văn hóa vật thể
Những nét mới trong lễ hội truyền thống vùng cao
Miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa là nơi sinh sống của gần 1 triệu người, chủ yếu là đồng bào các dân tộc thiểu số như: Mường, Thái, Mông, Khơ Mú, Thổ, Dao… Mỗi dân tộc có những nét văn hóa, tín ngưỡng, phong tục, tập quán khác nhau. Mỗi dân tộc, hoặc một nhóm cộng đồng các dân tộc cũng có những lễ hội truyền thống đặc trưng. Trong quá trình phát triển, nhiều lễ hội truyền thống ở miền núi Thanh Hóa đã và đang có sự tiếp nhận, biến đổi, kết hợp giữa các yếu tố truyền thống và đương đại để phù hợp với mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội của mỗi địa phương, theo định hướng của Đảng và Nhà nước ta về phát triển văn hóa, con người thời kỳ hội nhập, phát triển.
Triển lãm trưng bày hình ảnh các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể tỉnh Thanh Hóa
Trong khuôn khổ Lễ đón nhận Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia và Lễ hội Đền Bà Triệu năm 2023, nhân kỷ niệm 1775 năm ngày mất Anh hùng dân tộc Triệu Thị Trinh, từ ngày 6/3, tại Khu di tích Quốc gia đền Bà Triệu diễn ra triển lãm trưng bày một số hình ảnh giới thiệu về các di sản văn hóa vật thể, phi vật thể của tỉnh Thanh Hóa. Triển lãm đã thu hút đông đảo người dân và du khách đến tham quan, tìm hiểu.
Du lịch về nguồn: Đánh thức di sản
Hai tháng năm 2023, du lịch trong nước có nhiều khởi sắc. Đặc biệt là các lễ hội truyền thống được tổ chức với quy mô lớn, thay vì phải thu gọn như những năm trước do dịch COVID-19 đã được kiểm soát.