Vaccine AstraZeneca và công nghệ mRNA ngăn tử vong hiệu quả
Các đánh giá dữ liệu cho thấy 2 liều tiêm vaccine của AstraZeneca và các loại theo công nghệ mRNA có hiệu quả tương đương trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong do Covid-19.
Tại Hội thảo trực tuyến Khu vực châu Á về "Hiệu quả bảo vệ của các vaccine Covid-19" diễn ra mới đây, GS Guy Thwaites - Giám đốc Đơn vị Nghiên cứu Lâm sàng của Đại học Oxford tại Việt Nam, chia sẻ, các loại vaccine phòng Covid-19 có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc bảo vệ mạng sống của người dân cũng như giúp các quốc gia tại khu vực Đông Nam Á phần nào trở lại trạng thái bình thường trong năm vừa qua.
Chương trình đánh giá dữ liệu mới đây của các chuyên gia, lấy từ 79 nghiên cứu đời thực cho thấy hai liều tiêm của các loại vaccine phổ biến nhất hiện nay, bao gồm vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca và các loại vaccine theo công nghệ mRNA, đem lại hiệu quả bảo vệ tương đương nhau trong việc ngăn ngừa nhập viện và tử vong do Covid-19.
Cụ thể, các loại vaccine này đều có khả năng bảo vệ tương đương nhau (không có khác biệt về thống kê) trước nguy cơ nhập viện (91,3% - 92,5%) và nguy cơ tử vong (91,4% - 93,3%) bất kể ở độ tuổi nào.
GS Guy Thwaites đánh giá, đây là thông tin quan trọng đối với các nhà hoạch định chính sách trong khu vực, trong quá trình họ cân nhắc kế hoạch triển khai tối ưu chương trình tiêm vaccine phòng Covid-19 cho người dân mỗi nước trong 12 tháng tới.
"Mặc dù những dữ liệu đời thực có sẵn tại thời điểm đánh giá chỉ bao gồm biến thể Delta và các biến thể trước đó, nhưng các số liệu gần đây cũng cho thấy kết quả tương tự đối với những hệ quả nghiêm trọng của Covid-19 do biến thể Omicron" chuyên gia cho biết.
Theo PGS.TS Đỗ Văn Dũng, Trưởng khoa Y tế Công cộng, Đại học Y Dược TPHCM, khả năng bảo vệ cơ thể trước các diễn tiến nghiêm trọng của Covid-19 là thước đo quan trọng nhất để đánh giá hiệu quả vaccine Covid-19.
"Sau tiêm chủng, mức độ kháng thể trong máu sẽ giảm dần theo thời gian, nhưng những cơ chế bảo vệ khác của cơ thể không bị suy giảm nhanh như vậy. Chúng sẽ giúp cơ thể chống đỡ sau khi bị virus xâm nhập, từ đó giảm nguy cơ dẫn tới các hệ quả nghiêm trọng. Giờ đây, chúng ta có thể yên tâm hơn khi thấy rằng hiệu quả ngăn ngừa nhập viện và tử vong là tương đương ở các loại vaccine phòng Covid-19 hiện đang được sử dụng rộng rãi nhất", PGS Dũng đánh giá.
Vaccine của AstraZeneca là một loại vaccine "véc tơ virus', có nghĩa là sử dụng một phiên bản không thể gây bệnh của virus làm một phần của vaccine, dạy cơ thể cách phòng chống bệnh nếu sau đó bị phơi nhiễm với virus thật. Các nhà khoa học đã sử dụng công nghệ vaccine này trong suốt 40 năm qua để phòng ngừa các bệnh truyền nhiễm khác như cúm, Zika, Ebola và HIV.
Được biết, hiện vaccine phòng Covid-19 của AstraZeneca đã cung ứng hơn 2,9 tỷ liều tới hơn 180 quốc gia, trong đó khoảng hai phần ba số liều đã được chuyển tới những quốc gia có thu nhập thấp và trung bình thấp. Ước tính vaccine của AstraZeneca đã giúp phòng ngừa 50 triệu ca nhiễm Covid-19; 5 triệu ca nhập viện, đồng thời giúp bảo toàn tính mạng của hơn một triệu người.
