Vận tải Tết Nguyên đán thông thoáng, khách đi máy bay tăng gần 80%
Do ảnh hưởng của dịch COVID-19, nhu cầu đi lại của người dân trong dịp Tết Nguyên đán Nhâm Dần không cao. Các bến xe thông thoáng, lượng hành khách đi xe giảm nhiều so với mọi năm. Tuy nhiên, lượng khách đi bằng máy bay tăng gần 80% so với cùng kỳ năm ngoái.
Theo báo cáo của Bộ GTVT, tính đến hết ngày 2/2 (tức mùng 2 Tết), các bến xe đều thông thoáng, lượng xe xuất bến, lượng hành khách đi xe giảm nhiều so với mọi năm, không còn tình trạng chen lấn xô đẩy. Các doanh nghiệp vận tải có quầy vé riêng đã chủ động bán vé cho hành khách từ trước với nhiều hình thức như: Bán vé qua điện thoại trao vé tận nhà, mua qua mạng, mua tại nhiều đại lý bán vé; hành khách biết giờ xe xuất bến đã chủ động xuống bến để đi xe.
Lượng khách trên các tuyến cố định đều giảm mạnh từ 50% - 60%, cá biệt còn có một số tuyến không có khách (như Hà Giang, Vĩnh Phúc).
Về phụ thu giá cước, qua báo cáo của một số Sở GTVT, nhiều đơn vị kinh doanh vận tải hành khách theo tuyến cố định đã đến Sở GTVT, Cục Thuế, Sở Tài chính để nộp hồ sơ kê khai điều chỉnh tăng giá cước, phần lớn mức tăng giá không quá 40% đường ngắn, 60% đối với các tuyến đường dài. Tuy nhiên do lượng khách giảm mạnh nên nhiều xe không có khách.
Với đường sắt, khách đi tàu dịp Tết cũng giảm sâu. Tính từ 31/1 - 2/2, tổng số khách đi tàu chỉ đạt gần 31.000 khách, bằng 30,3% so với năm 2021.
Riêng vận tải bằng đường hàng không dịp Tết Nguyên đán năm nay ghi nhận nhiều tín hiệu tích cực.
Tổng sản lượng thông qua các cảng hàng không Việt Nam đạt hơn 5.100 lần hạ cất cánh, tăng 16,6%; hơn 559.000 hành khách, tăng 77,1%; 8.800 tấn hàng hóa, tăng 15,8% so với cùng thời điểm Tết Nguyên đán năm 2021.
Các hãng hàng không Việt Nam vận chuyển xấp xỉ 283.000 khách và 8.300 tấn hàng hóa, tăng tương ứng 70% về hành khách và 21% về hàng hóa so với cùng thời điểm Tết Nguyên đán năm 2021.
Vận tải thuỷ nội địa cũng tăng nhẹ sản lượng vận tải khách và hàng hoá so với cùng kỳ. Không có hiện tượng tăng giá cước vận tải hành khách tại các bến tàu.
Về tình hình tai nạn giao thông, theo báo cáo của Cục Cảnh sát giao thông (Bộ Công an) và Bộ GTVT, trong 3 ngày (từ 31/1 đến 2/2) toàn quốc xảy ra 60 vụ tai nạn giao thông, làm chết 36 người, bị thương 33 người. Con số này so với cùng kỳ Tết Nguyên đán Tân Sửu năm 2021 giảm 6 vụ, 7 người chết, 4 người bị thương.
Bộ GTVT cho biết, để đảm bảo nhu cầu đi lại của người dân an toàn, thông suốt, cơ quan này đã chỉ đạo các đơn vị quản lý đường bộ Trung ương và địa phương tăng cường phối hợp chặt chẽ với chính quyền địa phương, cảnh sát giao thông, thanh tra giao thông tổ chức giao thông trên các tuyến đường bộ và đường đô thị có mật độ giao thông cao.
Thanh tra giao thông đường bộ, đường thủy, đường sắt tiếp tục phối hợp chặt chẽ với lực lượng cảnh sát giao thông tăng cường kiểm tra, phát hiện xử lý hành vi vi phạm như: Chở quá số người quy định, xe quá tải; vi phạm các quy định về an toàn đường ngang đường sắt; đò ngang chở khách qua sông không bảo đảm an toàn, chở quá số người quy định...
Các cảng vụ hàng hải tăng cường công tác kiểm tra, giám sát, nhắc nhở tàu thuyền neo đậu đúng vị trí chỉ định, yêu cầu bố trí đủ định biên trực theo quy định, không cấp phép rời cảng cho các tàu trong trường hợp không đủ điều kiện an toàn; tham gia phối hợp bảo đảm luồng tàu biển thông thoáng và đủ điều kiện an toàn theo quy định; có phương án giải tỏa ách tắc luồng trong thời gian nhanh nhất khi có tình huống phát sinh.
Cảng vụ hàng không đã phối hợp với các cảng hàng không, an ninh hàng không, cơ quan không lưu và các cơ quan chức năng có liên quan để tăng cường công tác bảo đảm an toàn hoạt động bay, trật tự an ninh tại các cảng hàng không, sân bay.
Ủy ban An toàn giao thông quốc gia dự báo, do ảnh hưởng của COVID-19, nhu cầu sử dụng phương tiện cá nhân của người dân tăng cao, ùn tắc giao thông sẽ diễn biến phức tạp đặc biệt là các ngày cuối của kỳ nghỉ Tết Nguyên đán, trên các trục chính và các đầu mối giao thông quan trọng của Hà Nội và TPHCM.
