ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Vắc-xin sởi-quai bị-rubella giúp chống lại các biến chứng của virus corona?

Theo các nhà khoa học, vắc-xin sởi-quai bị-rubella (MMR) có thể bảo vệ chống lại bệnh Covid-19 nặng.

23/04/2020 14:27
 
Vắc-xin sởi-quai bị-rubella giúp chống lại các biến chứng của virus corona? - 1
 

Nhấn để phóng to ảnh

Nước Anh đang cố gắng phát triển vắc-xin virus corona, nhưng các nhà nghiên cứu cho biết cố gắng tăng cường mức độ bảo vệ bằng một vắc-xin có sẵn có thể giúp tiết kiệm thời gian

Các nhà nghiên cứu tại Đại học Cambridge cho biết vắc-xin MMR có tác dụng bảo vệ vì virus rubella có cấu trúc tương tự SARS-CoV-2.

Họ cũng chỉ ra rằng những người trung niên và cao tuổi ít được tiêm vắc-xin – được giới thiệu vào những năm 1960 - và cũng có nguy cơ cao nhất do virus ​​corona.

Và xét nghiệm máu được thực hiện tại bệnh viện NHS cho thấy những bệnh nhân mắc Covid-19 nặng có vẻ đã phát triển phản ứng miễn dịch “không đặc hiệu” cũng bảo vệ họ khỏi rubella.

Nhóm nghiên cứu không có bằng chứng cho thấy vắc-xin MMR có bất kỳ tác động nào đối với bệnh nhân Covid-19 nhưng cho rằng “cần có một nghiên cứu”.

Nghiên này được đưa ra sau khi chính phủ Anh tuyên bố nước này sẽ bắt đầu thử nghiệm vắc-xin virus corona đầu tiên vào cuối tuần này.

Trong bài báo được xuất bản trực tuyến chưa có bình duyệt, các nhà nghiên cứu Cambridge nói: “Chúng tôi cho rằng vắc-xin MMR sẽ không ngăn ngừa được nhiễm Covid-19 nhưng có khả năng làm giảm hậu quả xấu”.

Nhóm nghiên cứu, dẫn đầu là GS Robin Franklin và TS Yorgo Modis, cho rằng sự tương đồng về cấu trúc giữa virus corona và rubella có thể là một cơ chế giúp vắc-xin có tác dụng bảo vệ.

Khi phân tích hai virus này, họ thấy chúng giống nhau 29% và có "sự tương đồng đã biết" giữa virus corona và virus paramyxo, mà rubella là một tuýp.

Vì thế, người có kháng thể chống lại rubella cũng có thể phần nào kháng lại Covid-19.

Điều này có thể xảy ra nếu cơ thể buộc phải hình thành kháng thể nhắm vào một virus này nhưng cũng có thể bám vào một virus khác.

Nhóm nghiên cứu cho biết các phân tử trên virus corona đã được thấy là gắn với các kháng thể rubella trong các nghiên cứu trước đây.

Trong một nỗ lực để tiếp tục củng cố đề xuất của mình, các nhà khoa học đã chuyển sang nghiên cứu mối liên quan giữa tỷ lệ tiêm chủng và tử vong do Covid-19.

Vắc-xin MMR hiện được tiêm thường quy cho trẻ em ở Anh và khoảng 92% trẻ em nước này hiện được tiêm liều đầu tiên trước ngày sinh nhật thứ hai.

Tuy nhiên, tỷ lệ tiêm chủng khác nhau trên khắp thế giới và MMR là một trong những vắc-xin gây tranh cãi nhất trong cộng đồng những người bài vắc-xin sau khi một nhà khoa học tuyên bố sai lầm rằng nó có liên quan đến bệnh tự kỷ.

MMR được giới thiệu vào năm 1963 tại Anh và những người sinh ra trước đó có thể được tiêm vắc-xin riêng cho ba bệnh hoặc không tiêm.

Những người sinh ra trước thời điểm này - trên 55 tuổi – là nhóm tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất do virus corona, và cũng có thể được cho là có tỷ lệ tiêm chủng thấp nhất.

Ví dụ, ở Anh và xứ Wales, số liệu cho thấy 87% số người chết vì virus corona là trên 65 tuổi.

Tổng cộng có 10.809 người trong số 12.380 nạn nhân được ghi nhận tính đến ngày 10 tháng 4 là quá độ tuổi này và 60% nạn nhân là nam giới.

Họ chỉ ra rằng xu hướng nam giới lớn tuổi có nguy cơ tử vong cao nhất nếu bị nhiễm virus coronavirus có thể được thấy ở Đức, Tây Ban Nha và Ý.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng nam giới lớn tuổi ít có miễn dịch với rubella hơn các nhóm khác.

Các nhà nghiên cứu viết: “Chúng tôi nhận ra rằng những dữ liệu này, ở giai đoạn này, sơ bộ và có một số hạn chế ...