Đến nay Việt Nam đã tiếp nhận hơn 239 triệu liều vaccine phòng Covid-19, trong đó vaccine công nghệ mRNA có số lượng nhiều nhất, tiếp đến là vaccine AstraZeneca và các loại vaccine khác.
Đến ngày 4/5, Việt Nam đã tiêm hơn 215 triệu liều vaccine phòng Covid-19, trong đó:
- Số liều tiêm cho người từ 18 tuổi trở lên là 196.089.135 liều.
- Số liều tiêm cho trẻ từ 12-17 tuổi là 17.377.112 liều.
- Số liều tiêm cho trẻ từ 5-11 tuổi là 1.555.804 liều.
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Bộ Y tế bỏ quy định phân chia danh mục thuốc bảo hiểm y tế theo hạng bệnh viện
Để tạo thuận lợi cho người tham gia bảo hiểm y tế và cơ sở khám chữa bệnh, Bộ Y tế đã ban hành thông tư số 37 quy định về khám chữa bệnh bảo hiểm y tế. Đáng chú ý, thông tư bỏ quy định phân chia danh mục thuốc theo hạng bệnh viện. Thông tư có hiệu lực từ ngày 1/1/2025.
Bộ Y tế chấn chỉnh hoạt động của các cơ sở làm đẹp
Sau hàng loạt sai phạm về làm đẹp không phép và xuất hiện hiện tượng mạo danh bác sỹ, mạo danh bệnh viện để lừa đảo người dân. Mới đây, Cục Quản lý Khám, chữa bệnh đã có văn bản gửi Sở Y tế các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương yêu cầu chấn chỉnh hoạt động khám bệnh chữa bệnh chuyên khoa phẫu thuật, tạo hình và cơ sở làm đẹp.
Chăm sóc sức khỏe răng miệng đúng cách
Theo các bác sĩ, sức khỏe răng miệng kém có thể dẫn đến các bệnh lý như tim mạch, tiểu đường và các vấn đề về hô hấp. Do đó, chăm sóc răng miệng đúng cách là rất cần thiết để phòng ngừa và hạn chế được các bệnh về răng hàm mặt, giúp bảo vệ sức khoẻ và mang lại sự tự tin.
Cảnh báo nguy cơ bệnh đái tháo đường ở trẻ
Khoa Nhi - Bệnh viện Đa khoa Xuyên Á Tây Ninh vừa tiếp nhận 2 nữ sinh nhập viện cấp cứu trong tình trạng nguy kịch do đường huyết tăng quá cao.
Bộ Y tế điều chỉnh giá khám chữa bệnh theo lương cơ sở mới 2,34 triệu đồng
Bộ Y tế vừa ban hành Thông tư 21/2024/TT-BYT quy định phương pháp định giá dịch vụ khám bệnh, chữa bệnh và điều chỉnh giá khám bệnh, chữa bệnh theo mức lương cơ sở quy định tại Nghị định 73/2024/NĐ-CP.
Việt Nam tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng
Theo Bộ Y tế, hiện nay Việt Nam đang tiếp tục đối mặt với tình trạng kháng thuốc gia tăng. Đây được xem là mối đe dọa sức khỏe và sự phát triển toàn cầu.
Nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh ngành y tế
Ngày 19/11, Sở Y tế tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức hội nghị cải thiện, nâng cao chỉ số năng lực cạnh tranh cấp sở năm 2024 và đối thoại doanh nghiệp.
Glocom: Bệnh lý về mắt gây giảm thị lực không phục hồi
Glocom là bệnh lý thị giác, đứng thứ hai trong các nguyên nhân gây mù loà. Những tổn thương do bệnh glocom là không có khả năng hồi phục. Vì vậy, việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời rất quan trọng.
Bộ Y tế gia hạn gần 400 thuốc, nguyên liệu làm thuốc
Cục Quản lý Dược, Bộ Y tế vừa quyết định gia hạn giấy đăng ký lưu hành cho 361 thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước và nước ngoài, trong đó có 204 loại thuốc, nguyên liệu làm thuốc sản xuất trong nước; số còn lại là thuốc và nguyên liệu làm thuốc nước ngoài.
Thủ tướng yêu cầu tăng cường các biện pháp phòng, chống bệnh sởi
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Công điện yêu cầu các bộ, cơ quan liên quan và địa phương tăng cường phòng, chống bệnh sởi.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.