VCCI thúc đẩy kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển
Với vai trò là đại diện của cộng đồng doanh nghiệp, thời gian qua, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam Chi nhánh Thanh Hóa – Ninh Bình đã có nhiều giải pháp nhằm thúc đẩy kết nối và hỗ trợ doanh nghiệp phát triển.
Mới đây, Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Thanh Hoá - Ninh Bình phối hợp với UBND thị xã Bỉm Sơn tổ chức khóa đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp trên địa bàn thị xã. Tham gia khóa đào tạo, gần 60 chủ doanh nghiệp trên địa bàn bàn thị xã Bỉm Sơn được các giảng viên, chuyên gia kinh tế hướng dẫn, truyền đạt nhiều nội dung cốt lõi về các quy định, chính sách, các chuyên đề quản trị kinh doanh trong xu thế cách mạng công nghiệp 4.0. Thông qua lớp bồi dưỡng, các doanh nghiệp có nhiều cơ hội trao đổi, thảo luận, chia sẻ những kinh nghiệm, cách làm hay, những giải pháp, kiến thức thực tiễn trong điều hành doanh nghiệp để hỗ trợ nhau cùng phát triển.

Bà Bùi Thị Thu Hương, Giám đốc Công ty Thương mại THAT, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Bà Bùi Thị Thu Hương, Giám đốc Công ty Thương mại THAT, Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Chúng tôi thấy rất ý nghĩa, trong thời buổi 4.0 chúng tôi các doanh nghiệp hội viên không chỉ các chủ doanh nghiệp mà các thành viên, như công ty tôi có cả kế toán nhân viên tham gia lớp này, mặc dù kinh tế khó khăn nhưng rất may mắn VCCI tổ chức những lớp này để chúng tôi có thêm cơ hội, thêm kiến thức theo hướng hiện nay…".
Được biết, một trong những điểm mạnh của VCCI Thanh Hóa – Ninh Bình thời gian qua chính là thu hút doanh nghiệp sự tham của các doanh nghiệp; hỗ trợ các doanh nghiệp về nhiều mặt. Cụ thể là doanh nghiệp có cơ hội giao dịch với bạn hàng trong và ngoài nước, tư vấn về pháp lý và các vấn đề liên quan đến hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp. Cùng với đó, doanh nghiệp sẽ được tham gia các hội chợ triển lãm, hội nghị, kết nối giao thương và xúc tiến thương mại nhằm thúc đẩy kết nối và phát triển doanh nghiệp.

Tại hội nghị kết nối giao thương và xúc tiến thương mại tại thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa do Liên đoàn Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình tổ chức vừa qua đã có 24 doanh nghiệp của hai tỉnh đã ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác phát triển sản xuất, kinh doanh. Ngoài ra, nhiều doanh nghiệp đã kết nối được với các đối tác, bạn hàng hoạt động trong những lĩnh vực tương đồng hoặc có nhu cầu mở rộng ngành nghề, cùng hợp tác, liên kết phát triển thị trường tiêu thụ sản phẩm, dịch vụ.


Ông Lê Xuân Thơm, Giám đốc Công ty TNHH Hải Đăng, tỉnh Khánh Hòa
Ông Lê Xuân Thơm, Giám đốc Công ty TNHH Hải Đăng, tỉnh Khánh Hòa cho biết thêm: "Đây là cơ hội rất tốt để các doanh nghiệp trao đổi thông tin, hiểu biết nhiều hơn đặc sản vùng miền, thế mạnh của nhau. Đây là cơ hội tốt cho chúng tôi để có thể cùng một lúc gặp được nhiều doanh nghiệp, có nhiều lĩnh vực kinh doanh rất đa dạng".
Tham gia hoạt động kết nối giao thương, các doanh nghiệp tỉnh Thanh Hóa và tỉnh Khánh Hòa cũng như các tỉnh lân cận đã trưng bày, quảng bá, giới thiệu nhiều sản phẩm công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp nông thôn, sản phẩm nông nghiệp, thực phẩm đặc trưng, tiêu biểu của mỗi địa phương. Đây là cơ hội để các doanh nghiệp sản xuất và nhà phân phối gặp gỡ, trao đổi thông tin, tìm hiểu nhu cầu, phương thức cung ứng, tìm kiếm đối tác kinh doanh, chia sẻ kinh nghiệm. Qua đó, tăng cơ hội giao lưu hợp tác, hỗ trợ nhau cùng phát triển.


