Về Xứ Thanh thăm miền Núi Đọ - Sông Chu
Nằm cách trung tâm thành phố Thanh Hóa hơn 10 km, Núi Đọ - Sông Chu từ lâu đã được biết đến là những địa danh nổi tiếng của vùng đất Thiệu Hóa. Nơi hợp lưu giữa dòng Mã giang và Chu giang, ấy là một trong những địa danh ghi dấu thời kì bình minh của loài người. Đối với những người yêu thích du lịch và khám phá văn hóa, lịch sử thì vùng đất này thực sự là điểm đến lý tưởng, không thể bỏ qua.
Trong tâm tưởng của mỗi người dân Thanh Hóa, bên cạnh dòng sông Mã oai hùng, ghi dấu bao chiến công, thì Sông Chu lại hiện lên thật hiền hòa, bình dị. Sông ôm ấp bên mình những làng quê trù phú với bãi mía, bờ dâu, ngô khoai biêng biếc, cùng sự chịu thương, chịu khó, cần cù lao động của cư dân qua bao thế hệ...
Và cứ thế xuôi theo con nước, sông Chu dừng chân nơi ngã ba Giàng, hợp lưu với dòng Mã giang trước khi ra biển lớn, gửi lại nơi đây tấm chân tình của người làng Cót mộc mạc, nặng nghĩa ân tình.
Nằm ở nơi giao nhau của sông Mã - sông Chu, núi Đọ là một trong những cảnh đẹp của "Bàn A thập cảnh" và cũng là di chỉ khảo cổ học thời đại đá cũ. Nhìn từ xa núi Đọ giống hình một con rùa khổng lồ, màu đen sẫm. Bởi vậy, sách Đại Nam nhất thống chí đã ví núi Đọ là "Linh quy hý thủy".
Tấm màn bí mật về nền văn minh của người Việt cổ đã ra đời và phát triển trải qua hàng chục vạn năm ở núi Đọ chỉ được sáng tỏ khi các nhà khảo cổ học trẻ tuổi Việt Nam cùng với giáo sư P.I.Boriskovski (Liên Xô cũ) tiến hành khảo cổ vào cuối năm 1960. Cũng từ đó đến nay, núi Đọ đã trải qua 4 lần nghiên cứu, thám sát, khai quật của các nhà khảo cổ trong và ngoài nước, tìm thấy khoảng 2.500 hiện vật bằng đá các loại. Dựa vào loại hình, kỹ thuật chế tác công cụ lao động bằng đá của người nguyên thủy, như: Hạch đá, mảnh tước, rìu tay... các nhà khảo cổ cho rằng người nguyên thủy tối cổ đã từng sinh sống ở núi Đọ, cách ngày nay khoảng 30 - 40 vạn năm.
Ngày nay, trên sườn phía Ðông và phía Tây Nam núi Ðọ, vẫn còn nhiều mảnh tước, mảnh ghè nằm rải rác. Việc phát hiện di chỉ núi Đọ của các nhà khảo cổ đã tạo nên tiếng vang lớn. Đồng thời cũng khẳng định Thanh Hóa là nơi xuất hiện và chứng kiến buổi bình minh của lịch sử dân tộc.
Mang trong mình bề dày trầm tích cùng dấu ấn văn hóa, lịch sử, Núi Đọ - Sông Chu với hình sông dáng núi trầm mặc mà nên thơ đã và đang là điểm đến tham quan, khám phá vô cùng hấp dẫn đối với du khách muôn phương.
Thúc đẩy trao đổi khách du lịch giữa các tỉnh Bắc Trung bộ với Lào Cai
Mới đây, tại thị xã Sa Pa, tỉnh Lào Cai, Hội Du lịch Lữ hành Thành phố Thanh Hóa, Chi hội Lữ hành tỉnh Nghệ An, Chi hội Lữ hành tỉnh Hà Tĩnh và Hiệp hội Du lịch tỉnh Lào Cai đã phối hợp tổ chức Hội nghị xúc tiến, quảng bá du lịch Lào Cai - Thanh Hóa - Nghệ An - Hà Tĩnh.
Tập kết ra Bắc - Cuộc chuyển quân lịch sử
Năm 1954, sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Hiệp định Genève về việc lập lại hòa bình ở Đông Dương được ký kết. Với tầm nhìn chiến lược, Chủ tịch Hồ Chí Minh và Trung ương Đảng đã quyết định: một mặt, phải tổ chức, bố trí lại lực lượng cán bộ ở miền Nam; mặt khác phải khẩn trương thực hiện việc chuyển quân, tập kết, đưa một số lượng lớn con em cán bộ, chiến sỹ và đồng bào miền Nam ra Bắc học tập để chuẩn bị lực lượng cho sự nghiệp cách mạng lâu dài. Thực tiễn cách mạng 70 năm qua của đất nước đã khẳng định: đây là một quyết định lịch sử mang tầm chiến lược, thể hiện sự sáng suốt, tài tình, tầm nhìn xa, trông rộng của Đảng và Bác Hồ.
