Vang vọng Chí Linh Sơn
Lang Chánh là huyện miền núi phía Tây của tỉnh Thanh Hóa. Nơi đây không chỉ sở hữu cảnh quan thiên nhiên hoang sơ với đỉnh Pù Rinh hùng vĩ cùng dòng thác Ma Hao tuyệt đẹp, mà còn là vùng đất thiêng huyền thoại, gắn liền với câu chuyện lịch sử hào hùng, bi tráng về nghĩa quân Lam Sơn và người anh hùng dân tộc Lê Lợi trong cuộc chiến đấu chống quân Minh xâm lược. Đây cũng là nơi quần cư, sinh sống của 3 dân tộc lớn: Thái, Mường và Kinh với những nét đẹp văn hóa riêng biệt. Chính nhờ những yếu tố nổi trội cả về thiên nhiên và con người, trong những năm qua, Lang Chánh đã và đang “chuyển mình” trở thành điểm du lịch hấp dẫn, thu hút nhiều du khách trong hành trình khám phá xứ Thanh.
Núi Chí Linh hay còn gọi là núi Pù Rinh với đỉnh cao nhất lên đến 1200m nằm "vắt" qua địa bàn hai huyện Lang Chánh và Thường Xuân của xứ Thanh. Không chỉ là dãy núi cao hùng vĩ, Chí Linh còn là một trong những căn cứ - gắn với những năm tháng gian khổ của khởi nghĩa Lam Sơn.

Sử sách ghi lại rằng: Cách đây hơn 600 năm, mùa xuân năm Mậu Tuất 1418, Lê Lợi dựng cờ khởi nghĩa chống giặc Minh xâm lược tại núi rừng Lam Sơn. Trên con đường đánh đuổi giặc Minh, nghĩa quân đã gặp muôn vàn khó khăn, đặc biệt trong giai đoạn đầu, nghĩa quân thường phải gánh chịu các trận càn quét của giặc Minh, bị tiêu hao rất lớn về lực lượng. Trước sự vây ráp và lùng sục ráo riết của quân Minh, Lê Lợi quyết định rút toàn bộ lực lượng từ đất Lam Sơn tiến sâu hơn nữa vào vùng núi Chí Linh. Trong một lần bị quân giặc vây ráp, Lê Lai đã đổi áo bào liều mình cứu chúa và hy sinh. Chính nhờ sự hy sinh anh dũng của Lê Lai, Lê Lợi và nghĩa quân được giải vây và tiếp tục chuẩn bị các điều kiện cần thiết để trường kỳ chiến đấu chống quân Minh.

Rừng núi Chí Linh với địa thế hiểm trở đã được Lê Lợi và nghĩa quân 3 lần rút lên nương náu. Trong thời gian này, nghĩa quân Lam Sơn đã được đồng bào dân tộc nơi đây che chở, đùm bọc, cùng đồng cam cộng khổ chiến đấu chống quân thù. Chí Linh - Lang Chánh trở thành biểu tượng cao đẹp của tinh thần chịu đựng hy sinh gian khổ, ý chí quyết tâm giải phóng dân tộc. Năm 1428, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn giành thắng lợi, chấm dứt ách đô hộ của giặc Minh, đất nước được giải phóng, dân tộc được độc lập. Trong khí thế oai hùng của ngày chiến thắng, Nguyễn Trãi thay mặt Lê Lợi soạn "Bình Ngô đại cáo" tổng kết cuộc chiến tranh, khẳng định chủ quyền dân tộc của một quốc gia đã có hàng nghìn năm lịch sử, trong đó có nhắc đến địa danh Linh Sơn.
"Khi Linh Sơn lương hết mấy tuần
Lúc khôi huyện quân không một đội"
Từ đó, có thể khẳng định. trong cuộc chiến tranh ấy, rừng núi, sông suối và con người Lang Chánh đã đóng góp một phần cực kỳ quan trọng để làm nên chiến thắng vĩ đại của dân tộc.
Trong hành trình 10 năm chống giặc Minh đầy gian khổ nhưng hiển hách của vua Lê Thái Tổ, thác Ma Hao và bản Năng Cát được xem là hai địa danh ghi dấu những bước chân đầu tiên của nghĩa quân cùng bao giai thoại lịch sử thú vị. Ngày nay, nơi đây đã trở thành điểm du lịch sinh thái cộng đồng hấp dẫn, không thể bỏ qua khi du khách về với Lang Chánh.

