Vật liệu xây dựng khan hiếm và tăng giá
Giá vật liệu xây dựng thông thường đến công trình tăng mạnh nhưng vẫn không có để mua. Đây là tình trạng chung đang xảy ra trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa trong thời gian từ sau Tết Nguyên đán đến nay. Vật liệu xây dựng khan hiếm là cơ hội cho một số chủ mỏ tăng giá, chèn ép người mua dẫn đến nguy cơ ảnh hưởng đến tiến độ triển khai các dự án đầu tư công và đời sống của nhân dân.
Tại một đơn vị khai thác, chế biến đá ở làng nghề đá Yên Lâm, huyện Yên Định. Hàng chục chiếc xe tải chờ xếp hàng đến lượt lấy đá.

Không có sẵn hàng nên mỗi khi đến lượt, lái xe phải đưa xe vào hứng đá đang xay từ băng chuyền máy nghiền xuống thùng xe. Thời gian này, để lấy được một chuyến đá, không phải là điều dễ dàng.

Anh Đỗ Văn Hùng, Lái xe mua vật liệu xây dựng
Anh Đỗ Văn Hùng, Lái xe mua vật liệu xây dựng cho biết: "Tôi đến xếp lốt từ 4h sáng để lấy đá mà còn phải chờ đợi lâu. Bây giờ để mua được một xe đá rất khó khăn".
Tại làng nghề đá Yên Lâm có 34 mỏ đá đang hoạt động, lượng đá xây dựng cung cấp ra thị trường chiếm khoảng gần 30% lượng đá xây dựng của tỉnh. Hiện tại, các mỏ đá đang duy trì hoạt động nhưng vẫn không đủ nguồn cung cho thị trường. Đá xay ra đến đâu hết đến đó.
Tình trạng khan hiếm vật liệu cũng xảy ra đối với đất san lấp và cát xây dựng. Việc đa số mỏ cát trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa dừng hoạt động đã khiến cho nguồn cung dừng đột ngột. Hiện chỉ còn một số mỏ hoạt động nhưng các đơn vị này cũng chỉ bán lượng cát còn lại trên bãi mà không khai thác mới do 100% tàu khai thác cát trên địa bàn tỉnh đều quá hạn đăng kiểm, không đủ điều kiện hoạt động.

Điều đáng nói là trước tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng, một số doanh nghiệp, chủ mỏ đã tăng giá bán. Có doanh nghiệp đã tăng giá bán cát tại mỏ lên 350 nghìn đồng/m3. Giá bán này chưa bao gồm thuế Giá trị gia tăng. Theo tìm hiểu của phóng viên, trước khi tăng, giá cát đơn vị này bán ra chỉ 200 nghìn đồng/1m3, tức là giá thời điểm này đã tăng 75%. Việc tăng giá như vậy là bất thường vì thời điểm hiện tại, giá cả các yếu tố đầu vào như giá xăng dầu, nhân công không tăng.
Tình trạng khan hiếm vật liệu cùng với giá cả tăng cao đã ảnh hưởng ngay đến việc triển khai thực hiện các dự án đầu tư trên địa bàn tỉnh.

Ông Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng Địa chất và Khoáng sản, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa
Ông Nguyễn Thế Hùng, Trưởng phòng Địa chất và Khoáng sản, Sở Nông nghiệp và Môi trường Thanh Hóa cho biết: "Nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh những năm qua tương đối nhiều, trong khi công suất các mỏ được cấp phép chưa đáp ứng được nhu cầu. Nguyên nhân là không phải mỏ nào cũng có thể nâng công suất được; thời gian qua, công tác mà dự báo về nhu cầu vật liệu xây dựng của các ngành chưa tốt dẫn đến có những vùng cần vật liệu nhưng không có mỏ".