Phát hành bộ tem chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
Nhằm góp phần tuyên truyền về ý nghĩa lịch sử to lớn của ngày Giải phóng Thủ đô, những thành tựu Hà Nội đã đạt được trong 70 năm qua, Bộ Thông tin và Truyền thông, Tổng công ty Bưu điện Việt Nam phát hành bộ tem "Chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô (10/10/1954 - 10/10/2024)".
Về thăm Đền Lê Hoàn – ngôi đền cổ bậc nhất xứ Thanh
Nằm ở trung tâm châu thổ sông Chu, huyện Thọ Xuân vốn là vùng đất giàu truyền thống cách mạng, là quê hương của nhiều anh hùng hào kiệt, trong đó có 2 vị vua đã sáng lập ra vương triều Tiền Lê và Hậu Lê - có vị trí, vai trò quan trọng trong lịch sử phong kiến Việt Nam. Trải qua bao biến cố, thăng trầm của lịch sử, mảnh đất này vẫn giữ được những nét đẹp văn hóa độc đáo, riêng biệt. Tọa lạc tại xã Xuân Lập, huyện Thọ Xuân, cách trung tâm thành phố Thanh Hoá khoảng 50km về phía Tây Bắc, đền thờ vua Lê Hoàn được biết đến là một trong những ngôi đền cổ bậc nhất xứ Thanh.
Bảo tồn và phát huy giá trị hát ru Mường Ngọc Lặc
Với lời ca trong sáng, thiết tha, chan chứa tình yêu thương, làn điệu hát ru của đồng bào dân tộc Mường trên địa bàn huyện Ngọc Lặc là loại hình văn nghệ dân gian độc đáo, là nét văn hóa truyền thống của người Mường còn được lưu giữ đến tận ngày nay. Những năm qua, Đảng bộ, chính quyền và Nhân dân huyện Ngọc Lặc đã tích cực triển khai nhiều giải pháp để bảo tồn và phát huy giá trị của nét văn hóa ấy.
Hội làng trên đất Mường Đủ
Mường Đủ (nay thuộc xã Thạch Bình, huyện Thạch Thành) vốn là một vùng đất rộng lớn nằm dọc theo con sông Bưởi. Đất Mường Đủ xưa kia chủ yếu là rừng rậm, trải qua thời gian, những người con dân tộc Mường nơi đây đã không ngừng mở mang, khai phá, tạo nên những xóm làng trù phú, đông vui, với những cánh đồng “chim bay mỏi giò, cò bay mỏi cánh”. Và cũng từ bao đời nay, người dân xã Thạch Bình vẫn luôn gìn giữ cho mình những nét văn hóa truyền thống của dân tộc Mường thông qua các lễ nghi, phong tục, sinh hoạt ngày lễ tết, hội làng…
Từ thiện
Từ thiện là hành động hỗ trợ, giúp đỡ người gặp khó khăn, xuất phát từ tấm lòng và tùy theo khả năng của mỗi người. Hoạt động từ thiện nhằm lan tỏa, nhân lên những việc làm, hành động tốt đẹp trong xã hội, bởi cho đi là nhận lại, với yêu thương đong đầy.
Phấn đấu đến năm 2030, 95% di tích quốc gia đặc biệt được tu bổ, tôn tạo
Chính phủ vừa trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội xem xét, cho ý kiến về chủ trương đầu tư Chương trình mục tiêu quốc gia về phát triển văn hóa giai đoạn 2025 – 2035.
9 tháng năm 2024, Việt Nam đón trên 12,7 triệu lượt khách quốc tế, vượt cả năm 2023
Thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch cho thấy, 9 tháng đầu năm 2024, tổng số khách quốc tế đến Việt Nam đạt hơn 12,7 triệu lượt, tăng 43% so với cùng kỳ năm trước và cao hơn con số của cả năm 2023.
Đón mây
Miền Tây xứ Thanh - Nơi có những vạt rừng xanh ngát miên man, đồi núi trập trùng, hệ sinh thái phong phú, cùng điệu xòe quyến rũ, điệu khặp da diết trữ tình của đồng bào và những cung đường tuyệt đẹp, đầy thách thức vươn tới chân mây…
Bình luận
Thông báo
Bạn đã gửi thành công.