Văn hóa soi đường quốc dân đi
Ra đời cách đây 80 năm, Đề cương về văn hóa Việt Nam là cương lĩnh đầu tiên của Đảng về văn hóa, là nền tảng tư tưởng, ngọn đuốc soi sáng sự nghiệp xây dựng nền văn hóa tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc. Những sự kiện, triển lãm với chủ đề “Văn hóa soi đường cho quốc dân đi” đã giới thiệu tới người xem những tư liệu đặc biệt, làm rõ giá trị quan trọng của văn kiện lịch sử đối với sự vận động và phát triển của nền văn hóa đất nước nói chung, tỉnh Thanh Hoá nói riêng.
Đề cương về văn hóa Việt Nam do Tổng Bí thư Trường Chinh khởi thảo, được thông qua tại Hội nghị Ban Thường vụ Trung ương Đảng tổ chức tháng 2/1943 là một văn kiện quan trọng, mang nhiều ý nghĩa. Là cương lĩnh đầu tiên, tuyên ngôn khai sáng của Đảng ta về một nền văn hóa dân tộc, khoa học, đại chúng, Đề cương về văn hóa Việt Nam khẳng định vị trí, vai trò, tầm quan trọng của văn hóa trong sự nghiệp cách mạng của dân tộc.

Sau 80 năm, những tư tưởng của "Đề cương về văn hóa Việt Nam" vẫn còn nguyên giá trị, góp phần định hướng cho sự nghiệp xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước trong quá trình hội nhập quốc tế.
Bà Vũ Thị Bích Liên, Phó trưởng phòng Nghiệp vụ Triển lãm, Trung tâm Triển lãm, Hội chợ, Quảng cáo
Được tổ chức thành chuỗi sự kiện, triển lãm "Văn hoá soi đường cho quốc dân đi" giới thiệu tới người xem hơn 200 bức ảnh quý, là những tư liệu khẳng định vị thế, tầm quan trọng đặc biệt của văn hóa, con người Việt Nam trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc; khắc họa rõ nét những tư tưởng của Chủ tịch Hồ Chí Minh về phát triển văn hóa. Đồng thời, giới thiệu những thành tựu về văn hóa của tỉnh Thanh Hóa trong 80 năm qua, đặc biệt là trong hơn 35 năm đổi mới.

Được bố cục thành hai phần: phần thứ nhất là "Chủ tịch Hồ chí Minh với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam"; phần thứ hai là "Văn hóa - Nguồn lực nội sinh, động lực phát triển tỉnh Thanh Hóa văn minh, giàu đẹp"; triển lãm như một lời kể về câu chuyện quá khứ hào hùng của dân tộc, để từ đó liên tưởng đến những câu chuyện của hiện tại. Nếu như những bức ảnh tư liệu về "Chủ tịch Hồ chí Minh với sự nghiệp phát triển văn hóa Việt Nam" cho thấy sự quan tâm của Chủ tịch Hồ Chí Minh với văn hóa dân tộc, dẫn dắt, định hướng việc xây dựng, phát triển, nâng cao tầm vóc nền văn hóa Việt Nam thì những bức ảnh thành tựu về văn hóa của tỉnh Thanh Hóa lại đem đến cho người xem niềm tự hào về sự đa sắc màu của văn hóa vùng miền, tiềm năng to lớn trong việc phát huy những giá trị văn hóa dân tộc, là điều kiện cần thiết để xứ Thanh phát triển, vươn tới khát vọng thịnh vượng, văn minh.



Không bó hẹp tại một địa điểm, triển lãm với chủ đề "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" đã được thực hiện tại nhiều không gian mở, giúp người xem cảm nhận sâu sắc ý nghĩa của các di sản ông cha để lại. Những hình ảnh giản dị có thể phản ánh giá trị văn hóa dân tộc lớn lao. Từ đó, mỗi người dân đặt ra trách nhiệm cho mình là phải làm thế nào để lan tỏa nét đẹp văn hóa đó một cách sâu rộng, tuyên truyền cho người dân để người dân hiểu giá trị văn hóa Việt Nam.
Sinh thời, Chủ tịch Hồ Chí Minh luôn nhấn mạnh vai trò quan trọng của văn hóa, đó là văn hóa phải được coi trọng ngang hàng với kinh tế, chính trị, xã hội. Tại hội nghị văn hóa toàn quốc tổ chức ngày 24/11/1946, trong diễn văn khai mạc, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã chỉ rõ: "Văn hóa phải soi đường cho quốc dân đi." Lời dạy của Người đã trở thành kim chỉ nam xuyên suốt quá trình phát triển văn hóa Việt Nam, trong sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc và xây dựng đất nước, đặc biệt có giá trị sâu sắc đối với sự nghiệp đổi mới đất nước, trong bối cảnh Việt Nam đang hội nhập quốc tế ngày càng sâu rộng, mạnh mẽ như ngày nay.

