ĐÀI PHÁT THANH VÀ TRUYỀN HÌNH THANH HÓA

Thanh Hoa Radio and Television
Đường dây nóng: 0237 3721150

Văn nghệ ở vùng tâm dịch

Những tháng ngày qua, cả nước căng mình chống đại dịch Covid-19 - kẻ thù cực kỳ nguy hiểm mà vô hình. Cuộc sống thường ngày vốn luôn sôi động bỗng trầm lặng xuống với không ít nỗi lo và sự ám ảnh, chờ đợi.

15/09/2021 08:17
Một cảnh trong vở "Cuộc chiến Covid" của Sân khấu Lệ Ngọc. Ảnh: Sân khấu Lệ Ngọc

Cùng với sự vào cuộc quyết liệt, kịp thời của cả hệ thống chính trị, các tổ chức xã hội và đông đảo người dân, hàng vạn cán bộ ngành y, bộ đội, công an, những người tình nguyện đã lên đường vào nam chống dịch. Trước thách thức khắc nghiệt đó, mỗi người dân đất Việt càng siết chặt tay nhau, trụ vững và luôn giữ niềm tin chiến thắng.

Thật bất ngờ, đáp lại sự mong đợi và khát khao ấy, những tháng ngày qua, hàng trăm, hàng nghìn sáng tác văn học, nghệ thuật đã đồng loạt ra đời và lan tỏa trong cả nước, trên báo, đài truyền hình, phát thanh ở Trung ương và địa phương, trên các nền tảng mạng xã hội… Cuộc sống với những thử thách cam go bỗng bừng sáng lên với một niềm tự tin, tình yêu thương và sức cổ vũ, vẫy gọi toát lên từ những sáng tác giàu tâm huyết và sự chân thành từ đáy lòng những người sáng tạo - văn nghệ sĩ. Tôi không thể kể hết ra đây, song những gì đã được nghe, nhìn, đọc, thấy cũng đủ để cảm nhận về một sức sống mãnh liệt, giàu nhiệt huyết của một cao trào sáng tạo tự nguyện ấy. Thật là ấm lòng, tràn ngập tình yêu thương, tự hào về mảnh đất và con người ở Sài Gòn - Thành phố Hồ Chí Minh qua các ca khúc đằm thắm và giàu nhạc điệu như MV "Sài Gòn thương", "Sài Gòn đẹp lắm" hay "Sống như tia nắng mặt trời"… Sài Gòn đang gồng mình chống Covid-19 đấy và đang chịu nhiều mất mát, đau thương, song vang lên trong các ca khúc đó là tình yêu con người, quê hương, đất nước, là sự vẫy gọi con người vươn lên, trụ vững trước mọi thử thách.

Như một truyền thống đã có từ nghìn năm, mỗi lúc dân tộc đang phải đương đầu với những thách thức sống còn, nhà văn, văn học lại lập tức nhập cuộc, tự nguyện đứng trong đội ngũ chiến sĩ - công dân, "không ngồi yên được, phải đi vào tâm dịch" (như tâm sự của nhà văn Trần Nhã Thụy - đại diện của Nhà xuất bản Hội Nhà văn khu vực phía nam) để viết - viết cái thật, cái kiên cường, cái tình người cao đẹp và viết cái thật của chính lòng mình. Hàng trăm bài bút ký, ký sự, ghi chép, thơ, truyện đã ra đời… của các thế hệ nhà văn, từ những cây bút già dặn, gạo cội, đến những người viết trẻ đều có chung một cảm xúc, một ý nguyện: góp tiếng nói giúp đồng bào, đồng đội mình vững vàng vượt qua thử thách. Thật xúc động khi nghe những lời tâm sự gan ruột của nhà văn Y Ban khi viết "Nhật ký nhà văn" - viết về những gì quanh mình nhưng chính là viết hết mực chân thành "những tấm lòng cao cả" trong dịch bệnh. Cũng thật bất ngờ và cảm động khi biết TS Cù Thu Hương, từ Pháp trở về nước, chứng kiến nỗi đau, sự kiên cường, lạc quan, tình người của đồng bào mình và đã viết tác phẩm "Paris+14". Thật là, "cuộc chiến này không của riêng ai". Hàng trăm nhà thơ, cả chuyên nghiệp và không chuyên đã tham gia cuộc vận động sáng tác thơ về đất và người phương nam chống dịch.

