Vải thiều xuất khẩu sang Trung Quốc giá chỉ khoảng 9.200 đồng/kg
Niên vụ 2018, Việt Nam xuất khẩu vải tươi sang Trung Quốc đạt hơn 83.500 tấn với trị giá hơn 33,9 triệu USD, tương đương khoảng 9.200 đồng/kg.
Theo số liệu thống kê sơ bộ của Tổng cục Hải quan trong niên vụ năm 2018, các doanh nghiệp Việt Nam đã xuất khẩu hơn 92.000 tấn vải (bao gồm vải tươi và vải sấy khô) với trị giá đạt hơn 40,8 triệu USD, tăng mạnh 172% về lượng và tăng mạnh 126% về trị giá so với kết quả đạt được trong niên vụ năm 2017.
![]() |
Trong đó, xuất khẩu vải tươi đạt hơn 75.000 tấn (chiếm 81,5% về mặt lượng), trị giá đạt 30,9 triệu USD; trong khi đó vải sấy khô đạt hơn 17 nghìn tấn với trị giá là hơn 9,9 triệu USD.
Trong niên vụ năm 2018, quả vải của Việt Nam đã có mặt tại 27 quốc gia, vùng lãnh thổ trên thế giới, nhiều hơn so với niên vụ 2017 (chỉ là 19 quốc gia, vùng lãnh thổ). Các thị trường mà quả vải các loại của Việt Nam có mặt trong niên vụ 2018 bao gồm: Trung Quốc, Tiểu Vương quốc Ả rập Thống nhất, Australia, Saudi Arabia, Canada, Lào, Anh, Bahrain, Malaysia, Thổ Nhĩ Kỳ, Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan, Thái Lan, Bỉ, Hoa Kỳ, Norway, Đức, Pháp, Nga, Thụy Sĩ, Oman, Kuwait, Thụy Điển, Ireland, Singapore và Campuchia.
Cụ thể, lượng xuất khẩu quả vải trong niên vụ 2018 sang Trung Quốc đạt hơn 83,5 nghìn tấn với trị giá là hơn 33,9 triệu USD, tăng mạnh 151% về lượng và tăng 91% về trị giá so với niên vụ 2017. Riêng lượng vải xuất khẩu sang thị trường Trung Quốc đã chiếm tới 90,7% tổng lượng xuất khẩu vải của cả nước trong niên vụ này. Như vậy, nếu tính theo tỷ giá VND/USD 22.666 đồng/USD thì giá quả vải tươi Việt Nam bán cho Trung Quốc niên vụ 2018 chỉ khoảng hơn 9.200 đồng/kg.
Thống kê của Tổng cục Hải quan cho thấy số lượng doanh nghiệp tham gia vào hoạt động xuất khẩu quả vải trong niên vụ 2018 cũng tăng đáng kể, cao gấp hai lần so với niên vụ 2017. Cụ thể trong niên vụ năm nay, có tới 97 doanh nghiệp tham gia xuất khẩu, trong khi đó con số này của năm 2017 chỉ là 44 doanh nghiệp.
Trong niên vụ vừa qua, xuất khẩu quả vải của Việt Nam được đăng kí tờ khai xuất khẩu ở khu vực của khẩu của Lạng Sơn, Lào Cai và Hà Giang. Vải các loại chủ yếu được xuất khẩu theo phương thức vận tải đường bộ và chỉ có một lượng rất ít vải xuất khẩu qua đường hàng không.
Theo Hà Trần/VOV.VN
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền vượt chỉ tiêu 25%
Cục Thuế - Bộ Tài chính cho biết: Hóa đơn điện tử từ máy tính tiền đã vượt chỉ tiêu 25%. Đây được xem là bước tiến quan trọng trong hiện đại hóa ngành thuế, mang lại lợi ích thiết thực cho cả người dân và cơ quan quản lý.

Ngành da giày chủ động ứng phó thách thức nửa cuối năm
6 tháng đầu năm 2025, xuất khẩu da giày Việt Nam đã thu về gần 14 tỷ USD, tăng trưởng 12%. Tuy nhiên, 6 tháng cuối năm thực sự là chặng đường đầy thách thức khi hai thị trường xuất khẩu chính: Mỹ và EU đều đang đặt ra yêu cầu về sản xuất xanh hơn và nguồn gốc nguyên liệu.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%
Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.