Nằm ẩn hiện giữa khung cảnh bao la hùng vĩ, dòng thác Ma Hao được ví như một người con gái đẹp ngủ quên giữa núi rừng xứ Thanh. Từ trên cao nhìn xuống, Ma Hao như một suối tóc dài bất tận của người thiếu nữ, là nét chấm phá cho màu xanh miên man nơi đại ngàn. Dòng thác cuồn cuộn đổ, va vào vách đá tung bọt trắng xóa tạo thành tiếng rì rầm, róc rách suốt đêm ngày, như tiếng thủ thỉ từ ngàn xưa vọng về… Chẳng ai biết Ma Hao có tự bao giờ, chỉ biết rằng, khi lớn lên đã thấy dòng thác sừng sững ở đó. Cuộc sống của người dân nơi đây, tự bao đời, dường như gắn liền với dòng thác mát trong này... Cách Ma Hao không xa, bản Năng Cát, xã Trí Nang là một bản du lịch cộng đồng bình yên và xinh đẹp, không chỉ đa dạng về sinh cảnh mà còn lưu giữ nhiều giá trị lịch sử, văn hóa của đồng bào người Thái. Hiện nay nhiều giá trị văn hóa đang được chính quyền và người dân nơi đây giữ gìn, phát huy, đem đến những trải nghiệm mới mẻ hấp dẫn cho du khách.

Những năm gần đây, cùng với sự đồng hành của Công ty Cổ phần Đầu tư và Phát triển Ma Hao, huyện Lang Chánh đã có thêm nhiều sản phẩm du lịch mới độc đáo, ấn tượng, một trong số đó là Lễ hội Chí Linh Sơn, sự kiện thường niên được tổ chức tại Khu di tích thác Ma Hao, bản Năng Cát, xã Trí Nang. Đầu tháng 4/2025 vừa qua, Lễ hội Chí Linh Sơn 2025 đã chính thức được khai mạc với chủ đề "Linh Sơn Mẫu Thượng Ngàn", nhằm kỷ niệm 607 năm khởi nghĩa Lam Sơn và 593 năm ngày mất của Anh hùng dân tộc Lê Lợi. Cùng với ý nghĩa tưởng nhớ công lao của Đức Thái Tổ Lê Lợi và các nghĩa sĩ Lam Sơn, Lễ hội Chí Linh Sơn còn nhằm tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu, đặc biệt là Mẫu Thượng Ngàn, bởi theo quan niệm dân gian, Mẫu Thượng Ngàn từng hóa thân thành bó đuốc dẫn đường cho nghĩa quân thoát khỏi vòng vây, trở về căn cứ an toàn. Đây vừa là niềm tin tâm linh, vừa là nét đẹp văn hóa phản ánh vai trò của phụ nữ trong đời sống tinh thần người Việt.

Ngay sau màn đánh trống khai hội, đại biểu và Nhân dân được thưởng thức chương trình nghệ thuật với chủ đề "Linh thiêng Mẫu thượng ngàn". Chương trình được kết nối bởi nhiều tiết mục nghệ thuật đặc sắc, tôn vinh tín ngưỡng thờ Mẫu thượng ngàn và tưởng nhớ công lao to lớn của anh hùng dân tộc Lê Lợi, Lê Lai và nghĩa quân Lam Sơn, Nhân dân các dân tộc huyện Lang Chánh trong cuộc chiến bảo vệ non sông, đất nước. Điểm nhấn của chương trình là vòng xòe Thái với sự tham gia của 300 người, thể hiện tinh thần đoàn kết cộng đồng và nét văn hóa đặc trưng của đồng bào nơi đây.
Ông Phạm Văn Hưng, Phó Giám đốc Trung tâm Văn hóa – Thể thao huyện Lang Chánh
Trong khuôn khổ các hoạt động chào mừng lễ hội năm nay, huyện Lang Chánh đã tổ chức chuỗi hoạt động văn hóa, nghệ thuật và thể thao phong phú; tổ chức các gian hàng trưng bày sản phẩm đặc sản địa phương… Trong đó, cuộc thi "Người đẹp Châu Lang" là điểm nhấn ấn tượng, nhằm tôn vinh giá trị và vẻ đẹp của nữ thanh niên các dân tộc Lang Chánh nói riêng, vẻ đẹp của mảnh đất, con người huyện Lang Chánh nói chung; cùng với đó, giáo dục cho thế hệ trẻ về truyền thống lịch sử, lòng tự hào về bản sắc văn hóa truyền thống, tinh thần đoàn kết cùng chung tay bảo tồn, gìn giữ và phát huy giá trị lịch sử văn hóa dân tộc. Cuộc thi đã góp phần không nhỏ trong việc quảng bá hình ảnh, tiềm năng, lợi thế địa phương, thu hút đầu tư nhằm phát triển du lịch thành ngành kinh tế mũi nhọn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội huyện Lang Chánh trong thời gian tới.

Em Lê Xuân Nhi, Giải nhất Hội thi Người đẹp Châu Lang năm 2025 chia sẻ: "Sinh ra trên quê hương Lang Chánh, em rất tự hào. Em mong muốn dùng mạng xã hội, nền tảng số để quảng bá văn hóa địa phương, đưa những hình ảnh của Lang Chánh đến gần hơn với du khách, lan tầm quốc tế".