Bà Cao Thị Thúy, Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Thanh, tỉnh Thanh Hóa
Bà Cao Thị Thúy, Công ty Cổ phần Đầu tư Việt Thanh, tỉnh Thanh Hóa cho biết thêm: "Các doanh nghiệp trẻ như chúng tôi có cơ hội được kết nối giao thương, học hỏi kinh nghiệm từ các doanh nghiệp tỉnh bạn. Chúng tôi đánh giá chương trình rất ý nghĩa thiết thực, giúp doanh nghiệp có cơ hội phát triển hơn, có cơ hội quảng bá dịch vụ, sản phẩm vùng miền, sản phẩm có giá trị cao".
Trong năm 2024, Liên đoàn thương mại và công nghiệp Việt Nam chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình đã thường xuyên phối hợp với các địa phương, các hiệp hội tổ chức các buổi đào tạo bồi dưỡng kiến thức về quản trị doanh nghiệp; Hội nghị đối thoại về chính sách, thủ tục hành chính Thuế - Hải Quan năm 2024;hội nghị kết nối giao thương với các tỉnh, thành phố trong nước…qua đó trang bị thêm cho doanh nghiệp nhiều kiến thức về khởi sự doanh nghiệp, tiếp cận thị trường và tìm kiếm thêm cơ hội phát triển sản xuất kinh doanh.


Ông Trịnh Quốc Đạt, Phó chủ tịch UBND Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa
Ông Trịnh Quốc Đạt, Phó chủ tịch UBND Thị xã Bỉm Sơn, tỉnh Thanh Hóa cho biết: "Bỉm Sơn trong thời gian qua luôn phối hợp với các sở ban ngành và VCCI Thanh Hóa tổ chức các lớp tập huấn nâng cao kỹ năng kiến thức nhất là quản trị doanh nghiệp, chính vì thế mà doanh nghiệp thị xã luôn đồng hành để vừa giải quyết công ăn việc làm, điều hành doanh nghiệp rất là tốt".

Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc VCCI Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình
Ông Đỗ Đình Hiệu, Giám đốc VCCI Chi nhánh Thanh Hóa - Ninh Bình cho biết thêm: "Với vai trò của VCCI chúng tôi tiếp tục tạo ra sân chơi, tạo ra cơ hội để các doanh nghiệp tham gia xúc tiến đầu tư, thương mại. Qua các cuộc xúc tiến, các doanh nghiệp có thể tìm kiếm được nhiều cơ hội hơn, từ đó có khả năng giao thương, kết nối, phân phối hàng hóa, tạo động lực cho nền sản xuất phát triển và đem lại hiệu quả sản xuất của doanh nghiệp cao hơn".
Nhờ những hoạt động thiết thực, hiệu quả, đến nay số lượng hội viên VCCI Thanh Hóa - Ninh Bình đã tăng lên hơn 1.000 hội viên chính thức bao gồm các hiệp hội doanh nghiệp, doanh nghiệp thuộc mọi thành phần kinh tế, lĩnh vực và quy mô. Những kết quả mà Liên đoàn Thương mại và Công Nghiệp Thanh Hóa - Ninh Bình đạt được trong thời gian qua không chỉ góp phần quan trọng vào việc thúc đẩy kinh tế, xã hội của địa phương phát triển mà còn khẳng định vai trò tiên phong trong việc xây dựng và phát triển cộng đồng doanh nghiệp trong thời kỳ hội nhập và phát triển.

Thanh Hóa có 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện
Hiện nay, tại các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa đã phát triển được 1.670 ô, lồng nuôi cá trên các lòng hồ thủy lợi, thủy điện với tổng thể lồng nuôi 72.700m3. Các loại cá nuôi như: cá trắm, cá chép, cá lăng đen, lăng hoa, cá diêu hồng cho năng suất đạt từ 15 đến 20 kg/m3 lồng, sản lượng hàng năm đạt 1.300 tấn.