Do đó, các cơ quan chức năng và địa phương cần tiếp tục triển khai quyết liệt các giải pháp trong công điện 1725/CĐ-TTg ngày 13/12/2021 của Thủ tướng Chính phủ về bảo đảm trật tự, an toàn giao thông dịp Tết Dương lịch, Tết Nguyên đán Nhâm Dần và Lễ hội xuân 2022, tuyệt đối không được xảy ra tình trạng lơ là, chủ quan, đặc biệt chú trọng tới các giải pháp thông tin truyền thông, phân luồng, giám sát, xử lý sự cố kịp thời để kéo giảm ùn tắc giao thông.
Theo Cổng TTĐT Chính phủ
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm
Tình trạng vi phạm biển báo hiệu giao thông
Biển báo hiệu giao thông và biển báo cấm có tác dụng điều tiết và hướng dẫn giao thông. Tuy nhiên, thực tế hiện nay, vẫn có nhiều người tham gia giao thông không chấp hành hiệu lệnh của biển báo, gây mất trật tự an toàn giao thông và làm tăng nguy cơ xảy ra tai nạn giao thông.
Từ 1/1/2025: học sinh sẽ được giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ
Chính phủ vừa ban hành Nghị định số 151 ngày 15/11/2024, quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành Luật Trật tự, an toàn giao thông đường bộ. Một trong những nội dung đáng chú ý tại Nghị định là quy định về nội dung giáo dục kiến thức pháp luật về trật tự, an toàn giao thông đường bộ trong các cơ sở giáo dục.
Đảm bảo nhu cầu rau phục vụ Tết
Nhằm đáp ứng nguồn cung rau cho người tiêu dùng trong dịp Tết Nguyên đán 2025, các hộ sản xuất, hợp tác xã trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa đã xuống giống các loại theo thời vụ. Đây được xem là vụ rau mang lại thu nhập khá lớn trong năm, do vậy, người dân đang tích cực chăm sóc.
Hoàn thành các công trình xử lý khẩn cấp về phòng thiên tai
Sau các đợt mưa bão năm 2024, trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá có 8 công trình thuộc diện xử lý khẩn cấp về phòng chống thiên tai đã được Trung ương và tỉnh đầu tư kinh phí tu bổ, sửa chữa. Ngay sau khi nguồn vốn được phê duyệt, các Ban quản lý dự án ở các địa phương đã tập trung nhân lực, giải phóng mặt bằng, đẩy nhanh tiến độ thi công. Đến nay, 8 công trình đều đã cơ bản hoàn thành các hạng mục chính.
Tăng cường đảm bảo an toàn vận tải Tết Nguyên đán Ất Tỵ
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ, trong đó yêu cầu kiểm soát chặt chẽ hoạt động vận tải hành khách dịp Tết.
Địa phương tự quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới
Theo Chỉ thị về việc tăng cường các biện pháp bảo đảm đón Tết Nguyên đán Ất Tỵ năm 2025 vui tươi, lành mạnh, an toàn, tiết kiệm do Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa ký ban hành, UBND các tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương căn cứ vào tình hình thực tiễn, điều kiện của địa phương quyết định việc tổ chức bắn pháo hoa chào mừng năm mới.
Ngày 21/12: Thanh Hóa trời rét, có mưa vài nơi
Theo thông tin từ Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 21/12, khu vực Thanh Hóa trời nhiều mây, có mưa, mưa rào rải rác và có nơi có giông.
Phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa khánh thành và bàn giao nhà ở cho 3 hộ nghèo
Phường Phú Sơn, thành phố Thanh Hóa vừa tổ chức lễ khánh thành và bàn giao nhà ở cho 3 hộ nghèo theo Chỉ thị 22 của Ban thường vụ Tỉnh ủy về cuộc vận động hỗ trợ xây dựng nhà ở cho hộ nghèo, hộ gia đình chính sách, hộ còn khó khăn về nhà ở trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa.
Vì cộng đồng không ma túy
Tối ngày 19/12, tại Quảng trường Lam Sơn, thành phố Thanh Hóa, UBND tỉnh Thanh Hóa phối hợp với Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công An, Công an tỉnh Thanh Hóa và Nhà hát kịch Việt Nam tổ chức chương trình “Vì cộng đồng không ma túy”. Tham dự chương trình có các đồng chí: Trung tướng Nguyễn Văn Viện - Cục trưởng Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an; Đầu Thanh Tùng, Phó Chủ tịch UBND tỉnh; Phó trưởng Ban Chỉ đạo 138 tỉnh; Thiếu tướng Trần Phú Hà, Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Giám đốc Công an tỉnh; Phó trưởng ban Thường trực Ban Chỉ đạo 138 tỉnh; lãnh đạo Cục Cảnh sát điều tra tội phạm về ma túy, Bộ Công an; lãnh đạo Cục Nghệ thuật biểu diễn, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch và đại diện các sở, ban, ngành cấp tỉnh cùng đông đảo người dân. Chương trình được truyền hình trực tiếp qua sóng truyền hình và các nền tảng số của Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hóa; đồng thời kết nối tín hiệu trực tuyến tới các địa phương trên toàn tỉnh.
Cảnh giác với văn bản giả mạo thương hiệu của Tập đoàn EVN
Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) vừa tiếp tục cảnh báo tới khách hàng tình trạng giả mạo EVN ra văn bản “Thông báo Ngừng cung cấp điện" nhằm đánh cắp thông tin và trục lợi gây thiệt hại cho khách hàng.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.