Những tác phẩm giàu chất hiện thực và sức cổ vũ do các nhà điện ảnh, truyền hình đã liên tục được trình chiếu và có sức lan tỏa mạnh mẽ. Rất kịp thời mà vẫn giàu chất nhân văn. Không né tránh những mất mát nhưng tràn đầy niềm tin, sự lạc quan và sức cổ vũ con người trong cuộc chiến cam go chưa có hồi kết. Tôi đã xem hàng chục phim như vậy, không dừng lại ở thể loại báo chí mà đậm sâu chất điện ảnh.

Cùng với những bộ phim truyện kịp thời phản ánh cuộc sống và con người trong cuộc chiến chống Covid-19, sân khấu cũng vào cuộc. Ðoàn kịch Hải Phòng đã nhanh nhạy cho dàn dựng vở "Người trong mắt bão" ngợi ca những con người kiên cường, chịu mọi hy sinh để cứu sống đồng bào mình. Thật bất ngờ mà không gây ngạc nhiên khi biết nhà báo, nhà viết kịch bản Huỳnh Dũng Nhân đã đổi "tay nghề", vẽ tranh cổ động, phục vụ kịp thời cho cuộc chiến. Các họa sĩ thành danh như Thành Chương, Lê Sa Long và cả cháu gái còn ở độ tuổi vị thành niên Nguyễn Ðỗ Chung Anh cũng say sưa vẽ tranh cổ động. Họ muốn góp ngay một tiếng nói nghệ thuật và có lẽ sâu xa hơn, một tấm lòng, vì cuộc chiến đang diễn ra.

Tôi đã được xem nhiều bức ảnh (cả báo chí và nghệ thuật) chụp chân thật, ở nhiều góc độ khác nhau, khẳng định và ngợi ca những con người đang căng mình chịu đựng để vượt qua và chiến thắng trong đại dịch, trong đó, nổi bật hơn cả, làm xúc động sâu sắc người xem là hình ảnh các bác sĩ, điều dưỡng, cán bộ ngành y, bộ đội và công an… Những góc chụp của Ngô Trần Hải An, Minh Hòa,… không chỉ là sự tìm tòi của nghề nghiệp mà là sự nhạy cảm của tấm lòng nghệ sĩ.

Và rồi, đã có những chương trình biểu diễn nghệ thuật chưa từng có tiền lệ đã được tổ chức - biểu diễn không có khán giả trực tiếp ở khán phòng nhà hát. Chương trình "Hát để sẻ chia" đã diễn ra ba lần với sự tham gia tự nguyện của hàng trăm ca sĩ. Ðã có tới hàng trăm diễn viên múa tự nguyện, nhiệt tình đăng ký tham gia Tổ khúc múa "Ánh sáng tâm hồn" khi được biết tổ khúc múa này nhằm mục đích đẹp đẽ và nhân văn: bằng sáng tạo nghệ thuật cổ vũ cho cuộc chiến chống đại dịch Covid-19.