Tham quan những tư liệu ảnh tại triển lãm "Văn hóa soi đường cho quốc dân đi" là dịp để mỗi người dân thêm trân trọng, tự hào hơn về truyền thống và những đóng góp của văn hoá đối với sự nghiệp giải phóng, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Sau 80 năm, nền văn hóa Việt Nam phát triển theo quan điểm dân tộc, khoa học, đại chúng trong mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và trở thành nguồn lực nôi sinh để phát triển đất nước. Với nguồn lực đó, Thanh Hóa hôm nay đang tự tin vững bước hướng tới tương lai và sẽ sớm trở thành một cực tăng trưởng mới ở phía Bắc của Tổ quốc, hiện thực hoá khát vọng phồn vinh, thịnh vượng.

Danh tướng Nguyễn Xí – Khai quốc công thần triều Hậu Lê
Danh tướng Nguyễn Xí, sinh năm 1397, mất năm 1465, là một trong những khai quốc công thần triều Lê, có công lớn trong việc đánh tan quân Minh giải phóng đất nước ở thế kỷ 15. Sau khi ông mất, ghi nhớ công lao to lớn của ông, vua Lê Thánh Tông đã truy tặng ông tước Thái Sư Cương Quốc Công và cho lập Đền thờ ông tại quê nhà.

Thanh Hóa đẩy mạnh kích cầu du lịch những tháng cuối năm
Cuối năm, du lịch biển sẽ không còn là sản phẩm thế mạnh của Thanh Hóa. Tuy nhiên, du lịch Thanh Hóa được dự báo sẽ tiếp tục thu hút khách trong những tháng cuối năm, nhất là vào những đợt cao điểm như: giáng sinh, tết dương lịch.

Khởi động sân chơi truyền hình Âm vang Xứ Thanh năm thứ 18
Sáng ngày 28/9, Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa đã tổ chức họp tổng kết sân chơi truyền hình Âm vang Xứ Thanh năm thứ 17 và triển khai kế hoạch khởi động sân chơi hấp dẫn này trong năm thứ 18.

Son Bá Mười phát triển du lịch cộng đồng
Ba bản Son, Bá, Mười, thuộc xã Lũng Cao, huyện Bá Thước được mệnh danh là “Sa Pa trong lòng xứ Thanh”. Các bản này có thời tiết quanh năm mát mẻ, phong cảnh thiên nhiên hoang sơ, kỳ thú, thuận lợi để trở thành điểm du lịch nổi bật của khu vực miền núi Thanh Hóa. Hiện nay, người dân tại đây đang bắt tay vào phát triển du lịch cộng đồng và bước đầu đạt được những kết quả nhất định.

Các bảo vật quốc gia tại Khu di tích Lam Kinh
Lam Kinh - cố đô của nhà Hậu Lê - là nơi chứa đựng những giá trị văn hóa, lịch sử to lớn, nơi lưu giữ dấu tích của một trong những triều đại thịnh trị bậc nhất trong lịch sử dân tộc. Hiện nay, tại Khu di tích này vẫn còn nhiều hiện vật quý, trong đó tiêu biểu nhất là 5 tấm văn bia, đã được công nhận là bảo vật quốc gia.

Phát huy giá trị Di tích lịch sử Lam Kinh xứng tầm Di tích quốc gia đặc biệt
Năm 2012, Khu di tích Lam Kinh đã được công nhận là Di tích quốc gia đặc biệt. Những năm qua, công tác bảo tồn, phát huy giá trị di tích lịch sử Lam Kinh luôn được Đảng, Nhà nước và tỉnh Thanh Hóa quan tâm, thể hiện sự tri ân sâu sắc đối với công lao to lớn của các bậc tiền nhân trong lịch sử dân tộc. Với bề dày lịch sử, văn hóa và vẻ đẹp thiên nhiên, giờ đây, Lam Kinh đang trở thành một trong những điểm đến văn hóa, tâm linh hấp dẫn bậc nhất của xứ Thanh.

Ngày hội truyền thống Văn công chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa gắn với ngày Sân khấu Việt Nam năm 2023
Sáng ngày 26/9, Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch Thanh Hóa tổ chức Ngày hội truyền thống Văn công chuyên nghiệp tỉnh Thanh Hóa gắn với ngày Sân khấu Việt Nam năm 2023. Đồng chí Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch Ủy ban Nhân dân (UBND) tỉnh; đại diện lãnh đạo các ban, sở, ngành cùng đông đảo văn, nghệ sĩ trên địa bàn tỉnh tới dự.

Lễ phát động cuộc thi "Sáng tác mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng"
Chiều 25/9, UBND tỉnh Thanh Hóa đã tổ chức Lễ phát động cuộc thi "Sáng tác mẫu phác thảo tượng đài Bà Triệu chất liệu đồng".

Việt Nam là điểm đến hàng đầu của du khách châu Á - Thái Bình Dương
Việt Nam đang tiếp tục củng cố trở thành điểm đến quốc tế được ưu tiên hàng đầu khi thu hút được nhiều sự quan tâm từ du khách quốc tế.

Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương
Chiều 22/9, trường Đại học Hồng Đức, tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Cơ quan trao đổi Hàn lâm Đức (DAAD) tổ chức Hội thảo quốc tế "Phát triển du lịch gắn với phát triển kinh tế - xã hội của địa phương".
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.