Vẽ tranh Phòng chống tác hại của thuốc lá: Lan tỏa những điều tốt đẹp cho cộng đồng
Cuộc thi vẽ tranh cổ động về phòng chống tác hại thuốc lá là một trong những hoạt động quan trọng, tiếp nối, đồng hành cùng chuỗi các truyền thông rộng rãi trên toàn quốc hiện nay nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá cũng như việc hút thuốc lá thụ động.
Theo nghiên cứu của Tổ chức Y tế thế giới (WHO), mỗi năm trên thế giới có khoảng 7 triệu người tử vong do các căn bệnh liên quan đến sử dụng thuốc lá. Các nghiên cứu về thuốc lá đã đưa ra con số “giật mình”, trong một điếu thuốc bé nhỏ chưa bằng ngón tay, nhưng chứa tới 7.000 chất độc hại. Việc sử dụng thuốc lá là một trong những nguyên nhân chính gây ra các bệnh tim mạch, trong đó có bệnh nguy hiểm như đột quỵ. Thuốc lá trở thành “kẻ” giết người đứng thứ 2 thế giới sau bệnh tim.
Tại Việt Nam, tỷ lệ hút thuốc của nam giới là 45,3%, nghĩa là cứ 10 ngươi nam thì có đến 4-5 ngời hút thuốc lá. Hàng năm có trên 40.000 người Việt Nam tử vong do các bệnh liên quan đến thuốc lá.
Trong những năm qua, Việt Nam đã triển khai nhiều biện pháp để ngăn chặn tình trạng hút thuốc lá. Cụ thể, từ năm 2014 đến nay Quỹ Phòng, chống tác hại thuốc lá đã hỗ trợ các tỉnh, thành phố tổ chức gần 8.000 buổi truyền thông trực tiếp về tác hại của thuốc lá và quy định pháp luật về PCTH thuốc lá, hơn 1.000 buổi truyền thông lưu động tại cộng đồng với hệ thống loa tuyên truyền, truyền thông lưu động tại xã phường, làng bản, nói chuyện chuyên đề tại các cơ sở y tế.
Rất nhiều hình thức truyền thông đa dạng như: sân khấu hoá, phát tờ rơi, hò vè, đóng kịch tương tác đã được thực hiện. Gần 13.000 bản tin, toạ đàm, chương trình khoa giáo, phóng sự được phát trên đài phát thanh truyền hình tỉnh. Đặc biệt, Quỹ đã định hướng để các tỉnh, thành phố phát huy tối đa hiệu quả của hệ thống loa phát thanh xã, phường – một hình thức truyền thông thiết thực và gần nhất với người dân.
![]() |
Với 111.833 lần phát sóng thông điệp truyền thông trên loa xã phường, hoạt động truyền thông qua hình thức này đang đóng góp vai trò quan trọng trong việc cung cấp thông tin hằng ngày cho người dân về tác hại của thuốc lá, các chính sách, pháp luật về PCTH thuốc lá.
Phó giáo sư, tiến sĩ Lương Ngọc Khuê, Cục trưởng Cục Quản lý Khám chữa bệnh, Giám đốc Quỹ Phòng, chống tác hại của thuốc lá cho biết, với sự tham gia của các bộ ngành, tỉnh, thành phố, tổ chức công tác xây dựng môi trường không khói thuốc ngày càng nhân rộng, nhận thức về tác hại của thuốc lá, hút thuốc thụ động được nâng cao và duy trì.
Trong bối cảnh đó, cuộc thi vẽ tranh cổ động về phòng chống tác hại thuốc lá là một trong những hoạt động quan trọng, tiếp nối, đồng hành cùng chuỗi các truyền thông rộng rãi trên toàn quốc hiện nay nhằm nâng cao nhận thức của người dân về tác hại của thuốc lá cũng như việc hút thuốc lá thụ động.
Cuộc thi là cơ hội để các họa sĩ chuyên nghiệp lẫn họa sĩ không chuyên, công dân Việt Nam, người Việt Nam định cư nước ngoài được thỏa sức sáng tạo, bày tỏ tiếng nói và mong muốn được sống và học tập trong môi trường trong lành, không có khói thuốc lá, đồng thời giúp xã hội nhận thức đầy đủ hơn vai trò của mình trong việc góp phần xây dựng môi trường sống trong lành, không khói thuốc lá tại gia đình, nơi học tập và tại nơi công cộng.
Cuộc thi bắt đầu nhận tranh dự thi từ ngày 10/3 đến hết ngày 4/5/2019. Tác phẩm dự thi không vi phạm các quy định của văn bản pháp luật trong lĩnh vực Mỹ thuật, là những sáng tác chưa gửi tham gia cuộc thi khác, chưa phổ biến dưới bất cứ hình thức nào. Tranh cổ động không hạn chế về chất liệu, màu sắc, hình thức thể hiện.
Các tác phẩm dự thi không trả lại tác giả, ban tổ chức được quyền sử dụng các tác phẩm dự thi để trưng bày triển lãm để phục vụ các hoạt động tuyên truyền trên toàn quốc dưới mọi hình thức, trong các dịp lễ, kỷ niệm...
Cơ cấu giải thưởng: Giải Nhất 15 triệu đồng, 2 giải Nhì, mỗi giải 13 triệu đồng; 3 giải Ba mỗi giải 12 triệu đồng; 7 giải Khuyến khích, mỗi giải 8 triệu đồng và 1 giải phong trào 15 triệu đồng cho đơn vị vận động được nhiều tác giả, nhiều tác phẩm có chất lượng tốt tham gia dự thi.
Nơi nhận tác phẩm dự thi : Văn phòng Trung ương Hội Mỹ thuật Việt Nam, Số 51, Trần
Hưng Đạo, Hà Nội, Họa sỹ Phạm Thanh Hương, Chuyên viên VP Hội Mỹ thuật Việt Nam
(Phòng phát tạp chí), ĐTDĐ: 0903468122 Hoặc Ban tổ chức cuộc thi, Nhà E1, Ngõ 67, Văn
Cao, Ba Đình, Hà Nội, Đ/c Bùi Tuấn Phương, Tổ thư ký cuộc thi: 0976.902.411.
Theo Dân trí
Bài viết cùng chuyên mục
Đọc thêm