Vừa xem, tiếp nhận các tác phẩm trên, tôi vừa băn khoăn tự hỏi: Phải chăng đây là sự ngẫu nhiên, sự tự phát? Tự răn mình, có lẽ phải suy nghĩ kỹ hơn. Lịch sử văn học, nghệ thuật nước nhà, từ hàng nghìn năm nay, luôn đồng hành cùng lịch sử dân tộc. Ðiều đó như là đặc điểm chung của nhiều nền văn nghệ. Song, lịch sử của chúng ta có những bước ngoặt lớn, những thử thách khốc liệt, đặc biệt khi bị xâm lăng, bị đô hộ, cả dân tộc phải kiên cường chiến đấu giành độc lập, tự do, thống nhất Tổ quốc. Những thời khắc lịch sử đó, văn nghệ, văn nghệ sĩ làm gì? Tôi tự hỏi và tìm câu trả lời bằng chính minh chứng lịch sử. Giặc Ân xâm lược, truyền thuyết người anh hùng Thánh Gióng ra đời. Trận chiến quyết tử trên sông Như Nguyệt có bài thơ thần "Nam quốc Sơn hà". Tham gia đánh tan giặc Minh, buộc chúng phải đầu hàng có những bức thư hào sảng, đầy niềm tin chiến thắng trở thành một sức mạnh, một loại "vũ khí" của Nguyễn Trãi. Không thể trực tiếp tham gia cuộc khởi nghĩa hào hùng chống thực dân Pháp của đồng bào Nam Bộ, nhà thơ mù giàu lòng yêu nước Nguyễn Ðình Chiểu đã dùng tài năng sáng tạo của mình để "chỉ đạo" và "đâm mấy thằng gian bút chẳng tà"… Nhớ lại lịch sử chưa xa, khi cả nước ra trận đánh thực dân Pháp, đánh đế quốc Mỹ, cả nền văn nghệ của chúng ta, các thế hệ văn nghệ sĩ - chiến sĩ cùng ra trận. Không chỉ là đồng hành, là người trong cuộc, mà còn tự nguyện trở thành sức mạnh đặc biệt cổ vũ, vẫy gọi con người trụ vững, kiên cường chiến đấu vì chiến thắng. Nhà văn Hữu Mai, người đã sống và viết trọn vẹn trong những năm kháng chiến chống thực dân Pháp và chống đế quốc Mỹ đã chân thành tâm sự: "Tôi chỉ mong ghi lại một cách trung thực, càng nhiều càng tốt, những gì đã biết về một thời kỳ lịch sử hiếm có, rất đẹp, rất phong phú của dân tộc mà mình đã may mắn vừa là nhân chứng, vừa là người trong cuộc". Còn nhà thơ Nguyễn Khoa Ðiềm đã đúc kết: "Tấm lòng", đó là tâm hồn tác giả trên từng trang sách… thiếu đi tấm lòng nhân hậu, cao thượng thì vẫn chưa thể có văn hay".

Tôi nghĩ, không hiểu có thật chính xác không, những ngày này không phải chiến tranh, nhưng chúng ta "chống dịch như chống giặc", cả dân tộc đang đứng trước những thách thức khốc liệt, chưa từng có, phải hy sinh, đoàn kết, kiên cường chịu đựng và vượt qua. Trong tâm thế đó của toàn dân tộc, văn nghệ của chúng ta lại một lần nữa "ra trận", làm người đồng hành, người trong cuộc, người cổ vũ, như những thời kỳ lịch sử đặc biệt nghìn năm qua. Như cha anh mình trước đây, họ hiểu rõ trong các cuộc chiến này luôn đan xen cái thiện và ác, cái đẹp và xấu, cái cao thượng và thấp hèn… Họ rất tỉnh táo, nhưng khi nhìn nhận hiện thực, họ tự tin khẳng định ngợi ca dòng mạch chính của cuộc chiến đấu, đó là cái tốt, cái đẹp, cái anh hùng, cái cao thượng. Ðó là hiện thực và đó còn là ý thức công dân, tình yêu đất nước, khát vọng bảo vệ những người đang hy sinh, chiến đấu vì chiến thắng. Thời gian có thể sàng lọc, nhưng cái đặc trưng của văn nghệ thời kỳ đặc biệt này sẽ đi vào lịch sử văn nghệ nước nhà một quy luật tự nhiên, như một dấu ấn đặc biệt.