“Tuy nhiên, người già và nam giới dễ tử vong vì Covid-19 hơn, và ít dương tính về miễn dịch đặc hiệu rubella hơn, dựa trên các chương trình tiêm chủng lịch sử của cả ba quốc gia được xem xét trong nghiên cứu này.

“Để kết luận liệu tiêm vắc-xin MMR có thể cải thiện hậu quả nhiễm Covid-19 hay không, cần có một nghiên cứu sử dụng dữ liệu dựa trên cá thể để so sánh trạng thái miễn dịch MMR trong quần thể bị ảnh hưởng”.

Trong một nỗ lực thứ ba để lý giải cho giả thuyết này, GS Franklin và TS Modis cùng các đồng nghiệp đã nghiên cứu các mẫu máu từ các bệnh nhân nhiễm virus corona ở Anh.

Sử dụng mẫu từ các bệnh nhân tại Bệnh viện Đại học Luton và Dunstable, họ đã tìm kiếm các dấu hiệu miễn dịch rubella ở những bệnh nhân bị bệnh nặng và vừa.

Nếu giả thuyết là chính xác, các nhà nghiên cứu dự kiến sẽ thấy mức độ miễn dịch cao hơn ở những bệnh nhân bị bệnh nặng hơn sau khi hồi phục - và đúng là như vậy.

Các nhà nghiên cứu gợi ý rằng các kháng thể mà bệnh nhân hình thành trong trận chiến chống lại Covid-19 phù hợp với kháng thể rubella, có thể chứng minh giả thuyết theo chiều ngược lại - rằng nhiễm virus corona có thể bảo vệ chống lại rubella và ngược lại.

"Tuy chúng tôi chấp nhận rằng xu hướng này có thể đại diện cho tác dụng bảo vệ trước nhiễm trùng đối với nhiễm rubella, song không thể khẳng định điều này", nhóm nghiên cứu viết.

Nhóm nghiên cứu kết luận: “Khi kết hợp với nhau, dữ liệu sơ bộ của chúng tôi ủng hộ giả thuyết rằng tiêm vắc-xin rubella có thể bảo vệ chống lại hậu quả xấu trong nhiễm Covid-19.

“Để xác định xem có việc tiêm vắc-xin MMR có tác động tiềm tàng hay không, cần phải biết tình trạng tiêm chủng của bệnh nhân trẻ bị nhiễm SARS-CoV-2 và mức độ nghiêm trọng của bệnh.

“Nếu có mối liên quan, chúng tôi đề xuất rằng tiêm vắc-xin cho nhóm tuổi "có nguy cơ" bằng vắc-xin MMR nên được coi là biện pháp can thiệp phù hợp và an toàn vào lúc này.

“Chế tạo vắc-xin SARS-CoV-2 sẽ rất khó khăn và có thể cần thời gian mà chúng ta đơn giản là không thể có được.

“Trong khi đó, một số trợ giúp có thể sẵn sàng ngay lập tức cho những người có nhu cầu lớn nhất”.

Nước Anh bắt đầu thử nghiệm vắc-xin trên người

Một vắc-xin Covid-19 do Đại học Oxford phát triển sẽ được thử nghiệm trên người ở Anh.

Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock hôm nay cho biết ông đang “ném mọi thứ“ vào nỗ lực của Anh để phát triển vắc-xin đầu tiên trên thế giới.

Chính phủ sẽ cung cấp cho các nhà khoa học thêm 20 triệu bảng Anh để hỗ trợ cho các thử nghiệm của họ, ông Hancock nói, và thêm 22,5 triệu bảng cho một dự án tại Imperial College London.

Vắc-xin Oxford, được gọi là ChAdOx1 nCoV-19 sẽ được thử nghiệm trên tới 510 người trong nhóm 1.112 người tuổi từ 18 đến 55. Thử nghiệm đang tuyển tình nguyện viên ở London, Bristol, Oxford và Southampton.

Đây là loại vắc-xin đầu tiên do Anh sản xuất được đưa vào thử nghiệm thực tế và mang theo hy vọng to lớn rằng nó sẽ cung cấp chìa khóa để thoát khỏi tình trạng phong tỏa và dập tắt Covid-19.

Virus hiện đã lây nhiễm cho hơn 125.000 người và giết chết 17.339 ở Anh và Anh đang trở thành một trong những quốc gia bị thiệt hại nặng nhất trên thế giới.

Bộ trưởng Hancock cho biết việc phát triển vắc-xin là một "ngành khoa học không chắc chắn" thường mất nhiều năm nhưng khả năng sản xuất sẽ được tăng cường trong trường hợp vắc xin thành công và phù hợp để sử dụng trong cộng đồng.

