, Cảng hàng không Nà Sản còn đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của địa phương, tạo đột phá về hạ tầng giao thông, giúp kết nối Sơn La với cực phát triển trong cả nước, thu hút các nhà đầu tư trong và ngoài nước trong bối cảnh tỉnh Sơn La đang đẩy mạnh phát triển các sản phẩm du lịch, xuất khẩu nông sản...
Theo lý giải của lãnh đạo tỉnh Sơn La, việc phải di chuyển gần 4 giờ (hơn 150km) để đến Cảng hàng không Điện Biên hoặc di chuyển gần 7 giờ (hơn 300km) để đến Cảng hàng không Nội Bài là rào cản rất lớn trong việc thu hút khách du lịch và các nhà đầu tư đến với tỉnh Sơn La. Cảng hàng không Nà Sản được xác định là động lực phát triển của địa phương, đang thực hiện tích hợp vào Quy hoạch tỉnh Sơn La thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050.
Huy động gần 2.300 tỷ đồng
Để thực hiện các quy hoạch nêu trên, thời gian qua UBND tỉnh Sơn La đã chủ động phối hợp với ngành hàng không Việt Nam tích cực nghiên cứu, kêu gọi và đề xuất các phương án xây dựng Cảng hàng không Nà Sản.
Đến nay, theo chỉ đạo của Bộ GTVT, Tổng Công ty Cảng hàng không Việt Nam (ACV) đã hoàn thành Báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án Cảng hàng không Nà Sản, đang hoàn thiện các thủ tục trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư (trong đó tỉnh Sơn La cam kết bố trí kinh phí của địa phương để thực hiện công tác giải phóng mặt bằng (GPMB) của dự án).
UBND tỉnh Sơn La cũng đề nghị Bộ GTVT xem xét tính hiệu quả về kinh tế của riêng Cảng hàng không Nà Sản, quan tâm, xem xét thêm các yếu tố quan trọng khác như: Thúc đẩy phát triển kinh tế địa phương, vùng Tây Bắc; hiệu quả hoạt động của toàn mạng hàng không cả nước; cơ động đảm bảo quốc phòng - an ninh khu vực Tây Bắc. Đặc biệt, cùng với Cảng hàng không Điện Biên trở thành cặp cảng hàng không dự phòng cho nhau trong các trường hợp máy bay không thể hạ cánh do điều kiện thời tiết hoặc các tình huống khẩn cấp về an toàn hàng không.
Liên quan đến nguồn vốn đầu tư sân bay, ông Minh cho rằng có thể huy động kết hợp bằng nhiều nguồn vốn khác nhau như: Ngân sách Trung ương, Ngân sách địa phương, vốn quốc phòng - an ninh, doanh nghiệp và các nguồn vốn hợp pháp khác.
Từ đây, UBND tỉnh Sơn La đề nghị Bộ GTVT quan tâm đưa Cảng hàng không Nà Sản vào Quy hoạch thời kỳ 2021-2030 đồng thời đề nghị bổ sung dự án vào danh mục ưu tiên đầu tư giai đoạn 2021-2030 với tổng mức đầu tư khoảng 2.295 tỷ đồng sử dụng kết hợp các nguồn vốn: Ngân sách trung ương, vốn doanh nghiệp nhà nước (ACV), vốn địa phương (để GPMB) và các nguồn vốn hợp pháp khác.
UBND tỉnh Sơn La cũng đề nghị nghiên cứu xây dựng và ban hành văn bản phân định rõ về quyền sở hữu tàisản đối với các Cảng hàng không sử dụng chung giữa dân dụng và quân sự, tạo thuận lợi cho việc kêu gọi thu hút đầu tư xây dựng cảng hàng không, đảm bảo đồng bộ với các quy định pháp luật về Đất đai, Đầu tư, Quản lý, sử dụng tài sản công, Hàng không dân dụng...
Châu Như Quỳnh/ Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hộ kinh doanh phải sử dụng hóa đơn điện tử
Nghị định 70/2025 của Chính phủ có hiệu lực từ ngày 1/6/2025 quy định việc áp dụng hóa đơn điện tử đối với tất cả hộ và cá nhân kinh doanh.

Doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa ứng phó với cuộc chiến thương mại
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu ngày càng căng thẳng, đặc biệt là chính sách thuế quan của Mỹ mới đây, các doanh nghiệp xuất khẩu Thanh Hóa đang khẩn trương triển khai các biện pháp thích ứng nhằm giảm thiểu tác động tiêu cực.

Doanh nghiệp FDI tin tưởng môi trường đầu tư kinh doanh tại Việt Nam
Trong bối cảnh thương mại toàn cầu có nhiều biến động, các doanh nghiệp FDI đã quyết định đầu tư tại Việt Nam hiện vẫn kiên định với kế hoạch đầu tư của mình.

Phát huy vai trò của doanh nghiệp trong sản xuất nông nghiệp hàng hóa
Với sự tham gia của các doanh nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, những năm qua, Thanh Hóa đã xây dựng được các vùng sản xuất nông nghiệp hàng hóa quy mô lớn, tạo ra các chuỗi liên kết, cung ứng nông sản hiệu quả. Đây là điều kiện quan trọng thúc đẩy phát triển kinh tế nông nghiệp.

Đẩy nhanh tiến độ các dự án giao thông trọng điểm
Dự án đường bộ ven biển, đường 512 nối cao tốc Bắc Nam với Quốc lộ 1A; dự án đường W5 thuộc dự án đô thị động lực Nghi Sơn là ba trong số các dự án giao thông trọng điểm đang triển khai tại Thanh Hóa. Hiện nhà thầu đang tập trung phương tiện, nhân lực đẩy nhanh tiến độ các dự án này.

Tập trung cấp nước phục vụ sản xuất
Do thời tiết nắng nóng, xâm nhập mặn diễn ra tại nhiều địa phương, nên để đảm bảo cấp đủ nước cho hơn 112.000 ha lúa chiêm xuân trổ bông đúng khung lịch thời vụ, các đơn vị thuỷ lợi trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá đã chủ động đắp đập, dự trữ nước trên kênh và vận hành tối đa các trạm bơm tưới khi điều kiện cho phép.

4 tháng đầu năm, Thanh Hoá thu ngân sách ước đạt 16.307 tỷ đồng
4 tháng đầu năm 2025 tổng thu ngân sách nhà nước của tỉnh Thanh Hoá ước đạt 16.307 tỷ đồng, bằng 35,8% dự toán.

Tỉnh Thanh Hóa thu 8.390 tỷ đồng từ hoạt động du lịch
Lũy kế 4 tháng đầu năm, tỉnh Thanh Hoá đã đón hơn 5,2 triệu lượt khách du lịch với tổng doanh thu ước đạt 8.390 tỷ đồng, tăng 13,9% so với cùng kỳ.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 4/2025 đạt hơn 17.000 tỷ đồng
Tháng 4/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.198 tỷ đồng, tăng 11,4% so với cùng kỳ.

Hiệu quả kinh tế từ trồng cây dong riềng
Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa có khoảng 230 ha cây dong riềng. Đây là cây trồng được đánh giá thích hợp với thổ nhưỡng ở một số huyện miền núi do chịu hạn tốt, phù hợp với đất đồi dốc và cho năng xuất, hiệu quả kinh tế cao.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.