Khi viết đến các dòng trên, tôi tạm dừng bút, bật ti-vi nghe tin tức về dịch Covid-19. Bỗng xuất hiện hình ảnh khoảng dăm bảy chục diễn viên hát Quốc ca. Chao ôi, bài Quốc ca trầm hùng, hào sảng, ấm áp xuyên thấm vào lòng người. Họ hát từ trái tim, từ tấm lòng, từ tình yêu. Ðã bao lần hát và nghe Quốc ca, mà tối nay, chúng tôi đã không cầm được nước mắt. Như cảm thấy có thêm sức mạnh. Tổ quốc trong tim tất cả chúng ta.

Theo Báo Nhân Dân


Ý kiến bạn đọc

Xem thêm bình luận

Đọc thêm

Để Sầm Sơn bốn mùa biển hát

Để Sầm Sơn bốn mùa biển hát

17:00 , 26/04/2024

Từ xa xưa, Sầm Sơn đã nổi danh bởi cảnh sắc thiên nhiên tươi đẹp, là nơi "hội sơn, tụ thủy" và là nơi nghỉ mát lý tưởng cho mục tiêu phục hồi sức khỏe. Trải qua chiều dài lịch sử, Sầm Sơn vẫn chỉ thu hút khách du lịch vào mùa hè, chưa xứng tầm với những gì thiên nhiên đã ban tặng.

Du lịch Thanh Hóa những sắc màu rực rỡ

Du lịch Thanh Hóa những sắc màu rực rỡ

13:37 , 26/04/2024

Là vùng đất “địa linh nhân kiệt”, quê hương của “Tam vương, nhị chúa”, của văn hiến và khoa bảng, suốt chiều dài lịch sử phát triển của dân tộc Việt Nam, Thanh Hóa là nơi có vị trí chiến lược đặc biệt quan trọng, có những đóng góp mang dấu ấn lịch sử to lớn trong công cuộc đấu tranh dựng nước và giữ nước của dân tộc. Hiếm có nơi nào trên dải đất hình chữ S hội tụ được nhiều giá trị hòa quyện mang tính huyền thoại giữa cảnh quan thiên nhiên tươi đẹp, hùng vĩ với truyền thống văn hóa, lịch sử như xứ Thanh.

Các khu, điểm du lịch miền núi Thanh Hóa sẵn sàng đón khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

Các khu, điểm du lịch miền núi Thanh Hóa sẵn sàng đón khách du lịch trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5

08:10 , 26/04/2024

Kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5 năm nay kéo dài 5 ngày là cao điểm để các địa phương đón lượng lớn khách du lịch và mở đầu cho mùa du lịch hè 2024. Đến thời điểm này, các huyện miền núi trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã chỉ đạo các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh dịch vụ du lịch chuẩn bị đầy đủ mọi điều kiện về cơ sở vật chất, nhân lực để đón tiếp và phục vụ du khách trong và ngoài tỉnh.

Huyện Bá Thước bảo tồn văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch

Huyện Bá Thước bảo tồn văn hóa, làng nghề gắn với phát triển du lịch

07:39 , 26/04/2024

Để thực hiện có hiệu quả chương trình phát triển du lịch mà Nghị quyết đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XXIII đã đề ra, huyện Bá Thước xác định việc bảo tồn, phát huy các giá trị văn hóa và làng nghề gắn với phát triển du lịch là một trong những giải pháp quan trọng. Chính vì vậy, năm 2021, Ủy ban Nhân dân huyện đã xây dựng và ban hành Kế hoạch số 129 năm 2021 về phát triển du lịch gắn với phát huy các giá trị văn hóa trên địa bàn huyện Bá Thước giai đoạn 2021 - 2025 và những năm tiếp theo.