Với những nỗ lực không ngừng nghỉ của chính quyền địa phương và các đơn vị đầu tư, tiềm năng du lịch của vùng đất Lang Chánh sơn thủy hữu tình, giàu giá trị văn hóa lịch sử sẽ tiếp tục được khai phá và phát triển mạnh mẽ, tạo động lực phát triển du lịch sinh thái và văn hóa tâm linh bền vững trên mảnh đất nơi miền tây xứ Thanh.

Những người “giữ lửa” văn hóa dân tộc Dao
Giữa nhịp sống hiện đại, vẫn có những con người lặng lẽ, bền bỉ giữ gìn nét đẹp văn hóa truyền thống của dân tộc mình, từ trang phục đến tiếng nói, chữ viết. Đó là cộng đồng người Dao tại huyện Cẩm Thủy, tỉnh Thanh Hóa. Họ đang góp phần làm nên sức sống mãnh liệt của một nền văn hóa đang đứng trước không ít thử thách.

Cả nước đón 10,5 triệu lượt khách trong dịp nghỉ lễ 30/4 và 1/5
Cục Du lịch Quốc gia (Bộ Văn hóa) cho biết, trong 5 ngày nghỉ lễ từ ngày 30/4 đến ngày 4/5, ngành Du lịch cả nước ước phục vụ khoảng 10,5 triệu lượt khách, tăng 31,2% so với cùng kỳ năm 2024, trong đó có khoảng 6,5 triệu lượt khách có lưu trú.

Thành Nhà Hồ - giữ gìn “bức thông điệp” văn hóa cho muôn đời
Thành nhà Hồ - công trình kiến trúc đá cổ, một kiệt tác thể hiện tài năng, trí tuệ siêu phàm của người Việt, chứa đựng biết bao điều bí ẩn và những huyền tích. Không chỉ là niềm tự hào của người dân xứ Thanh, Thành nhà Hồ còn là một trong những đại diện tiêu biểu cho bản sắc văn hóa và tinh hoa trí tuệ người Việt trên “bản đồ văn hóa” nhân loại. Để rồi, qua mỗi thế hệ, cùng với sự ngưỡng vọng và tinh thần ngợi ca, là câu chuyện về trách nhiệm gìn giữ, trao truyền di sản ấy cho muôn đời...

Huyện Hoằng Hóa tăng cường quảng bá du lịch qua các nền tảng số
Huyện Hoằng Hóa vừa đưa vào hoạt động website Du lịch Hoằng Hoá - Thanh Hoá tại địa chỉ https://dulichhoanghoa.vn đem lại nhiều tiện ích cho doanh nghiệp, người dân và du khách.

Thành phố Sầm Sơn đảm bảo an toàn cho du khách.
Đô thị du lịch biển Sầm Sơn, tỉnh Thanh Hoá hấp dẫn du khách không chỉ bởi bãi biển đẹp, cơ sở hạ tầng hiện đại, sản phẩm, dịch vụ đa dạng… mà còn bởi môi trường du lịch ngày càng an toàn, thân thiện. Cấp uỷ, chính quyền, các lực lượng chức năng đã và đang không ngừng nỗ lực vì một Sầm Sơn ngày càng đẹp hơn trong lòng du khách.

Chiều ngang qua phố
Có một mùa hạ rất xanh, trong lành nơi ánh mắt. Đó là những buổi chiều mùa hạ về ngang qua thành phố mà nắng chưa đủ gắt gỏng, và mưa cũng chẳng thể dữ dội, ồn ào… Mỗi con đường, góc phố nơi đây đều mang những nét đẹp rất riêng của chiều tháng 5 yên lành, dịu mát.

Tăng cường quản lý thị trường tại các khu du lịch biển
Thanh Hoá đang bước vào cao điểm mùa du lịch biển 2025, kéo theo đó là nhu cầu mua sắm, sử dụng các dịch vụ, hàng hoá tại các khu, điểm du lịch tăng cao. Nhằm tạo dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn, các ngành chức năng, các địa phương trên địa bàn tỉnh đang triển khai nhiều giải pháp tăng cường quản lý thị trường, bình ổn giá, ngăn chặn các hành vi chèo kéo, ép khách.

Các điểm đến tại thành phố thu hút đông đảo du khách dịp nghỉ lễ
Trong 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm du lịch, vui chơi giải trí tại Thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt là với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá thu hút đông đảo khách những ngày lễ
Ngoài các khu du lịch biển, sinh thái cộng đồng, văn hoá tâm linh và các khu vui chơi giải trí trên toàn tỉnh thì 4 ngày nghỉ lễ vừa qua, các điểm đến tại thành phố Thanh Hoá cũng khá nhộn nhịp và thu hút đông đảo người dân, du khách, đặc biệt với những người không có điều kiện đi du lịch xa.

Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đón hơn 10 nghìn khách đến tham quan
Theo thống kê, trong 3 ngày đầu của kỳ nghỉ lễ, từ 30/4 đến 2/5, Di sản thế giới Thành Nhà Hồ đã đón khoảng 10.000 lượt khách, trung bình mỗi ngày trên 3000 lượt, cao gấp đôi so với cùng kỳ năm ngoái.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.