Rừng Thông - Nơi in dấu chân Bác Hồ
Ngày 20/2/1947, Chủ tịch Hồ Chí Minh lần đầu tiên về thăm Thanh Hóa. 78 năm đã trôi qua, tình cảm, sự quan tâm và những lời chỉ dạy ân cần của Bác vẫn để lại dấu ấn sâu đậm, trở thành nguồn động lực mạnh mẽ để Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân trong tỉnh phấn đấu, nỗ lực, đạt được những thành tựu quan trọng trong sự nghiệp bảo vệ và xây dựng quê hương, đất nước.

Những cánh tay nối dài
Hòa trong dòng chảy của báo chí cách mạng, Tạp chí Văn nghệ xứ Thanh đã đi qua chặng đường 31 năm đầy tự hào, được đông đảo bạn đọc trong - ngoài tỉnh yêu mến và đánh giá cao, thậm chí vượt ra khỏi khuôn khổ của một tờ báo địa phương. Để có được tờ tạp chí Văn nghệ Xứ Thanh dày dặn về nội dung, đổi mới về chất lượng và hình thức như hôm nay, ngoài sự nỗ lực của Ban biên tập, còn có sự đóng góp quan trọng của đội ngũ cộng tác viên gồm những cây viết trong Hội Văn học nghệ thuật Thanh Hóa, những người yêu văn học nghệ thuật trong tỉnh và cả các nhà văn, nhà thơ, nhà báo… từ mọi miền Tổ quốc và ở nước ngoài.

Không gian xanh yên bình
Nằm cách thành phố Thanh Hóa khoảng 30km, vườn dâu rộng lớn của gia đình chị Thuỳ Dung, ở xã Thọ Ngọc, huyện Triệu Sơn, tỉnh Thanh Hóa là địa điểm check in vô cùng “hot” trong thời gian gần đây bởi không gian xanh với những bụi dâu chín mọng đang vào mùa thu hoạch.

Chờ đón Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng 2025 với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước
Lễ hội pháo hoa Quốc tế Đà Nẵng - DIFF 2025 sẽ diễn ra từ ngày 31/5 đến 12/7, với chủ đề “Đà Nẵng - Kỷ Nguyên Mới” với cuộc tranh tài của các đội đến từ 10 nước.

Độc đáo ngôi Nghè cổ Nguyệt Viên
Hiện nay trên địa bàn Thanh Hóa vẫn còn hàng chục ngôi Nghè cổ kính, có giá trị lịch sử và văn hóa. Trong đó, Nghè Nguyệt Viên ở Làng Nguyệt Viên phường Hoằng Quang, thành phố Thanh Hoá là một trong những ngôi Nghè cổ, có giá trị độc đáo về nghệ thuật kiến trúc, được bảo tồn, gìn giữ khá nguyên vẹn sau hơn 400 năm khởi dựng.

Tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát"
Tại xã Nhi Sơn, huyện Mường Lát, Trung tâm Văn hóa - Điện ảnh Thanh Hóa vừa mở lớp tập huấn "Sưu tầm, bảo tồn các làn điệu dân ca, dân vũ, nhạc cụ dân tộc Mông huyện Mường Lát" năm 2025.

Về làng cổ Tường Vân
Nằm bên dòng sông Cầu Chày, làng Tường Vân xã Định Thành, huyện Yên Định có lịch sử lập làng và phát triển cách đây hàng nghìn năm. Ngôi làng này cũng là quê hương của hai anh em Tiến sĩ họ Khương nổi danh trong lịch sử: Khương Công Phụ và Khương Công Phục.

Tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường
Trung tâm Văn hóa điện ảnh Thanh Hóa phối hợp với UBND huyện Thạch Thành vừa tổ chức 2 lớp tập huấn phục dựng, bảo tồn, phát triển văn hóa truyền thống dân tộc Mường và biên đạo, dàn dựng các tiết mục văn nghệ truyền thống phục vụ du lịch cộng đồng tại xã Thạch Lâm.

Sẵn sàng cho Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian năm 2025
Lễ hội Dâng trâu tế trời Đền Chín Gian tại xã Thanh Quân, huyện Như Xuân năm 2025 được tổ chức theo hình thức đại tế 5 năm 1 lần. Lễ hội diễn ra trong 2 ngày 21 và 22/2/2025 (tức ngày 24 và 25 tháng Giêng âm lịch) với các hoạt động văn hóa, văn nghệ, ẩm thực phong phú, đặc sắc của đồng bào các dân tộc Thái và Thổ. Hiện nay, huyện Như Xuân đang tích cực chuẩn bị mọi điều kiện để tổ chức lễ hội.

Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Ngày 17/2 (tức ngày 20 tháng Giêng năm Ất Tỵ), UBND thị trấn Nưa, huyện Triệu Sơn tổ chức Lễ hội rước kiệu truyền thống Đền Nưa - Am Tiên Xuân Ất Tỵ năm 2025.
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.