Phát động chương trình kích cầu du lịch trên cả nước

Phát động chương trình kích cầu du lịch trên cả nước

07:00 , 26/04/2024

Bộ Văn hoá - Thể thao & Du lịch vừa ban hành văn bản số 1654 gửi UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương về việc triển khai hoạt động kích cầu du lịch nội địa năm 2024.

Bức tranh Panorama - Tái hiện sinh động, hào hùng chiến dịch Điện Biên Phủ

Bức tranh Panorama - Tái hiện sinh động, hào hùng chiến dịch Điện Biên Phủ

06:40 , 26/04/2024

Bức tranh Panorama được xây dựng tại Bảo tàng Chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ là bức tranh cỡ cực đại, tái hiện toàn bộ chiến dịch Điện Biên Phủ mang nhiều giá trị, đặc biệt là giá trị lịch sử và giá trị văn hóa. Bức tranh không chỉ giúp người xem cảm nhận sâu sắc hơn về Chiến dịch Điện Biên Phủ, mà còn là địa chỉ đỏ để giáo dục truyền thống cách mạng, tinh thần yêu nước, tự hào dân tộc cho các thế hệ, là điểm đến không thể bỏ qua đối với mỗi du khách khi đến với tỉnh Điện Biên.

Chung kết Liên hoan tiếng hát Giai điệu quê hương 
“Thiệu Hóa - Âm vang Trống đồng”

Chung kết Liên hoan tiếng hát Giai điệu quê hương “Thiệu Hóa - Âm vang Trống đồng”

23:04 , 25/04/2024

Nằm trong chuỗi các hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ, 702 năm ngày mất Nhà sử học Lê Văn Hưu, chào mừng Ngày Giải phóng miền Nam 30/4 và Quốc tế Lao động 1/5, huyện Thiệu Hoá vừa tổ chức Liên hoan tiếng hát Giai điệu quê hương “Thiệu Hóa - Âm vang Trống đồng”.

Gấp rút chuẩn bị cho Tuần văn hóa thành phố Hội An – thành phố Thanh Hóa năm 2024

Gấp rút chuẩn bị cho Tuần văn hóa thành phố Hội An – thành phố Thanh Hóa năm 2024

20:12 , 25/04/2024

Kỷ niệm 63 năm kết nghĩa thành phố Thanh Hóa – thành phố Hội An, trong các ngày từ 26/4 đến ngày 1/5, Thành ủy và UBND Thành phố Thanh Hóa sẽ tổ chức “Tuần văn hóa thành phố Hội An - thành phố Thanh Hóa” năm 2024. Cho đến thời điểm này, công tác chuẩn bị cho sự kiện ý nghĩa đã cơ bản hoàn tất.

Huyện Thiệu Hóa tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống

Huyện Thiệu Hóa tăng cường quảng bá sản phẩm làng nghề đúc đồng truyền thống

20:02 , 25/04/2024

Trong khuôn khổ các hoạt động tại Lễ hội đền thờ Lê Văn Hưu năm 2024, huyện Thiệu Hóa tổ chức Hội chợ giới thiệu, quảng bá các sản phẩm Ocop, sản phẩm tiêu biểu, đặc trưng của huyện và các địa phương lân cận, các đơn vị, doanh nghiệp đóng trên địa bàn huyện. Trong đó, sản phẩm đúc đồng truyền thống của làng Chè, nay là làng Trà Đông, xã Thiệu Trung là một trong những sản phẩm chủ lực.

Nhiều hoạt động văn hóa chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước

Nhiều hoạt động văn hóa chào mừng các ngày lễ lớn của đất nước

14:00 , 25/04/2024

Trong tháng 4 này, Trung tâm Văn hóa – Điện ảnh Thanh Hóa đã và đang tổ chức nhiều hoạt động văn hóa ý nghĩa hướng đến kỷ niệm 49 năm giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, 70 năm chiến thắng Điện Biên Phủ và 134 năm ngày sinh Chủ tịch Hồ Chí Minh.