Thử nghiệm sẽ kéo dài sáu tháng và chỉ giới hạn ở một số ít người để các nhà khoa học có thể đánh giá liệu nó có an toàn và hiệu quả hay không mà không cần sử dụng quá nhiều nguồn lực - mỗi bệnh nhân sẽ phải tái khám từ 4 đến 11 lần sau khi tiêm - và không có nguy cơ số lượng lớn người bị ảnh hưởng xấu nếu có sự cố.

Cẩm Tú/ Dân trí

 


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Glocom: Bệnh lý về mắt gây giảm thị lực không phục hồi

Glocom: Bệnh lý về mắt gây giảm thị lực không phục hồi

08:22 , 19/11/2024

Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.

Bộ Y tế gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc

Bộ Y tế gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc

07:40 , 19/11/2024

Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 361 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, trong đó có 204 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước; số còn lại là thuốc và nguyên liệu làm thuốc nước ngoài.

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi

Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi

07:38 , 19/11/2024

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và địa phương tăng cường phòng, chống bệnh sởi.

Glocom: Bệnh lý thị giác nguy hiểm

Glocom: Bệnh lý thị giác nguy hiểm

18:05 , 18/11/2024

Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.

Dự báo sẽ có hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050

Dự báo sẽ có hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050

16:07 , 18/11/2024

Các nhà nghiên cứu cho biết bệnh cận thị đã ảnh hưởng đến 35% trẻ em trên toàn thế giới và con số này có thể tăng lên 40%, nghĩa là có tới hơn 740 triệu trẻ em mắc bệnh cận thị vào năm 2050.

Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm

Việt Nam đứng đầu các nước Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm

09:23 , 16/11/2024

Trong 2 năm gần đây, mỗi năm Việt Nam thực hiện hơn 1.000 ca ghép tạng, là nước đứng đầu Đông Nam Á về số ca ghép tạng mỗi năm. Thành tựu này thể hiện rõ những tiến bộ vượt bậc về trình độ, kỹ thuật chuyên môn sâu và kinh nghiệm của ngành y tế Việt Nam trong lĩnh vực ghép tạng.

Nghiên cứu đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng

Nghiên cứu đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng

09:21 , 16/11/2024

Theo thống kê của Cục Y tế dự phòng, Bộ Y tế, từ đầu năm đến nay, cả nước ghi nhận khoảng 80.000 trường hợp mắc sốt xuất huyết, trong đó có 12 trường hợp tử vong. Bộ Y tế đang phối hợp các đơn vị tổ chức đánh giá, nghiên cứu để trình Chính phủ nếu phù hợp sẽ đưa vaccine phòng sốt xuất huyết vào chương trình tiêm chủng mở rộng tiêm miễn phí cho dân.

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế, giai đoạn 2021 – 2023

Giám sát việc thực hiện chính sách, pháp luật về Bảo hiểm y tế, giai đoạn 2021 – 2023

19:51 , 15/11/2024

Ngày 15/11, Đoàn giám sát của Ban Văn hóa – Xã hội, Hội đồng Nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện chính sách pháp luật về Bảo hiểm y tế giai đoạn 2021 – 2023 tại huyện Nông Cống và Bệnh viện Nhi Thanh Hóa.

Đái tháo đường: Những điều cần biết

Đái tháo đường: Những điều cần biết

20:27 , 14/11/2024

Đái tháo đường là bệnh lý mạn tính, không lây nhiễm. Tuy nhiên, khi bệnh không kiểm soát được sẽ gây những biến chứng nghiêm trọng làm tăng chi phí y tế và làm giảm chất lượng cuộc sống. Việc trang bị những hiểu biết về bệnh đái tháo đường sẽ giúp phòng tránh hoặc phát hiện sớm, điều trị hiệu quả bệnh ngay từ giai đoạn đầu. Liên quan đến vấn đề này, Đài PT&TH Thanh Hóa đã có cuộc trao đổi với Thầy thuốc Ưu tú, Bác sĩ CKII Hà Khánh Dư, Giám đốc Bệnh viện Nội tiết tỉnh Thanh Hóa.

Tăng nhu cầu nhân lực chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

Tăng nhu cầu nhân lực chăm sóc sức khoẻ người cao tuổi

08:10 , 14/11/2024

Cùng với sự phát triển về kinh tế, tuổi thọ trung bình của người Việt Nam những năm gần đây đã tăng nhanh, đạt mức trên 73 tuổi. Tuy tuổi thọ trung bình tăng nhưng số năm sống khoẻ mạnh trung bình chỉ đạt 64 tuổi do nhiều người cao tuổi phải chung sống với nhiều bệnh lý nền, cản trở rất nhiều trong đời sống, sinh hoạt. Do vậy, nhu cầu về nguồn nhân lực được đào tạo bài bản để chăm sóc sức khoẻ cho người cao tuổi ngày càng lớn.