Vốn tín dụng chính sách góp phần giải quyết việc làm tại Vĩnh Lộc
Gần 430 tỷ đồng là dư nợ các chương trình tín dụng chính sách xã hội đang được triển khai trên địa bàn huyện Vĩnh Lộc. Từ nguồn vốn vay với lãi suất ưu đãi này đã tạo điều kiện cho hàng nghìn hộ nghèo, và các đối tượng chính sách trên địa bàn huyện có cơ hội khởi nghiệp, tạo việc làm, đầu tư mở rộng sản xuất kinh doanh, nâng cao thu nhập.

Hỗ trợ tài chính, tín dụng cho khu vực kinh tế tư nhân
Hàng loạt các chính sách hỗ trợ tài chính tín dụng, đất đai, thuế…sẽ được triển khai nhằm thúc đẩy khu vực kinh tế tư nhân phát triển bứt phá. Đây là nội dung trọng tâm của Nghị quyết 198 về một số cơ chế, chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân vừa được Quốc hội thông qua.

Không để xảy ra sai phạm trong triển khai các dự án đầu tư bằng nguồn vốn ngân sách
Huyện Nông Cống đang được giao thực hiện 10 dự án đầu tư từ nguồn vốn ngân sách. Trong quá trình thực hiện các dự án này, với tư cách là đại diện chủ đầu tư, Ban quản lý dự án Đầu tư xây dựng huyện đã tập trung đôn đốc, đẩy nhanh tiến độ thi công, tăng cường giám sát chất lượng, đảm bảo các dự án được thực hiện đúng quy định, hạn chế tối đa những thiếu sót có thể dẫn đến sai phạm.

Doanh thu bán lẻ hàng hoá dịch vụ tháng 5/2025 ước đạt 17.000 tỷ đồng
Theo Sở Công thương, tháng 5/2025, tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá ước đạt 17.000 tỉ đồng, tăng 5,71% so với cùng kỳ năm 2024.

Lãi suất vay mua nhà ở xã hội giảm còn 6,1%/năm
Từ tháng 7/2023 đến nay, Ngân hàng Nhà nước đã thực hiện 5 lần điều chỉnh giảm lãi vay gói tín dụng mua nhà ở xã hội. Lãi vay đã giảm hơn 2% trong khoảng 2 năm qua, xuống ngưỡng 6,1%/năm.

Bộ Công Thương sửa đổi Thông tư số 30 về kinh doanh xuất khẩu gạo
Bộ Công Thương đang xây dựng Dự thảo Thông tư sửa đổi, bổ sung Thông tư số 30 ngày 1/10/2018 về xuất khẩu gạo. Mục tiêu là hoàn thiện cơ sở pháp lý, nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước trong kinh doanh xuất khẩu gạo; khắc phục những tồn tại, khó khăn vướng mắc trong thực tế triển khai.

DDCI Thanh Hóa - Thúc đẩy cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh
Chỉ số năng lực cạnh tranh các sở, ban, ngành cấp tỉnh và UBND cấp huyện tỉnh Thanh Hóa (gọi tắt là DDCI) là thước đo đánh giá, thúc đẩy tinh thần chủ động cải cách, nâng cao chất lượng đồng hành, hỗ trợ doanh nghiệp. Qua 4 năm triển khai đánh giá DDCI Thanh Hóa đã cho thấy những chuyển biến tích cực, góp phần cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh và thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của tỉnh.

Xuất khẩu Thanh Hoá vượt mốc 2,8 tỷ USD
5 tháng năm 2025, giá trị xuất khẩu của Thanh Hóa ước đạt hơn 2,8 tỷ USD, tăng 23,8% so với cùng kỳ và đạt 35,5% kế hoạch năm. Trong đó, xuất khẩu chính ngạch chiếm tỷ trọng chủ yếu.

Mở rộng hợp tác quốc tế đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao
Để tạo đột phá trong phát triển nguồn nhân lực, đặc biệt là nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ cho sự phát triển của tỉnh, thời gian qua các cơ sở giáo dục đại học và giáo dục nghề nghiệp tại Thanh Hóa đã tăng cường các hoạt động liên kết, hợp tác quốc tế. Nhờ đó đã nắm bắt kịp thời những thay đổi, phát triển của thế giới, mở ra cơ hội để học sinh, sinh viên hòa nhập tốt với thị trường lao động quốc tế.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.