Theo tìm hiểu của phóng viên Đài Phát thanh và Truyền hình Thanh Hoá, nguyên nhân chính của tình trạng khan hiếm vật liệu xây dựng là do có sự chênh lệch lớn giữa cung và cầu. Theo báo cáo của sở Nông nghiệp và môi trường Thanh Hóa, hiện tại toàn tỉnh có 327 mỏ khoáng sản, trong đó có 211 mỏ đá với tổng công suất 9,3 triệu m3/năm, 60 mỏ đất công suất 6,7 triệu m3/năm và 28 mỏ cát công suất 0,7 triệu m3/năm. Nhu cầu sử dụng vật liệu xây dựng phục vụ các dự án đầu tư công và các dự án lớn năm 2025 là 33,2 triệu m3 đất, 8,5 triệu m3 đá và 5,5 triệu m3 cát. Nhu cầu này chưa tính đến vật liệu phục vụ xây dựng các công trình dân dụng và khối lượng vật liệu xây dựng bán ra tỉnh ngoài.
Việc nguồn cung khoáng sản thiếu hụt so với nhu cầu của thị trường là chuyện bình thường. Thế nhưng, thiếu hụt dẫn đến khan hiếm và tăng giá đột biến lại là bất thường, gây ảnh hưởng tiêu cực đến xã hội. Giải quyết bài toán cung cầu không phải là câu chuyện một sớm một chiều. Vì vậy, rất cần có những biện pháp chỉ đạo kịp thời của các ngành, đơn vị liên quan để giải quyết tình trạng khan hiếm và tăng giá đang xảy ra hiện nay.

Thanh Hóa sắp đón 24 bến cảng, với gần 22.000 tỷ đồng
Thanh Hóa đang tiến gần hơn tới mục tiêu trở thành trung tâm kinh tế biển của khu vực phía Bắc, khi Bộ Xây dựng vừa phê duyệt Quy hoạch chi tiết phát triển vùng đất, vùng nước cảng biển Thanh Hóa thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050. Quy hoạch này tạo nền tảng quan trọng để phát triển hạ tầng logistics và đẩy mạnh thương mại hàng hải cho toàn vùng.

GDP 6 tháng cuối năm phải tăng 8,42%
Theo tính toán của Cục Thống kê - Bộ Tài chính, tổng sản phẩm trong nước (GDP) 6 tháng cuối năm phải đạt 8,42% thì mục tiêu tăng trưởng 8% trong năm nay mới đạt được.

Mặt bằng lãi suất cho vay tiếp tục giảm
Lãi suất cho vay trung bình hiện chỉ còn 6,29%/năm, giảm 0,64% so với cuối năm 2024. Điều này đang mở thêm cơ hội vay vốn với lãi suất thấp cho người dân và doanh nghiệp.

Thu gần 100.000 tỷ đồng thuế từ thương mại điện tử
Trong 6 tháng đầu năm 2025, thu thuế từ các hoạt động kinh doanh thương mại điện tử và kinh tế số tăng gần 60% so với cùng kỳ năm 2024.

Tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công
Tiến độ giải ngân vốn đầu tư công nguồn ngân sách Nhà nước đã có những chuyển biến tích cực trong 6 tháng đầu năm 2025. Lũy kế giải ngân đến hết ngày 30/6 ước đạt 268.000 tỷ đồng và bằng 32,5% kế hoạch Thủ tướng Chính phủ giao.

Các doanh nghiệp Việt Nam ứng phó với biến động thương mại
Chiến lược đa thị trường, đa sản phẩm kết hợp với tăng năng suất nội lực đang là hướng đi giúp các doanh nghiệp của Việt Nam vượt qua áp lực, nhằm ứng phó với biến động thương mại và hướng tới tăng trưởng bền vững.

Chính phủ yêu cầu ngân hàng nghiên cứu giảm lãi vay
Ngành ngân hàng cần nghiên cứu các giải pháp nhằm tiếp tục giảm lãi vay. Đây là yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính trong Công điện 104 về tăng cường hiệu quả điều hành chính sách tiền tệ, chính sách tài khóa.

Dự báo tăng trưởng kinh tế cả năm đạt mục tiêu 8%
Theo nhận định của Cục Thống kê, Bộ Tài chính, mặc dù vẫn đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhưng nền kinh tế Việt Nam vẫn có nhiều triển vọng cải thiện tốc độ tăng trưởng, hướng tới đạt mục tiêu tăng trưởng trên 8% trong năm 2025.

Nuôi tôm ứng dụng công nghệ cao, tăng giá trị nuôi trồng thủy sản
Trong nuôi trồng thủy sản, tôm là con nuôi có giá trị hàng hóa lớn, mang lại thu nhập cao. Để giảm thiểu các rủi ro, các hộ nuôi tôm ở Thanh Hóa đã đầu tư nuôi tôm thâm canh ứng dụng công nghệ cao, nhằm quản lý, kiểm soát tốt các yếu tố môi trường, dịch bệnh và nâng cao năng suất, sản lượng tôm.

Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7
Nhằm tạo hiệu ứng lan tỏa và huy động sự tham gia đồng bộ, thống nhất từ các địa phương, Bộ Y tế sẽ triển khai Tuần lễ cao điểm truyền thông phòng, chống đuối nước từ ngày 20 - 26/7.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.